Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức:

- Nêu được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

- Xác định được vị trí con người trong tự nhiên

- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

+ Tự học: - Tự tìm hiểu kiến thức trong tài liệu về mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.

+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.

b. Năng lực đặc thù :

+ Năng lực khoa học: Tìm hiểu kiến thức về cơ thể người rất quan trọng trong đời sống hàng ngày giúp chúng ta biết cách rèn luyên và bảo vê cơ thể.

+ Năng lực thẩm mỹ: Vẽ sơ đồ tư duy

 

docx 156 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 9 / 2021
Ngày dạy : 6/9/2021
Tiết 1: Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Nêu được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học 
- Xác định được vị trí con người trong tự nhiên
- Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học 
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
+ Tự học: - Tự tìm hiểu kiến thức trong tài liệu về mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
b. Năng lực đặc thù : 
+ Năng lực khoa học: Tìm hiểu kiến thức về cơ thể người rất quan trọng trong đời sống hàng ngày giúp chúng ta biết cách rèn luyên và bảo vê cơ thể.
+ Năng lực thẩm mỹ: Vẽ sơ đồ tư duy
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tình yêu thiên nhiên, yêu thương con người.
- Chăm chỉ: Kiên trì trong quá trình tìm kiếm nội dung kiến thức trong tài liệu, hình ảnh, tích cực trong hoạt động nhóm, tích cực tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên : máy tính
2. Học sinh : Đọc trước bài. Xem lại kiến thức Sinh học lớp 7 về lớp Thú.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HOC:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 8.
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học
Tình huống: - Trên đường đi về nhà, bạn Nam không cẩn thân bị ngã xe, máu chảy ra rất nhiều, trong trường hợp này em cần lam gì để cầm máu cho bạn? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này?
HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
GV: Giới thiệu vào bài : Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu,  Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học à Bài mở đầu. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: I. Vị trí của con người trong tự nhiên 
a) Mục tiêu: - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành nội dung bài hoc
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chứcthực hiện:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí) để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1+2: 
Câu 1: Trong chương trình sinh lớp 7 các em đã học các ngành động vật nào ?
Câu 2: Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống tiến hóa cao nhất ?
- Nhóm 3+ 4:
Câu 3: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú?
Câu4: Vậy vị trí của con người đóng vai trò như thế nào trong thiên nhiên ?
Nhóm nhận nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức ở bài , thảo luận thống nhất ý kiến 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ trả lời câu hỏi của học sinh
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ cá nhân và nhóm
- Nhóm học sinh thảo luận, chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu, quan sát thống nhấ thoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên tổ chức: 
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cho các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- GV nhận xét
- GV thông báo thêm: Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
- Học sinh báo cáo trước lớp
- Các nhóm theo dõi sửa chữa (nếu cần)
- Học sinh ghi nhớ
- HS lắng nghe để trả lời
- HS nghiên cứu SGK trả lời được nội dung : Câu 1:ngành ĐV nguyên sinh, ngành thuộc khoang, Ngành giun dẹp, giun tròn, thân mềm, chân khớp, ngành động vật ỗng ương sống.
Câu 2: Lớp thú
Câu 3: Câu trả lời lệnh SGK Tr5
Câu 4: Đóng vai trò làm chủ thiên nhiên vì con người giữ vị trí quan trọng nhất trong thiên nhiên (cao nhất về mặt tiến hoá)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, tranh luận về các vấn đề trong nhiệm vụ học tập.
+ Giáo viên đánh giá các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm học tập của học sinh.
+ Giáo viên xác nhận kiến thức.
Từ nội dung trên rút ra kết luận :
Các nhóm học sinh tự đánh giá và đánh giá
Kết luận: I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
- Loài người thuộc lớp thú 
- Cơ thể người có cấu tạo chung giống động vật ở lớp Thú. Nhưng khác với động vật, con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động; bộ não phát triển hơn, có tư duy, tiếng nói, chữ viết,..
→ Con người ở trên bậc thang tiến hoá cao nhất và ngày càng bớt phụ thuộc vào thiên nhiên.
Hoạt động 2.2: II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
a) Mục tiêu: HS hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh đối với bản thân học sinh lớp 8 từ đó giúp hs có ý thức trong giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chứcthực hiện:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Y/C HS đọc thông tin mục II SGK và thực hiện lệnh (quan sát tranh H1-1, H1-2, H1-3)
+ Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội ?
+ Nhiệm vụ của môn học là gì ?
Nhóm nhận nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức ở bài , thảo luận thống nhất ý kiến 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ trả lời câu hỏi của học sinh
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ cá nhân và nhóm
- Nhóm học sinh thảo luận, chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu, quan sát thống nhấthoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên tổ chức: 
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cho các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- GV nhận xét
- Học sinh báo cáo trước lớp
- Các nhóm theo dõi sửa chữa (nếu cần)
- HS nghiên cứu SGK trả lời được nội dung : y học,TDTT, hội họa.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, tranh luận về các vấn đề trong nhiệm vụ học tập.
+ Giáo viên đánh giá các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm học tập của học sinh.
+ Giáo viên xác nhận kiến thức.
Từ nội dung trên rút ra kết luận :
Các nhóm học sinh tự đánh giá và đánh giá
Kết luận: II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
 - Môn học cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Mối quan hệ giữa chúng và với môi trường. Từ đó giúp chúng ta có những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
Hoạt động 2.3: III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
a) Mục tiêu: Nắm được phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chứcthực hiện:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu hs n/c sgk.tr7.
+ Để hiểu rõ vị trí, cấu tạo, hình thái các cơ quan trong cơ thể đối với thường có những phương pháp học như thế nào ?
+ Ngoài quan sát tranh ảnh, mô hình,... để nắm kiến thức thật chính xác khoa học thường làm gì ?
+Em vận dụng những kiến thức bộ môn để làm gì ?
Nhóm nhận nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức ở bài , thảo luận thống nhất ý kiến 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ trả lời câu hỏi của học sinh
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ cá nhân và nhóm
- Nhóm học sinh thảo luận, chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu, quan sát thống nhấthoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên tổ chức: 
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cho các nhóm nhận xét , phản biện, tranh luận lẫn nhau
- GV nhận xét
- Học sinh báo cáo trước lớp
- Các nhóm theo dõi sửa chữa (nếu cần)
- HS nghiên cứu SGK trả lời được nội dung : y học,TDTT, hội họa.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, tranh luận về các vấn đề trong nhiệm vụ học tập.
+ Giáo viên đánh giá các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm học tập của học sinh.
+ Giáo viên xác nhận kiến thức.
Từ nội dung trên rút ra kết luận :
Các nhóm học sinh tự đánh giá và đánh giá
Kết luận III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
Các phương pháp cần vận dụng khi học bộ môn là :
- Quan sát :...
- Thực hành, thí nghiệm: ...
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống: ...
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Con người là một trong những đại diện của
A. lớp Chim.	B. lớp Lưỡng cư.	C. lớp Bò sát.	D. lớp Thú.
Câu 2. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?
A. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
C. Có tư duy
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 3. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
D. Tất cả các phương án trên
Câu 4. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
A. Y học B. Tâm lý giáo dục học
C. Thể thao	D. Tất cả các phương án 
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt độ ... iữa cơ thể và môi trường ngoài
+ Sự TĐC giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào ?
B1:GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
B2: GV hoàn chỉnh kiến thức
B3: Gv phân tích:
+ Vật vô sinh phân huỷ
+ Sinh vật: tồn tại, phát triển ¦ TĐC là đặc trưng cơ bản của sự sống .
- HS quan sát hình 31.1 cùng kiến thức đã học nêu được biểu hiện :
+ Lấy chất cần thiết vào cơ thể .
+ Phải có CO2 và chất cặn bã ra môi trường 
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân làm bài tập 
- Vài HS lên làm bài tập, lớp bổ sung
I. TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra
Hoạt động 2 : Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì ? 
+ Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu ?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào ?
- HS dựa vào hình 31.2, vận dụng kiến thức thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung 
- Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức .
- Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- HS trả lời, nêu được: 
+ Môi trường trao đổi
+ Sản phẩm trao đổi.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong:
- Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
- Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong
Hoạt động 3:Trình bày được mối liên quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
+ TĐC ở cấp độ cơ thể thực hiện như thế nào ?
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ?
+ Nếu quá trình TĐC ở 1 cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
+ Nếu TĐC ngừng thì cơ thể sẽ chết .
- HS dựa vào kiến thức ở mục 1 và 2 để trả lời :
- Gv yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa TĐC ở 2 cấp độ .
III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào.
 - TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường ngoài.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất.
ð TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
 Hoạt động 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Ở cấp độ cơ thể sự TĐC diễn ra như thế nào ?
-Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào ?
 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
-Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể ?
-Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào 
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Chuẩn bị trước bài 32 “Chuyển hoá” 
Ngày soạn: 8/1/2022
Ngày dạy: 10/1/2022 
 Tiết 35 BÀI 32: CHUYỂN HÓA
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
-Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống .
-Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và Q
 2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự xử lí thông tin giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học để trình bày ý tưởng của mình và hiểu ý người khác, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị bài học : 
1. Giáo viên
- Tranh phóng to hình 32.1 SGK .
2. Học sinh:
Phiếu học tập
III. Tiến trình bài học :
Hoạt động 1. Khởi động:
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể chỉ được cung cấp năng lượng mà không giải phóng năng lương?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 :Chuyển hoá vật chất và năng lượng :
B1: Gv giảng như phần £ SGK
+ Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào ?
+ Phân biệt TĐC với chuyển hoá vật chất và năng lượng ?
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? 
B2: GV sử dụng sơ đồ giảng như SGV
+ Trả lời câu hỏi mục Ñ tr.103 SGK
- HS quan sát hình 32-1 
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án .
- Gồm 2 quá trình: đồng hoá và dị hoá 
+ TĐC là hiện tượng trao đổi các chất giữa tế bào với mt trong
+ Chuyển hoá là sự biến đổi vật chất có tích luỹ và giải phóng Q
+ Co cơ sinh công, sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
- 1 HS lập bảng so sánh 
- 1 HS trình bày mối quan hệ .
- Lớp nhận xét bổ sung
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng :
- Chuyển hoá là quá trình biến đổi vật chất và Q ở tế bào
- TĐC là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và Q trong tế bào. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào.
- Mối QH: Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình đối lập, mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
 + Không có đồng hoá ¦ không có nguyên liệu cho dị hoá
 + Không có dị hoá ¦ không có Q cho hoạt động đồng hoá
- Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể .
Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản:
+ Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không ? tại sao ?
+ Em hiểu chuyển hoá cơ bản là gì ? ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản ?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời 
+ Có tiêu dùng cho hoạt động hô hấp, tim mạch, duy trì thân nhiệt 
II. Chuyển hoá cơ bản:
- Là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Ý nghĩa: Dùng để xác định tình trạng sức khoẻ, trạng thái bệnh lí .
Hoạt động 3 :Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
+ Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ?
- Gv làm rõ khái niệm điều hoà bằng thần kinh và thể dịch
- HS dựa vào thông tin nêu được các hình thức:
+ Sự điều khiển của hệ thần kinh .
+ Do các hoocmôn tuyến nội tiết .
- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung .
III. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
- Cơ thể thần kinh:
Ở não có các trung khu điều khiển sự TĐC.
- Cơ chế thể dịch: do các hoocmôn đổ vào máu.
Hoạt động 3: luyện tập
Câu 1: ghép các số 1, 2,3. ở cột A với các chữ cái a,b,c. ở cột B để câu trả lời đúng .
1. Đồng hoá 
2. Dị hoá .
3. Tiêu hoá 
4. Bài tiết .
a- Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu .
b- Tổng hợp chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng .
c- Thải các sản phẩm phân huỷ và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài .
d- Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng .
1-
Câu 2 : Chuyển hoá là gì ? chuyển hoá gồm các quá trình nào ?
Câu 3 : Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
-Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết
-Giải thích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết”
-Tìm thêm các phương pháp phòng chống nóng lạnh . 
Ngày soạn: 9/1/2022
Ngày dạy: 11/1/2022
Tiết 36 - BÀI 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh .
 2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự xử lí thông tin giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học để trình bày ý tưởng của mình và hiểu ý người khác, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 
Tư liệu về sự TĐC, thân nhiệt, tranh môi trường .
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động 1. Khởi động:
- Tại sao khi trẻ bị ốm người ta phải đo nhiệt độ?
- Nhiệt độ của người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Hoạt dộng 2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Thân nhiệt
+ Thân nhiệt là gì ? 
+ Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
+ Ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh ?
+ Tại sao khi sốt thân nhiệt lại tăng ?
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr.105, trả lời câu hỏi.
 Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt 
Hoạt động 2: Sự điều hoà thân nhiệt:
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt ?
+ Trả lời câu hỏi mục s tr.105 SGK
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi .
+ Em có kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt
- GV giảng như phần £
+ Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên ?
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế bức xạ nhiệt
Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
+ Trả lời câu hỏi mục s SGK tr.106
ð Vậy để phòng chống nóng lạnh có những biện pháp nào ?
+ Giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr. 106 kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
I. Thân nhiệt:
- Là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt:
1. Vai trò của da.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt .
+ Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể .
+ nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh 
+ Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
+ Mùa đông: giữ ấm chân, cổ ngực, không ngồi nơi hút gió
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng .
Hoạt động 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định ?
-Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh ?
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
- Hãy nêu phương pháp phòng chống nóng và rét ở gia đình em?
- Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để trồng nhiều cây xanh? Nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh ở địa phương em?
* Hướng dẫn học tập ở nhà: 
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết” 
- Chuẩn bị nội dung các bảng 35.1 - 35.6 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_2022.docx