Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.

- Nêu rõ được tính chất và vai trò của hooc môn (sản phẩm tiết của tuyến nội tiết) từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.

 - Xác định được vị trí, nêu rõ được chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến trên thận trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra.

 - Nêu được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

 - Kể tên các hoocmôn sinh dục nam và hoocmôn sinh dục nữ.

 - Trình bày ảnh hưởng của hoocmôn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.

 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.

 - Kĩ năng ứng xử/giao tiếp trong khi thảo luận.

 - Kĩ năng lắng nghe tích cực.

 - Kĩ năng tự nhận thức: Tự tin, thoải mái chia sẽ về những thay đổi và vướng mắc của bản thân khi đến tuổi dậy thì.

 

doc 10 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 87Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 58 →61 Ngày soạn : 02.4.2023
 Ngày dạy: 04.4 .2023
CHỦ ĐỀ: HỆ NỘI TIẾT 
(Số tiết: 04 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
- Nêu rõ được tính chất và vai trò của hooc môn (sản phẩm tiết của tuyến nội tiết) từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
 - Xác định được vị trí, nêu rõ được chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến trên thận trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra.
 - Nêu được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng
 - Kể tên các hoocmôn sinh dục nam và hoocmôn sinh dục nữ.
 - Trình bày ảnh hưởng của hoocmôn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
2. Kĩ năng:	
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
 - Kĩ năng ứng xử/giao tiếp trong khi thảo luận.
 - Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng tự nhận thức: Tự tin, thoải mái chia sẽ về những thay đổi và vướng mắc của bản thân khi đến tuổi dậy thì.
3. Thái độ: HS có ý thức yêu thích bộ môn, biết bảo vệ cơ thế, vệ sinh cơ thể nhất là ở tuổi dậy thì.
4. Nội dung trọng tâm của bài: 
 Vị trí, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.
5. Định hướng phát triển năng lực (NL):
 * Năng lực chung: NL tự học, giải quyết vấn đề, NL hợp tác, giao tiếp, tự quản lý, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
 * Năng lực chuyên biệt: 
 - NL sử dụng kiến thức sinh học: đọc và hiểu thông tin ở sách giáo khoa, liên hệ những thay đổi của bản thân vào bài học.
 - NL trao đổi thông tin, NL cá thể: trao đổi, thảo luận nhóm để chiếm lĩnh kiến thức mới, trao đổi với bạn cùng giới về những thay đổi của bản thân từ đó rút ra kết luận.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên:: 
 - Tranh hình 55.1 → 55.3 SGK
 - Hình 56.1, 56.2 và bảng 56.1 SGK. 
 - Hình 57.1, 57.2 SGK . 
 - Hình 58.1, 58.2, 58.3 và bảng 58.1, 58.2.
 - Bảng phụ.
 2. Học sinh: 
 - Nghiên cứu trước nội dung bài học theo SGK.
 - Đọc thêm tài liệu qua CNTT về nội dung liên quan.
 3. Phương pháp/ kĩ thuật: đàm thoại, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.
 4. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Nhận biết
(Mức độ 1)
Thông hiểu
(Mức độ 2)
Vận dụng
(Mức độ 3)
Vận dụng cao
(Mức độ 4)
Giới thiệu chung hệ nội tiết
Đặc điểm hệ nội tiết
Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
Tầm quan trọng của hệ nội tiết
Tuyến yên
Vị trí, chức năng của tuyến yên.
Tuyến giáp
Vị trí, chức năng của tuyến giáp.
Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ.
Giải thích tình huống thực tế.
- Liên hệ bản thân cách phòng phòng chống bệnh bướu cổ.
Tuyến tụy
Vị trí, chức năng của tuyến tụy.
Giải thích lượng đường trong máu ổn định.
Giải thích bệnh tiểu đường.
- Giải quyết tình huống thực tế: Cách sơ cứu kịp thời cho nạn nhân bị hạ đường huyết.
Tuyến trên thận
Vị trí, chức năng của tuyến trên thận.
Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam
Vai trò tinh hoàn. Tác dụng của hooc môn sinh dục nam.
Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam.
Dấu hiệu cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam.
Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ
Vai trò buồng trứng. 
Tác dụng của hooc môn sinh dục nữ.
Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nữ.
Dấu hiệu cơ thể ở tuổi dậy thì ở nữ.
 5. Bộ câu hỏi, bài tập của chủ đề:
Câu 1/ Nêu đặc điểm của hệ nội tiết (MĐ1)
Câu 2/ Tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết giống và khác nhau ở điểm nào ? (MĐ 2)
Câu 3/ Hãy cho biết tầm quan trọng của hệ nội tiết (MĐ 3)
Câu 4/ Nêu vị trí và chức năng của hooc môn tuyến yên.(MĐ1)
Câu 5/ Vị trí và tác dụng hooc môn tuyến giáp là gì? (MĐ1)
Câu 6/ Phân biệt bệnh bazơđô và bệnh bướu cổ? (MĐ2)
Câu 7/ Không nên sử dụng muối iốt hằng ngày. Điều đó có đúng không. Vì sao? ( MĐ3)
Câu 8/ Để phòng chống bệnh bướu cổ em cần làm gì? (MĐ4)
Câu 9/ Trình bày vị trí và chức năng tuyến trên thận?(MĐ1 )
Câu 10/ Tuyến tụy thuộc loại tuyến gì? Có chức năng như thế nào? (MĐ1 )
Câu 11/ Vì sao lượng đường trong máu luôn giữ ở mức ổn định? (MĐ2)
Câu 12/ Lượng đường trong máu luôn ổn định nhưng tại sao có bệnh tiểu đường ? (MĐ3)
(Xảy ra khi lượng đường trong máu liên tục vượt quá mức bình thường, quá ngưỡng thận, nên bị lọc thải ra ngoài theo nước tiểu. )
Câu 13/ Giải quyết tình huống: Một học sinh có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mất sức, tim hoảng loạn, đổ mồ hôi, sắc mặt màu trắng xanh, lo lắng, run rẩy, thậm chí co giật, đột nhiên ngã người  sau khi tập luyện thể dục thể thao quá sức. Em cần làm gì để giúp bạn? (MĐ4)
Câu 14/ Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? (MĐ1)
Câu 15/ Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ(trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? (MĐ2)
Câu 16/ Hãy sắp xếp các hoocmôn sinh dục tương ứng với các tuyến sinh dục(nam hoặc nữ) (MĐ1)
STT
Tuyến sinh dục
Trả lời
Các hoocmôn
1
2
Tuyến sinh dục nam
Tuyến sinh dục nữ
1..........
2..........
a. LH
b. Prôgestêrôn
c. Testôstêrôn
d. Ơstrôgen
e. FSH
Câu 14/ Nêu những dấu hiện cơ thể xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ? (MĐ3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1- BÀI 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
1. Kiểm tra 
+ Trong vệ sinh hệ TK cần quan tâm những vấn đề gì ? Tại sao ?
+ Em hãy đề ra kế hoạch cho bản thân để đảm bảo sức khoẻ cho học tập....?
2. Bài mới
A/ Khởi động: GV yêu cầu Hs nhắc lại chức năng hệ thần kinh
 Gv nói: có một hệ khác trong cơ thể cùng với hệ thần kinh góp phần vào việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan→ hệ nội tiết
B/ Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hệ nội tiết
Mục tiêu: Biết được vai trò và cách tác động của hệ nội tiết 
Sản phẩm: đặc điểm của hệ nội tiết
 3- Năng lực hình thành: tự học, sử dụng kiến thức. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát H55.1 và 2, tìm hiểu thông tin sgk à Trả lời 
+ H : đặc điểm của hệ nội tiết?
+ H : Tác động của hooc môn như thế nào?
+ H: Hãy phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- GV y/c hs phân biệt trên tranh vẽ và gọi cá nhân hs khác nhận xét, kết luận => em hiểu thế nào là tuyến pha ?
- HS thu nhận kiến thức à trả lời, bổ sung 
- Cách tác động: Tác động chậm qua đường máu
- Phân biệt sản phẩm và cơ quan đích của tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
- Cá nhân hs báo cáo kết quả
-Lớp nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: 
 - Hệ nội tiết góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể nhờ hoocmon của các tuyến trong hệ tiết ra.
 -Sản xuất các hoocmon theo đường máu đến cơ quan đích, tác động chậm, kéo dài trên diện rộng.
 -Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến sinh dục
- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết gọi là tuyến pha.
 VD: Tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoocmôn
Mục tiêu: hiểu được tính chất và vai trò của hoocmôn
Sản phẩm: Rút ra được tính chất và vai trò của hoocmôn
 3 -Năng lực hình thành: quan sát, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tính chất của hoocmôn :
- GV cho HS đọc t.tin sgk àTrả lời : 
 + Hoocmôn có những tính chất nào? 
+ H : Cho ví dụ chứng minh về các tính chất của hoocmôn?
- GV nhận xét, giảng giải và kết luận
2. Vai trò của hoocmôn :
- GV y/c HS quan sát một số hình ảnh về bệnh nhân bị rối loạn tuyến nội tiết sau kết hợp với thông tin sgk 
 Hoócmôn có vai trò như thế nào? 
Em biết gì về bệnh tiểu đường? cách ăn uống của người bệnh?
- GV chốt lại.
- HS thu nhận thông tin sgk à Trả lời, bổ sung
- HS thu nhận thông tin sgkàTrả lời, bổ sung
Tiểu kết:
1 . Tính chất của hoocmôn 
- Tính đặc hiệu: Mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định (cơ quan đích).
- Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.
2. Vai trò của hoocmôn 
- Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lý.
C/ Luyện tập: Câu hỏi và bài tập củng cố
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
Vdụng cao
MĐ4
Tuyến nội tiết và ngoại tiết
-Nhận biết tuyến nội tiết, tuyến pha
-So sánh được tuyến nội tiết và ngoại tiết
Lấy VD tuyến nội tiết, ngoại tiết
Vai trò của hoocmôn 
Biết được vai trò của hoocmôn
Tầm quan trọng của hệ nội tiết
2. Câu hỏi và bài tập:
Câu 1. Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết: 
a.Tuyến nước bọt. 	 b. Tuyến yên. c. Tuyến mồ hôi. 	 d. Tuyến lệ
Câu 2: Tuyến nào vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết: 
a.Tuyến tuỵ. 	b. Tuyến yên. c. Tuyến nhờn. 	d. Tuyến giáp 
 Câu 3. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? 
*Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
* Khác nhau: 
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động. 
VD: Tuyến nước bọt, tuyến lệ
Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích 
VD: Tuyến yên, tuyến giáp
Câu 4: nêu vai trò của hoocmon, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung.
D/ Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài. Đọc mục “Em có biết”
- Xem và soạn trước nội dung bài mới: Tìm hiểu tuyến yên, tuyến giáp
TIẾT 2 – BÀI 56: TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP.
Ổn định lớp:
Kiểm tra 
 ? Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ?
 3. Bài mới:
 A. KHỞI ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề, nội dung cần học.
- Sản phẩm: Phát hiện ra nội dung, vấn đề học tập cần giải quyết.
- Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Vì sao thiếu Iốt gây ra bệnh bướu cổ?
- Vì sao có nhiều người có chiều cao đột biến( trên 2,5m) nhưng cũng có rất nhiều người chiều cao rất khiêm tốn.
GV không chốt kiến thức. 
Vậy vì sao có những hiện tượng như vậy, chúng ta sẽ trả lời được qua bài học hôm nay.
- Thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi.
HS có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tuyến yên 
- Mục tiêu:.Nêu được vị trí, vai trò của tuyến yên
- Sản phẩm: Kiến thức về vị trí, vai trò của tuyến yên
- Năng lực hình thành: NL tự học, giải quyết vấn đề, NL trao đổi thông tin: đọc và hiểu thông tin về vị trí và vai trò của tuyến yên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS đọc □ SGK ... trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể
 - Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và phốt pho trong máu.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về tuyến yên và tuyến giáp.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức về tuyến yên và tuyến giáp.
- Sản phẩm: Nêu được vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
Họat động của GV
Họat độngcủa HS
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi 1, 2.
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi 1, 2.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Phân biệt một số bệnh do tuyến yên, tuyến giáp gây ra
- Mục tiêu: Phân biệt được bệnh bazơđô và bệnh bướu cổ, biết được sự cần thiết của sử dụng muối I ốt hằng ngày. Cách phòng chống bệnh bướu cổ.
- Sản phẩm: Giải thích được nguyên nhân gây ra các loại bệnh trên. Các biện pháp phòng chống.
Họat động của GV
Họat độngcủa HS
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi 3, 4,5
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi 3, 4,5.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
E.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Học bài và làm bài tập 1, 2 SGK trang 178
-Đọc phần : “Em có biết?”
-Chuẩn bị tiết sau:Tuyến tụy và tuyến trên thận
+Dựa vào hình 57.1, 57.2 và các thông tin dự kiến hoàn thành tất cả các lệnh trong bài.
-----------------------------------------------
TIẾT 3 – BÀI 57: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu chức năng của hooc môn tuyến yên.
 ? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt?
 3. Bài mới:
 A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi bước vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề, nội dung cần học.
- Sản phẩm: Phát hiện ra nội dung, vấn đề học tập cần giải quyết.
- Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hòa lượng đường trong máu.
H: Khi lượng đường trong máu không được điều hòa thì gây ra các loại bệnh nào?
Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào?
HS: trả lời.
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tuyến tụy 
- Mục tiêu:.Nêu vị trí và vai trò của tuyến tụy
- Sản phẩm: Kiến thức về vị trí, vai trò của tuyến tụy
- Năng lực hình thành: NL trao đổi thông tin, NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL sử dụng kiến thức, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
H.Em hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 57.1 kết hợp đọc □ SGK trả lời câu hỏi:
H.Nêu vị trí và chức năng của tuyến tụy?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành ▼ SGK trang 179
-GV mời đại diện nhóm HS trình bày bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ
-GV kết luận nhấn mạnh bằng sơ đồ sự điều hòa đường huyết trong cơ thể
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
-HS trả lời bổ sung: tiết dịch tụy tiêu hóa thức ăn
-HS quan sát hình 57.1 kết hợp đọc □ SGK trả lời câu hỏi.
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
Yêu cầu:
+ Nằm phía dưới dạ dày, kéo dài từ tá tràng đến lá lách.
+Chức năng:Tiết dịch tiêu hóa và tiết hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.
-HS đọc □ SGK, thảo luận nhóm hoàn thành▼ SGK trang 179. Đại diện nhóm trình bày - bổ sung. Yêu cầu nêu :
+ Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng lượng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm
 * Kết luận: 
 - Vị trí: Nằm phía dưới dạ dày, kéo dài từ tá tràng đến lá lách.
 - Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hóa, vừa tiết hoocmôn. 
 - Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm
Hoạt động 3: Tìm hiểu Tuyến trên thận 
- Mục tiêu:.Nêu vị trí, vai trò của tuyến trên thận
- Sản phẩm: Kiến thức về vị trí, vai trò của tuyến trên thận
- Năng lực hình thành: NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL trao đổi thông tin, NL sử dụng ngôn ngữ, NL cá thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS đọc □ SGK kết hợp quan sát hình 57.2, trả lời câu hỏi:
H.Vị trí của tuyến trên thận?
H.Chức năng của các hooc môn tuyến trên thận?
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ
-GV nhận xét và chuẩn kiến thức 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
-HS đọc □ SGK kết hợp quan sát hình 57.2, trả lời các câu hỏi, 
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
yêu cầu nêu được:
+Vị trí 
+Chức năng.
-HS lắng nghe
 * Kết luận:
 - Vị trí: Tuyến trên thận gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận
 - Chức năng:
 + Phần vỏ tiết các hooc môn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối Natri, Kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
 + Phần tủy tiết ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu
C. LUYỆN TẬP:
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về tuyến tụy và tuyến trên thận
- Mục tiêu: Cũng cố kiến thức về vị trí và chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận.
- Sản phẩm: Nêu được vi trí và chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- YC hs thảo luận trả lời các câu hỏi 6, 7, 8.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số loại bệnh do tuyến tụy và tuyến trên thận gây ra
- Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân một số loại bệnh do rối loạn tuyến tụy và tuyến trên thận.
- Sản phẩm: hiểu được nguyên nhân một số loại bệnh do rối loạn tuyến tụy và tuyến trên thận
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- YC hs thảo luận trả lời các câu hỏi 9,10.
- YC hs đọc thông tin phần “Em có biết” tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng Cushing, SGK/181.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi 9,10. 
- Đọc, trao đổi với bạn.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 181
-Đọc phần “Em có biết?”
-Chuẩn bị bài 58: Tuyến sinh dục.
+Dựa vào hình 58.1, 58.2 ; bảng 58.1, 58.2 và thông tin SGK dự kiến hoàn thành các lệnh trong bài
--------------------------------------------
TIẾT 4 – BÀI 58: TUYẾN SINH DỤC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày vị trí và chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận?
3. Bài mới:
 A. KHỞI ĐỘNG: 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi bước vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề, nội dung cần học.
- Sản phẩm: Phát hiện ra nội dung, vấn đề học tập cần giải quyết.
Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu hs từng bạn hãy kể một số dấu hiệu xuất hiện khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì.
GV: Vậy nguyên nhân nào mà khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì lại xuất hiện những dấu hiệu như vậy?
-HS: kể một số dấu hiệu xuất hiện khi bước vào tuổi dậy thì của bản thân.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam 
- Mục tiêu:.Nêu vai trò của tuyến tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam
- Sản phẩm: Kiến thức về vai trò của tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam
- Năng lực hình thành: 
 + NL hợp tác, NL giao tiếp: Hợp tác, trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 + NL tự học, giải quyết vấn đề, NL trao đổi thông tin, NL cá thể: tự liên hệ bản thân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV giới thiệu sơ lược về tuyến sinh dục, treo hình 58.1, 58.2
-GV yêu cầu HS quan sát hình 58.1, 58.2→ Hoàn thành bài tập điền từ
H. Qua bài tập, hãy cho biết vai trò của tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam?
-GV nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức
-GV yêu cầu các HS nam hoàn thành bảng 58.1 và trả lời bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ
-GV lưu ý HS: Ý thức vệ sinh. Dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
-HS độc lập quan sát hình 58.1, 58.2 , hoàn thành bài tập điền từ
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
-1- 2 HS nêu kết quả.Yêu cầu nêu được: LH(ICSH), tế bào kẽ, testôstêrôn
- HS trả lời
-Các HS nam hoàn thành bảng 58.1
- HS trình bày, các em khác bổ sung và thống nhất đáp án
 * Kết luận:
 Tinh hoàn sản sinh tinh trùng và tiết ra hoocmôn sinh dục nam testôstêrôn. Hoocmôn sinh dục nam gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam. Dấu hiệu quan trọng nhất ở tuổi dậy thì nam là xuất tinh lần đầu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ 
- Mục tiêu:.Nêu vai trò của tuyến buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ
- Sản phẩm: Kiến thức về vai trò của buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ
- Năng lực hình thành:
 + NL hợp tác, NL giao tiếp: Hợp tác, trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 + NL tự học, giải quyết vấn đề, NL trao đổi thông tin, NL cá thể: tự liên hệ bản thân.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV treo hình 58.3
-Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ
-GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét 
H. Qua bài tập, hãy cho biết vai trò của buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ?
-GV yêu cầu HS nữ điền hoàn thành bảng 58.2
-Gọi vài HS trả lời, lớp bổ sung
-GV lưu ý HS dấu hiệu quan trọng nhất là hành kinh lần đầu
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ
-GV giáo dục vệ sinh kinh nguyệt
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
-HS quan sát hình 58.3, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ
Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS trả lời
-HS nữ tự suy nghĩ hoàn thành bảng 58.2 
-HS trả lời, lớp bổ sung
 * Kết luận:
 Buồng trứng sản sinh ra trứng và tiết hoocmôn sinh dục nữ ơstrôgen. Hoocmôn này gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ. Dấu hiệu quan trọng nhất ở tuổi dậy thì nữ là hành kinh lần đầu
C. LUYỆN TẬP: 
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về tuyến sinh dục
- Mục tiêu: trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Sản phẩm: nêu được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng; dấu hiệu cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 11,12,13.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.
- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.
- Sản phẩm: trình bày được nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 14.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học bài và làm bài tập 1, 2 SGK trang 184
-Đọc phần “Em có biết?”
-Chuẩn bị bài:Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
+Dựa vào hình 59.1, 59.2, 59.3 và thông tin SGK dự kiến hoàn thành tất cả các lệnh trong bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_8_bai_55_gioi_thieu_chung_he_noi_tiet_n.doc