Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Mai Hà An

Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Mai Hà An

II. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Trình bày được các thành phần chính của bộ xương, và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.

- Nêu được cấu tạo chung của 1 bộ xương dài. Xác định được thành phần hóa học và tính chất của xương

- Nêu được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ .

- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ

- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức

-HS chứng minh được sự tiến hóa bộ xương của người so với động vật .

 

docx 18 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Mai Hà An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7 ĐẾN TIẾT 12 : CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG
I. NỘI DUNG 
Các bài học liên quan của chủ đề: 
Bài 7
Bộ xương
Mục II. Phân biệt các loại xương : Khuyến khích học sinh tự đọc
Bài 8
Cấu tạo và tính chất của xương
Mục I. Cấu tạo của xương, Mục III. Thành phần hóa học và tính chất của xương: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.
Bài 9
Cấu tạo và tính chất của cơ
Mục I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ: Khuyến khích học sinh tự đọc
Bài 10
Hoạt động của cơ
Mục I. Công cơ: Không dạy
Mục II. Lệnh ▼ trang 34: Không thực hiện
Bài 11
Tiến hóa của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động
Mục I. Bảng 11: Không thực hiện
Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú: Không dạy
Bài 12
Thực hành - Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
II. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
-Trình bày được các thành phần chính của bộ xương, và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
- Nêu được cấu tạo chung của 1 bộ xương dài. Xác định được thành phần hóa học và tính chất của xương
- Nêu được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ .
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ 
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức
-HS chứng minh được sự tiến hóa bộ xương của người so với động vật .
-Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
- HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương. Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, làm việc nhóm, trình bày,...
- Tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lý thuyết .
- Rèn thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học 
- Có ý thức rèn luyện cơ thể , TDTT, vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe hệ vận động 
4. Năng lực
Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện và giải thích tình huống phát sinh.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi kiến thức với nhau và với giáo viên.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho chuyên đề : SGK, internet,
Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
 - Năng lực tự quản lí khi phân chia thởi lượng cho từng tiểu chủ đề. 
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Có ý thức rèn luyện cơ thể , vệ sinh cá nhân để phòng chống các bệnh lien quan đến hệ vận động 
III- XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bộ xương 
- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương
- Nêu được cấu tạo chung của 1 xương dài
 - Phân biệt được các loại khớp xương
- làm thí nghiệm Xác định được thành phần hóa học và tính chất của xương
- chứng minh được sự tiến hóa bộ xương của người so với động vật .
xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
Vận dụng kiến thức giải thích các tình huống trong thực tế liên quan đến sự phát triển của xương 
Hệ cơ 
Nêu được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ .
Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ 
Giải thích được các biện pháp chống mỏi cơ 
thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức chống mỏi cơ
Vận dụng giải thích tình huống liên quan đến mỏi cơ xảy ra trong thực tế như : hiện tượng chuột rút
Vệ sinh hệ vận động 
Có ý thức giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
Thực hành -Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Nêu được các bước sơ cứu và bang bó cố định xương bị gãy cụ thể là xương căng tay. 
Tiến hành được các thao tác sơ cứu và băng bó cố định trong trường hợp bị gãy xương cẳng tay
IV- HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Mức độ nhận biết
- Kể tên các thành phần chính của bộ xương ?
- Trình bày cấu tạo của xương dài?
- Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương?
- Cơ có tính chất gì?
- Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ?
Mức độ hiểu
-Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?
- Phân biệt các loại khớp xương ?
- Giải thích sự tiến hóa của bộ xương?
- Giải thích các biện pháp chống mỏi cơ?
Mức độ vận dụng thấp
- Hãy xác định vị trí các xương trong cơ thể?
- Để có hệ vận động khỏe mạnh em cần có biện pháp bảo vệ và rèn luyện như thế nào?
Mức độ vận dụng cao
- Giải thích vì sao khi hầm xương thì xương bị bở và nước có vị ngọt và sánh?
- Vì sao xương người già dễ gãy và khi gãy phục hồi lại chậm?
- Giải thích hiện tượng bắp cơ bị co cứng khi vận động viên tham gia thể thao?
IV- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 
1/ Phân phối thời lượng các tiết 
Thời gian
Nội dung 
Tiết 7
-Thành phần chính của bộ xương
-Sự tiến hóa của bộ xương 
Tiết 8
-Các khớp xương 
-Cấu tạo của xương dài
Tiết 9
-Sự to ra và dài ra của xương
-Thành phần hóa học và tính chất của xương 
Tiết 10
tính chất của cơ, ý nghĩa của sự co cơ
Tiết 11
Sự mỏi cơ, vệ sinh hệ vận động 
Tiết 12
Thực hành : Tập sơ cứu và bang bó cho người gãy xương
2/ Phương pháp dạy học 
Phương pháp trực quan 
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm 
Các kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn 
3/ Chuẩn bị 
a.Giáo viên:
- Các video lien quan đến hệ vận động 
- Các phiếu học tập, hệ thống bảng phụ 
b.Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung của chủ đề 
- Kẻ các phiếu học tập vào vở 
V- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾT 7 : Tìm hiểu về bộ xương và sự tiến hóa của bộ xương người
Ngày giảng: 28/9/2022
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
 A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Cách tiến hành: GV đặt vấn đề: Trong quá trình tiến hóa sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Ở con người, đặc điểm của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. Giữa bộ xương người và bộ xương thỏ có những phần tương đồng.
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Các phần chính của bộ xương. Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
Mục tiêu: HS nắm được các phần chính và vai trò của bộ xương. 
B1: HS nghiên cứu SGK trang 25 và quan sát hình 7.1 kết hợp với kiến thức lớp dưới để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến và lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức 
+ Bộ xương có vai trò gì?
B2: HS tự nghiên cứu thông tin SGK trang 25 và mô hình bộ xương người
+ Bộ xương gồm mấy phần?Nêu đặc điểm của mỗi phần ?
- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung .
-Xương chân to khỏe hơn x.tay, có x. bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, đứng thẳng, lao động.
+ Bộ xương gồm mấy phần?Nêu đặc điểm của mỗi phần ?
 B3: GV gọi 1 – 2 HS lên trình bày trên mô hình bộ xương người 
B4: GV cho HS quan sát tranh đốt sống điển hình và đặc biệt là ống chứa tủy.
+ Xương tay và chân có đặc điểm gì giống và khác nhau ? vì sao có sự khác nhau đó ?
-X. tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
-Sự khác nhau đó giúp con người lao động năng xuất cao và di chuyển dễ dàng.
Hoạt động 2: Sự tiến hóa của bộ xương
Mục tiêu: Giải thích được sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú 
 B1: HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK và quan sát hình 11.3 trang 37 SGK 
- Trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời
+ Sự tiến hóa của bộ xương người thể hiện ở những đặc điểm nào?
+ Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
B2: Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên hình .
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung .
B3: GV chiếu tranh hình 11.3 SGK và gọi đại diện nhóm trình bày trên hình 
B4: GV: cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. Sau đó chốt lại kiến thức 
I. Các phần chính của bộ xương.
a. Vai trò:
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định 
- Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động .
- Bảo vệ các nội quan.
b. Thành phần:
Bộ xương gồm:
- Xương đầu: xương sọ và xương mặt.
- Xương thân: 
+ Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong. 
+ Xương lồng ngực: gồm xương sườn và xương ức.
- Xương chi: gồm 
 + xương tay: x. đai vai, x. cánh tay, x. cẳng tay, x. bàn tay
 + xương chân: x. đai hông, x. đùi, x. cẳng chân, x. bàn chân.
II. Sự tiến hóa của bộ xương
-Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
- Cột sống cong ở 4 chỗ
- xương chậu nở rộng, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
 Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 GV gọi 1 vài HS lên xác định các xương ở mỗi phần của bộ xương trên mô hình
 GV cho điểm HS có câu trả lời đúng
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút)
 Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
 - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Tình huống: Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một vật không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta . Tuy nhiên việc sử dụng điện thoại quá nhiều ở tư thế không phù hợp có thể gây nên những tổn thương cho bộ xương của chúng ta . Em hãy cho biết những tổn thương có thể xảy ra với bộ xương khi sử dụng điện thoại sai tư thế trong một thời gian dài?
4.Dặn dò (1 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
Đọc mục “Em có biết”
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 mẫu xương đùi ếch hay xương sườn của gà, diêm .
TIẾT 8 : Tìm hiểu về các khớp xương và cấu tạo của xương
Ngày giảng: 29/9/2022
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bộ xương người gồm mấy phần ? mỗi phần gồm những xương nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:HS đọc mục “Em có biết” ở trang 31. Thông tin đó cho các em biết xương có sức chịu đựng rất lớn. Do đâu mà xương có khả năng đó ?
B2:Để trả lời được thì các em phải tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và tính chất của xương, đó chính là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động  ... hi nhớ SGK
(2)Mô tả cấu tạo của 1 tế bào cơ
(3)Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?
+ Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.
+Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại.
(4)Cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co khi ta đứng để giữ xương chân thẳng đứng. Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Có những người bơi giỏi nhưng vẫn bị chết đuối, dân gian cho rằng họ bị ma làm. Điều này có đúng không? Giải thích?
- Không đúng, tuy bơi giỏi nhưng bơi lâu, quá sức (có thể do chủ quan) gây mỏi cơ đến mức cơ không co được nữa khi chưa đến bờ, gây chết đuối.
4.Dặn dò (1 phút)
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .	
-Ôn tập lại kiến thức về lực, công cơ học .
______________________________________________________________________________
Tiết 11: Tìm hiểu về sự mỏi cơ. Vệ sinh hệ vận động 
 Ngày giảng: 12/10/2022
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
-Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không ? Vì sao ? 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu hs thảo luận đôi trả lời: tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc(lao động trí óc) với những động tác vui càng tốt?
- Hs phải trả lời được: Giúp xua tan mệt mỏi, làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan. Với những động tác vui giúp tinh thần sảng khoái cho thời gian còn lại của buổi học, buổi làm việc đạt năng xuất cao hơn.
B2: Gv: Hoạt động co cơ mang lại hiệu quả gì và làm gì để tăng hoạt động hiệu quả co cơ ?-> ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Sự mỏi cơ
Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ 
B1: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi :
+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
+ Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì ?
🢧 Vậy mỏi cơ là gì ?
B2: HS lựa chọn hiện tượng nào trong đời sống là mỏi cơ
B3: Để tìm hiểu mỏi cơ, cả lớp nghiên cứu thí nghiệm SGK và trả lời câu hỏi :
+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
+ Khi biên độ co cơ giảm, ngừng, em sẽ gọi là gì ?
🢧 Vậy mỏi cơ là gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ?
B4: HS đọc thông tin trong SGK tr.35 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
- Làm cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm
- HS có thể liên hệ thực tế khi chạy thể dục, học nhiều rất căng thẳng, . gây mệt mỏi, cần nghỉ ngơi .
+ Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ?
+ Em đã hiểu được mỏi cơ do 1 số nguyên nhân. Vậy mỏi cơ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và lao động ?
+ Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả ?
+ Khi bị mỏi cơ cần làm gì ?
Hoạt động 2: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ
Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc rèn luyện cơ
+ Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập ?
+ Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ trong cơ thể và dẫn đến kết quả gì đối với hệ cơ ?
+ Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt ?
- Xương rắn chắc .
- HS có thể luyện tập hay không
Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động
Mục tiêu: Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
Vận ụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
 B1: HS quan sát các hình 11.5 SGK trang 39, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời .
+ Để cơ xương phát triển khoẻ mạnh, cân đối chúng ta cần làm gì ?
+ Hiện nay có nhiều em bị cong vẹo cột sống, em nghĩ đó là do nguyên nhân nào ?
+ Để chống cong vẹo cột sống, khi lao động và học tập phải chú ý điều gì ?
- Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì ?
B2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
B3: HS rút ra kết luận .
B4: HS thấy được sự cần thiết của rèn luyện TDTT và lao động vừa sức
I. Sự mỏi cơ :
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài làm biên độ co cơ giảm dần và ngừng.
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ :
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu nên năng lượng sản ra ít 
- Axit lăctic tích tụ, đầu độc cơ .
2. Biện pháp chống mỏi cơ :
- Hít thở sâu kết hợp xoa bóp cơ 
- Cần có thời gian học tập, lao động, nghỉ ngơi hợp lý .
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
II. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ :
- Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức giúp:
+ Tăng thể tích cơ .
+ Tăng lực co cơ .
+ Tinh thần sảng khoái, lao động cho năng suất cao.
 III. Vệ sinh hệ vận động: 
Để cơ xương phát triển khoẻ mạnh, cân đối phải:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí 
- Thường xuyên tập TDTT .
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng .
- Lao động vừa sức, mang vác đều ở 2 vai 
- Ngồi học đúng tư thế. 
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-HS đọc phần kết luận SGK
Giải thích hiện tượng bị chuột rút trong đời sống ?
-Hiện tượng chuột rút là ht bắp cơ bị co cứng không hoạt động được. Do hoạt động nhiều-> mồ hôi ra nhiều-> cơ thể mất nước, muối khoáng, thiếu oxi-> các tế bào hoạt động trong điều kiện thiếu oxi->giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ-> ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ-> co cơ cứng(chuột rút).
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
 Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
 - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Em đã chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện nào chưa ? Nếu có thì hiệu quả như thế nào ?
+ Thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động chân tay( trên vườn, ruộng)
+ Trạng thái thần kinh sảng khoái, ý thức cố gắng.
+ Khối lượng và nhịp co cơ thích hợp
+ Thường xuyên áp dụng các biện pháp chống mỏi cơ:
+ Ăn uống đủ lượng, đủ chất cần thiết cho cơ thể. 
4.Dặn dò (1 phút)
-Học bài , trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “Em có biết”
-Kẻ bảng 11 SGK trang 38 vào vở.
Tiết 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương 
 Ngày giảng : 13/10/2022
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv yêu cầu hs giải thích tại sao xương người già lại dễ gãy và lâu phục hồi hơn xương trẻ em ( dựa vào kiến thức bài cấu tạo và tính chất của xương)?
- Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi vì:
+ Xương trẻ em có muối caxi ít hơn người trưởng thành nên độ cứng chắc của xương kém hơn người lớn. Nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương phát triển nhanh.
+ Xương người già bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và sự phục hồi chậm, không chắc chắn.
B2: Để bảo vệ xương , khi tham gia giao thông , em cần chấp hành tốt luật, lệ giao thông.
B3: Vậy gặp người gãy xương chúng ta nên làm gì để giúp họ?
Để giải quyết vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
B1: HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu phân biệt các trường hợp gãy xương : tai nạn, trèo cây, chạy ngã.
- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
B2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì ?
Nội dung, yêu cầu cần đạt
 I. Nguyên nhân gãy xương:
Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ.
- Không được nắm bóp bừa bãi.
B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương căng tay. 
B1: Nếu có điều kiện cho cả lớp xem băng hình các thao tác băng bó cố định.
- Không có băng hình thì GV dùng 1 nhóm làm mẫu.
- Các nhóm theo dõi băng hình, trình bày các bước thao tác.
B2: GV đi quan sát các nhóm uốn nắn, giúp đỡ, nhất là các nhóm yếu.
- Các nhóm nghiên cứu SGK trang 40, 41 tiến hành tập băng bó.
B3: GV gọi đại diện 1 – 4 nhóm để kiểm tra .
- GV cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau.
- Nhóm được kiểm tra phải trình bày:
+ Các thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
+ Lưu ý băng bó.
- Nhóm khác nx bổ sung.
- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.
B4: GV chọn 3 nhóm làm đúng và đẹp nhất đánh giá, rút kinh nghiệm cho các nhóm khác.
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác bị gãy xương ?
- Nhóm khác nx bổ sung.
- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vỡ.
- Đảm bảo an toàn giao thông.
- Tránh đùa nghịch, vật nhau.
- Tránh dẫm chân tay bạn.
II. Tập sơ cứu và băng bó:
* Sơ cứu
- Đặt 2 nẹp gỗ, tre vào 2 bên chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định.
- Với xương ở tay : dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
- Với xương ở chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
-Cho điểm nhóm làm tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu (nếu có).
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
 Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
(1) Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy, vì làm như vậy sẽ có thể gây rách da, đứt mạch máu, đứt dây thần kinh dẫn đến tử vong.
(2) Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương như:
-Người bị bệnh loãng xương(phụ nữ nhiều tuổi)
-Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
4.Dặn dò (1 phút)
-Yêu cầu : mỗi nhóm làm một bản thu hoạch 
-Tìm hiểu về máu : máu có ở đâu trong cơ thể, gồm những thành phần nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019_mai_ha_an.docx