Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Tú Linh

Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Tú Linh

II. CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh mô hình về chủ đề vận động: mô hình xương người, xương thỏ

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Dụng cụ thí nghiệm, băng bó xương

- Bài giảng powerpoint, máy tính có kết nối intenet

2. Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài

- Sách, vở ghi chép

- Trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu của GV giao về nhà.

- Cơ co rồi lại dãn rất nhanh tạo chu kì co cơ.

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại làm cho bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.

- Khi kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh, tới dây li tâm, tới cơ và làm cơ co.

Hoạt động 2.7: Ý nghĩa của hoạt động co cơ

 

docx 120 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Tú Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2022
Ngày dạy: / / 2022
CHỦ ĐỀ: HỆ VẬN ĐỘNG
Thời gian thực hiện: Tiết 7- 12 (6 tiết)
Chủ đề bao gồm nội dung kiến thức thuộc các bài:
 Bài 7: Bộ xương
 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
 Bài 10: Hoạt động của cơ
 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ tuần hoàn
 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Dự kiến thời lượng cho các hoạt động
1. Tiết 7:
Hoạt động 1: Khởi động 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. các phần chính của bộ xương 
Hoạt động 2.2. các khớp xương
2. Tiết 8:
Hoạt động 2.3. cấu tạo của xương
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương
3. Tiết 9:
Hoạt động 2.6. tính chất của cơ
Hoạt động 2.7. ý nghĩa của hoạt động của cơ
4. Tiết 10.
Hoạt động 2.8. Tìm hiểu sự mỏi cơ
Hoạt động 2.9. Các hoạt động luyện tập để rèn luyện cơ
5. Tiết 11.
Hoạt động 2.10. Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú
Hoạt động 2.11. Các biện pháp vệ sinh hệ vận động
6. Tiết 12.
Hoạt động 2.12. Tìm hiểu nguyên nhân gãy xương
Hoạt động 2.13. Tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Hoạt động 3. Luyện tập 
Hoạt động 4. Vận dụng
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Trình bày được các phần chính, chức năng của bộ xương và cấu tạo chung của xương.
- Xác định được thành phần hóa học, tính chất của xương.
- Giải thích được sự to ra và dài ra của xương
- Giải thích được sự co cơ.
- Nêu được các nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp phòng tránh.
 - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp rèn luyện để bảo vệ hệ cơ xương.
- So sánh bộ xương của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo.
- Nêu được ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS.
- Nêu được các nguyên nhân dễ dẫn đến gãy xương, và biện pháp sơ cứu.
2. Năng lực 
a. Năng lực chung
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu:tự tìm hiểu thông tin sgk và intenet về hệ vận động
+ Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.
+ Năng lực tự quản lí trong khi hoạt động nhóm.
+ Năng lực thực hành
b. Năng lực chuyên biệt
Bảng mô tả năng lực có thể phát triển trong bài:
Năng lực chuyên biệt
Nội dung
1.Quan sát, phân tích, mô tả
- Mô tả các thành phần, chức năng của bộ xương và cấu tạo xương
- Xác định được vị trí của xương
- Mô tả cấu tạo của một xương dài.
- Mô tả cấu tạo của một bắp cơ.
- Mô tả được cơ co giúp xương cử động tạo sự vận động.
2.Phân loại
- Các loại khớp.
3.Giải thích
- Giải thích được sự to ra và dài ra của xương
- Giải thích sự co cơ
- Giải thích được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
4.Thí nghiệm
- Thiết kế thí nghiệm để xác định thành phần hóa học và tính chất của xương.
5.Vận dụng
- Nhận biết nguyên nhân gây mỏi cơ để đưa ra biện pháp phòng tránh.
- Nhận biết vai trò, tác hại và đưa ra các biện pháp bảo vệ hệ cơ xương.
- Thực hiện được các bước cơ bản sơ cứu và băng bó gãy xương
 c. Phẩm chất
+ Trung thực: trong việc quan sát, ghi nhận kết quả
+ Trách nhiệm: cùng nhóm hoàn thành BT được giao
- Nhân ái: Giúp đỡ, chia sẻ với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ hệ cơ, xương
 II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh mô hình về chủ đề vận động: mô hình xương người, xương thỏ
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Dụng cụ thí nghiệm, băng bó xương 
- Bài giảng powerpoint, máy tính có kết nối intenet
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài
- Sách, vở ghi chép
- Trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu của GV giao về nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC	
Tiết 9
Ngày dạy: / 10 / 2022
Hoạt động 2.6: Tính chất của cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát H 9.2 SGK (nếu có điều kiện GV biểu diễn thí nghiệm)
- Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm sự co cơ
+ Gập cẳng tay sát cánh tay.
- Nhận xét về sự thay đổi độ lớn của cơ bắp trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm phản xạ đầu gối, quan sát H 9.3 
- Giải thích cơ chế phản xạ sự co cơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- tổ chức cho HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Giáo viên tổ chức: các HS nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Giáo viên tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau, đánh giá 
+ Giáo viên xác nhận kiến thức rút ra kết luận
- GV giải thích về chu kì co cơ (nhịp co cơ).
- HS nghiên cứu thí nghiệm và trả lời câu hỏi :
- Nêu kết luận.
- HS đọc thông tin, làm động tác co cẳng tay sát cánh tay để thấy bắp cơ co ngắn lại, to ra về bề ngang.
- Giải thích dựa vào thông tin SGK, rút ra kết luận.
- HS làm phản xạ đầu gối (2 HS làm).
- Dựa vào H 9.3 để giải thích cơ chế phản xạ co cơ.
* Tiểu kết: 
- Tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn khi bị kích thích, cơ phản ứng lại bằng co cơ.
- Cơ co rồi lại dãn rất nhanh tạo chu kì co cơ.
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại làm cho bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.
- Khi kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh, tới dây li tâm, tới cơ và làm cơ co.
Hoạt động 2.7: Ý nghĩa của hoạt động co cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát H 9.4 và cho biết :
- Sự co cơ có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- tổ chức cho HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Giáo viên tổ chức: các HS nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GVnhận xét, giúp HS rút ra kết luận.
- HS quan sát H 9.4 SGK
- Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung và rút ra kết luận.
*Tiểu kết: 
- Cơ co giúp xương cử động để cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong sự vận động cơ thể luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cơ.
- HS làm bài tập trắc nghiệm :
Tiết 10
Ngày dạy: /10/2022
Hoạt động 2.8: Sự mỏi cơ
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân gây mỏi cơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
 GV yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi: 
- Nhóm 1,2: 
+ Hiện tượng biên độ co cơ giảm khi cơ làm việc quá sức đặt tên là gì ?
+Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ ?
- Nhóm 3,4: 
+Mỏi cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và học tập như thế nào?
+Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập đạt kết quả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- tổ chức cho HS thảo luận, suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Giáo viên tổ chức: các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
-Gv hỏi thêm: Khi mỏi cơ cần làm gì?
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GVnhận xét, giúp HS rút ra kết luận.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
+ Mỏi cơ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm.
- Liên hệ thực tế và rút ra kết luận.
* Tiểu kết:.
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn tới biên độ co cơ giảm=> ngừng.
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ
- Cung cấp oxi thiếu.
- Năng lượng thiếu.
- Axit lactic bị tích tụ trong cơ, đầu độc cơ.
2. Biện pháp chống mỏi cơ
- Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, kết hợp xoa bóp cơ sau khi hoạt động (chạy...) nên đi bộ từ từ đến khi bình thường.
- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức (khối lượng và nhịp co cơ thích hợp) đặc biệt tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Thường xuyên lao động, tập TDTT để tăng sức chịu đựng của cơ.
4.Hoạt động 2.9: Các hoạt động luyện tập để rèn luyện cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : 
Nhóm 1,2: Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Nhóm 3,4 : Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- tổ chức cho HS thảo luận, suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Giáo viên tổ chức: các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
-Gv hỏi thêm:
 Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
- Nên có phương pháp như thế nào để đạt hiệu quả?
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GVnhận xét, giúp HS rút ra kết luận.
- Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. Nêu được:
+ Khả năng co cơ phụ thuộc:
Thần kinh: sảng khoái, ý thức tốt.
Thể tích của bắp cơ: bắp cơ lớn dẫn tới co cơ mạnh. Lực co cơ
Khả năng dẻo dai, bền bỉ.
+ Hoạt động coi là luyện tập cơ: lao động, TDTT thường xuyên...
+ Lao động, TDTT ảnh hưởng đến các cơ quan...
- Rút ra kết luận.
* Tiểu kết: 
- Thường xuyên luyện tập TDTT và lao động hợp lí nhằm:
+ Tăng thể tích cơ (cơ phát triển)
+ Tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, làm tăng năng suất lao động.
+ Xương thêm cứng rắn, tăng năng lực hoạt động của các cơ quan; tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá... Làm cho tinh thần sảng khoái.
- Tập luyện vừa sức.
Tiết 11
Ngày dạy: /10/2022
Hoạt động 2.10: Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
MT: Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người.
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV chiếu tranh bộ xương người và tinh tinh, yêu cầu các nhóm quan sát từ H 11.1 đến 11.3 hoàn thành phiếu học tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- tổ chức cho HS thảo luận, suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
Giáo viên tổ chức: các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá, đưa ra đáp án.
- HS quan sát các tranh, so sánh.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập 
Câu 1: Trình bày các đặc điểm của bộ xương người
Thành phần của bộ xương
Đặc điểm
Hôp sọ
- Lớn
Lồi cằm xương mặt
- Phát triển
Cột sống
- Cong ở 4 chổ
Lồng ngực
- Nở sang 2 bên
Xương chậu
- Nở rộng
Xương đùi
- Phát triển và khỏe
Xương bàn chân
- Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm
Xương gót
- Lớn, phát triển về phía sau
- Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm hoàn để nêu được các đặc  ... iữa cơ thể và môi trường ngoài
+ Sự TĐC giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào ?
B1:GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
B2: GV hoàn chỉnh kiến thức
B3: Gv phân tích:
+ Vật vô sinh phân huỷ
+ Sinh vật: tồn tại, phát triển ¦ TĐC là đặc trưng cơ bản của sự sống .
- HS quan sát hình 31.1 cùng kiến thức đã học nêu được biểu hiện :
+ Lấy chất cần thiết vào cơ thể .
+ Phải có CO2 và chất cặn bã ra môi trường 
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân làm bài tập 
- Vài HS lên làm bài tập, lớp bổ sung
I. TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra
Hoạt động 2 : Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì ? 
+ Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu ?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào ?
- HS dựa vào hình 31.2, vận dụng kiến thức thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung 
- Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức .
- Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- HS trả lời, nêu được: 
+ Môi trường trao đổi
+ Sản phẩm trao đổi.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
- Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
- Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong
Hoạt động 3:Trình bày được mối liên quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
+ TĐC ở cấp độ cơ thể thực hiện như thế nào ?
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ?
+ Nếu quá trình TĐC ở 1 cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
+ Nếu TĐC ngừng thì cơ thể sẽ chết .
- HS dựa vào kiến thức ở mục 1 và 2 để trả lời :
- Gv yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa TĐC ở 2 cấp độ .
III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào.
 - TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường ngoài.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất.
ð TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
 Hoạt động 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Ở cấp độ cơ thể sự TĐC diễn ra như thế nào ?
-Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào ?
 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
-Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể ?
-Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào 
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Chuẩn bị trước bài 32 “Chuyển hoá” 
Ngày soạn: 8/1/2022
Ngày dạy: 10/1/2022 
 Tiết 35 BÀI 32: CHUYỂN HÓA
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
-Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống .
-Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và Q
 2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự xử lí thông tin giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học để trình bày ý tưởng của mình và hiểu ý người khác, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị bài học : 
1. Giáo viên
- Tranh phóng to hình 32.1 SGK .
2. Học sinh:
Phiếu học tập
III. Tiến trình bài học :
Hoạt động 1. Khởi động:
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể chỉ được cung cấp năng lượng mà không giải phóng năng lương?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 :Chuyển hoá vật chất và năng lượng :
B1: Gv giảng như phần £ SGK
+ Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào ?
+ Phân biệt TĐC với chuyển hoá vật chất và năng lượng ?
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? 
B2: GV sử dụng sơ đồ giảng như SGV
+ Trả lời câu hỏi mục Ñ tr.103 SGK
- HS quan sát hình 32-1 
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án .
- Gồm 2 quá trình: đồng hoá và dị hoá 
+ TĐC là hiện tượng trao đổi các chất giữa tế bào với mt trong
+ Chuyển hoá là sự biến đổi vật chất có tích luỹ và giải phóng Q
+ Co cơ sinh công, sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
- 1 HS lập bảng so sánh 
- 1 HS trình bày mối quan hệ .
- Lớp nhận xét bổ sung
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng :
- Chuyển hoá là quá trình biến đổi vật chất và Q ở tế bào
- TĐC là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và Q trong tế bào. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào.
- Mối QH: Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình đối lập, mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
 + Không có đồng hoá ¦ không có nguyên liệu cho dị hoá
 + Không có dị hoá ¦ không có Q cho hoạt động đồng hoá
- Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể .
Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản:
+ Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không ? tại sao ?
+ Em hiểu chuyển hoá cơ bản là gì ? ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản ?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời 
+ Có tiêu dùng cho hoạt động hô hấp, tim mạch, duy trì thân nhiệt 
II. Chuyển hoá cơ bản:
- Là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Ý nghĩa: Dùng để xác định tình trạng sức khoẻ, trạng thái bệnh lí .
Hoạt động 3 :Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
+ Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ?
- Gv làm rõ khái niệm điều hoà bằng thần kinh và thể dịch
- HS dựa vào thông tin nêu được các hình thức:
+ Sự điều khiển của hệ thần kinh .
+ Do các hoocmôn tuyến nội tiết .
- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung .
III. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
- Cơ thể thần kinh:
Ở não có các trung khu điều khiển sự TĐC.
- Cơ chế thể dịch: do các hoocmôn đổ vào máu.
Hoạt động 3: luyện tập
Câu 1: ghép các số 1, 2,3. ở cột A với các chữ cái a,b,c. ở cột B để câu trả lời đúng .
1. Đồng hoá 
2. Dị hoá .
3. Tiêu hoá 
4. Bài tiết .
a- Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu .
b- Tổng hợp chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng .
c- Thải các sản phẩm phân huỷ và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài .
d- Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng .
1-
Câu 2 : Chuyển hoá là gì ? chuyển hoá gồm các quá trình nào ?
Câu 3 : Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
-Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết
-Giải thích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết”
-Tìm thêm các phương pháp phòng chống nóng lạnh . 
Ngày soạn: 9/1/2022
Ngày dạy: 11/1/2022
Tiết 36 - BÀI 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh .
 2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự xử lí thông tin giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học để trình bày ý tưởng của mình và hiểu ý người khác, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 
Tư liệu về sự TĐC, thân nhiệt, tranh môi trường .
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động 1. Khởi động:
- Tại sao khi trẻ bị ốm người ta phải đo nhiệt độ?
- Nhiệt độ của người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Hoạt dộng 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Thân nhiệt
+ Thân nhiệt là gì ? 
+ Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
+ Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh ?
+ Tại sao khi sốt thân nhiệt lại tăng ?
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr.105, trả lời câu hỏi.
 Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt 
Hoạt động 2: Sự điều hoà thân nhiệt:
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt ?
+ Trả lời câu hỏi mục s tr.105 SGK
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi .
+ Em có kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt
- GV giảng như phần £
+ Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên ?
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế bức xạ nhiệt
Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
+ Trả lời câu hỏi mục s SGK tr.106
ð Vậy để phòng chống nóng lạnh có những biện pháp nào ?
+ Giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr. 106 kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
I. Thân nhiệt:
- Là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt:
1. Vai trò của da.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt .
+ Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể .
+ nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh 
+ Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
+ Mùa đông: giữ ấm chân, cổ ngực, không ngồi nơi hút gió
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng .
Hoạt động 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định ?
-Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh ?
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
- Hãy nêu phương pháp phòng chống nóng và rét ở gia đình em?
- Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để trồng nhiều cây xanh? Nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh ở địa phương em?
* Hướng dẫn học tập ở nhà: 
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết” 
- Chuẩn bị nội dung các bảng 35.1 - 35.6 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_2022_hoang_tu_l.docx