I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2.Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức.
Vận dụng kiến thức liên quan—giải thích các hiện tượng thực tế.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:giáo dục ý thức rèn luyện cơ quan hô hấp đẻ có sức khoẻ học tập và lao động.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh 21.1--->21.3SGK phóng to. Bảng 21 SGK trang 69.
Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
+.Kiểm tra: 1,các cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
2,các giai đoạn của quá trình hô hấp?trình bày mối liên quan giữa các giai đoạn đó?
+Bài mới:Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diển ra như thế nào?--->Nội dung bài học hôm nay.
Tiết 22. Ngày soạn:06/11/2010. Võ Văn Chi HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP I/MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi. Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2.Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức. Vận dụng kiến thức liên quan—giải thích các hiện tượng thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ:giáo dục ý thức rèn luyện cơ quan hô hấp đẻ có sức khoẻ học tập và lao động. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh 21.1--->21.3SGK phóng to. Bảng 21 SGK trang 69. Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. +.Kiểm tra: 1,các cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? 2,các giai đoạn của quá trình hô hấp?trình bày mối liên quan giữa các giai đoạn đó? +Bài mới:Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diển ra như thế nào?--->Nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1.TÌM HIỂU SỰ THÔNG KHÍ Ở PHỔI. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Kết Luận Quan sát hình 21.1SGK trang 68. Vì sao xương sườn nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng lên và ngược lại? Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì? GV đánh giá kết quả của các nhóm và giảng giải thêm dựa vào tranh vẻ SGK trang 101. Các cơ lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào đểû tăng giảm thể tích lồng ngực? Dung tích phổi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? GV giúp HS hoàn thiện kiến thức—giảng giải thêm về một số thể tích và hỏi: Vì sao chúng ta phải thường xuyên tập hít thở sâu? HS tự nghiên cứu tranh-hình SGK trang 68 ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày đáp án-các nhóm nhận xét bổ sung. HS nghiên cứu hình 21.2 và đọc thông tin mục (em có biết) trang 71 SGK—trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày đáp án—>các nhóm nhận xét bổ sung. Rút ra kết luận. Kết luận 1 Sự trao đổi khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(hít vào thở ra) Các cơ liên sườn,cơ gian sườn.cơ hoành,cơ bụng,phối hợp với xương ức,xương sườn trong hoạt động hô hấp. Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính,tầm vóc,tình trạng sức khoẻ,luyện tập HOẠT ĐỘNG 2: SỰ TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ Ở TẾ BÀO GV nêu vấn đề:sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào thực hiện theo cơ chế nào? Gợi ý:nhận xét thành phần khí các bonic và oxy khi hít vào –thở ra. Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? GV đánh giá kết quả các nhóm—giảng giải--->cho HS nhận xét về thành phần không khí ở bảng 21 SGK—dùng tranh sự vận chuyển máu phân tích nồng độ oxy trong mao mạch thấp còn nồng độ cácbonic cao và ngược lại--->xảy ra hiện tượng khuếch tán. Giữa trao đổi khí ở tế bào và ở phổi ở đâu quan trọng hơn? HS nghiên cứu thông tin SGK trang 69,70 ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày đáp án---> các nhóm khác nhận xét bổ sung. Rút ra kết luận. H S theo dõi và tự hoàn thiện kiến thức . Rút ra kết luận. Kết luận 2 Ơû phổi: Oxy khuếch tán từ phế nang vào phổi,Các bonic khuếch tán từ máu vào phế nang.(do sự chênh lệch nồng độ oxy và các bonic) Ở tế bào: Oxy khuếch tán từ máu vào tế bào.các bonic khuyếch tán từ tế bào vào máu. IV/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Khoanh tròn đầu những câu có nội dung đúng nhất. 1.Sự thông khí ở phổi là do: a.Lồng ngực nâng lên hạ xuống, b.cử động hít vào thở ra. c.thay đổi thể tích lồng ngực. 2.Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do: a.Sự tiêu dùng oxy ở tế bào cơ thể. b.sự thay đổi nồng độ các chất khí. c.Sự chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến sự khuếch tán. D.cả abc. V/DẶN DÒ. Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. Vẻ hình 21.1 và 21.4 SGK trang 86,70. Hoàn thành các bài tập trang 55,56&57 vở bài tập sinh 8. Đọc em có biết trang 71 SGK. Nghiên cứu bài (VỆ SINH HÔ HẤP)theo nội dung bảng trang 58 vở bài tập sinh 8 HÃY ĐỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HÔ HẤP TRÁNH CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI BIỆN PHÁP TÁC DỤNG 1 2 3
Tài liệu đính kèm: