Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 31 đến bài 37

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 31 đến bài 37

* Kiến thức : -Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường bên ngoài với sự trao đổi chất với tế bào. Trình bày được mối liên quan giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào

* Kỹ năng : -Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tranh hình, rèn luyện kỹ năng quan sát liên hệ thực tế, hoạt động nhóm.

* Thái độ : -GD ý thức bảo vệ sức khoẻ, ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị :

1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .

2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình

3. Đồ dùng dạy học : hình 31.1, 2 phóng to, tranh ảnh có liên quan

 

doc 23 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 31 đến bài 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16. 
Ppct : 32.. 
NS... ND
Chương VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường bên ngoài với sự trao đổi chất với tế bào. Trình bày được mối liên quan giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
* Kỹ năng : -Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tranh hình, rèn luyện kỹ năng quan sát liên hệ thực tế, hoạt động nhóm.
* Thái độ : -GD ý thức bảo vệ sức khoẻ, ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : hình 31.1, 2 phóng to, tranh ảnh có liên quan 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 :Nêu những tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá?
2.2 :Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại?	
3. Bài mới : Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài được thực hiện như thế nào? Đó là nội dung bài 31
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu ý nghĩa của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài
-Chia lớp 6 nhóm 
-Treo hình 31.1 cho hs quan sát, đọc sgk, thảo luận trả lời 
Sự TĐC giữa cơ thể với môi trường ngoài được biểu hiện như thế nào? 
-Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung 
Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự TĐC? 
-Gọi hs khác nhận xét
Hệ hô hấp có vai trò gì? 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Nhận xét, bổ sung
Hệ tuần hoàn có vai trò gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu sự TĐC giữa tế bào và môi trường trong
-Cho hs đọc sgk thảo luận trả lời câu hỏi 
Máu nước mô cung cấp những gì cho tế bào? 
-Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động sống của tế bào đã thải ra những sản phẩm gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rối vào máu được đưa tới đâu?
-Gọi hs khác nhận xét 
Sự TĐC giữa tế bào với môi trường trong biểu hiện như thế nào?
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Chốt lại cho ghi
Hđ3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
-Treo hình 31.2 cho hs quan sát thảo luận trả lời 
Qua sơ đồ phân tích mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với môi trường ngoài vàTĐC của tế bào với môi trường trong?
-Chốt lại cho ghi
I/ Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài
-Chia lớp theo yêu cầu gv 
-Quan sát hình 31.1 thảo luận trả lời 
-Thống nhất phát biểu
-Phát biểu nhận xét bổ sung 
-Thống nhất phát biểu : đóng vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
-Phát biểu trả lời 
-Nhận xét bổ sung 
-Nghe gv nhận xét 
-Thống nhất phát biểu 
-Phát biểu nhận xét 
TK: Ở cấp độ cơ thể : môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí cacbonic từ cơ thể thải ra.
II/ TĐC giửa tế bào và môi trường trong 
-Đọc thông tin sgk thảo luận trả lời 
-Thống nhất phát biểu 
-Phát biểu nhận xét, bổ sung 
-Các tế bào hoạt động thải ra CO2 và các sản phẩm khác 
-Nhận xét 
-Thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhận xét
-Đại diện thống nhất phát nhận xét biểu 
-Phát biểu bổ sung
TK: Ở cấp độ tế bào các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống : đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
III/ Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào
-Quan sát hinh 31.2
-Quan sát hình 31.2 thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu gv
-Thống nhất phát biểu ý kiến
-Nghe gv nhận xét ghi tiểu kết
TK: TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết vơí nhau đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
4. Củng cố : Nêu vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết trong sự TĐC giữa cơ thể với môi trường.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 32
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        .          .
Tuần : 17. 
Ppct : 33.. 
NS... ND
Bài 32: CHUYỂN HOÁ 
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : Xác định được chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá là hoạt động cơ bản của sự sống.
Phân tích được mối liên hệ giữa TĐC với chuyển hoá vật chất và năng lượng 
* Kỹ năng : -Trình bày được khái niệm than nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
-Giải thích được cơ sở KH và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm lạnh 
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình, đồ dùng trực quan 
3. Đồ dùng dạy học : Hình 32.1 phóng to
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 Vai trò của HTH, HHH. HBT trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?
2.2 HTH có vai trò gì trong sự TĐC ở tế bào?
3. Bài mới : Dinh dưỡng và khoáng chất vào cơ thể được sử dụng như thế nào?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.
Treo hình 31 cho HS quan sát, đọc SGK T102 thảo luận trả lời câu hỏi 
Hãy cho biết sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
Gọi HS nhận xét 
-Phân biệt TĐC ở tế bào và chuyển hoá vật chất, năng lượng?
nhóm trả lời nhận xét sửa sai bổ sung 
Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
Đồng hoá dị hoá là gì? Lập bảng so sánh hai quá trình?
Tỷ lệ đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau. thay đổi như thế nào?
Gọi HS nhận xét.
Nhận xét, bổ sung cho HS ghi
Hđ2: Tìm hiểu chuyển hoá cơ bản
-Cho hs đọc sgk thảo luận trả lời câu hỏi 
(?) Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không vì sao?
-Gọi nhóm khác nhận xét 
(?) Ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản là gì?
-Gọi hs khác nhận xét nhắc lại 
-Nhắc lại cho ghi
Hđ3: Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh và thể dịch trong chuyển hoá vật chất và năng lượng
-Cho hs nghiên cứu trả lời câu hỏi 
-Có những hình thức nào dđều hoà dự chưyển hoá vật chất và năng lượng 
-Nhận xét chốt lại cho ghi
I/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Quan sát hình 31, đọc SGK thảo luận trả lời câu hỏi của GV 
Thảo luận đại diện phát biểu; Gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.
Phát biểu nhận xét 
-Thảo luận, phát biểu trả lời 
Phát biểu nhận xét, bổ sung( nếu có)
Trả lời: Hoạt động co có thể sinh công cho quá trình đồng hoá và dị hoá 
 + Đồng hoá 
 + Dị hoá  
 + Giống nhau  khác nhau.. 
Đại diện nhóm phát biểu 
TK: TĐC là biểu hiện bên ngoài của qua trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm 2 mặt đối lập nhưng thống nhất là đồng hoá và dị hoá. 
+ Dị hoá là quá trình phân giái các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng 
+ Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích luỹ năng lượng.
Tỷ lệ giữa đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào độ tuổi giới tính trạng thái cơ thể 
II/ Chuyển hoá cơ bản 
-Đọc sgk thảo luận hoàn thành câu hỏi 
-Nghe câu hỏi thông nhất đáp án trả lời 
-Phát biểu 
-Phát biểu ý nghĩa của chuyển hoá cơ bản
-Nhắc lại 
TK: Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi đơn vị : KJ/h/Kg 
Ý nghĩa : căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ trạng thái bệnh lý.
III/ Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
-Đọc sgk trả lời câu hỏi 
-Thống nhất đáp anù trả lời 
TK: Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
 4. Củng cố : Nêu quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng? 
Nêu khái niệm đồng hoá và dị hoá
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 33
6. Rút kinh nghiệm                  . .     
Tuần : 17. 
Ppct : 34.. 
NS... ND
Bài 33: THÂN NHIỆT
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
-Giải thích được cơ sở KH và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm lạnh 
* Kỹ năng : -Trình bày được khái niệm than nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
-Giải thích được cơ sở KH và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh đề phòng cảm lạnh 
* Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị : phiếu học tập -HS:Đọc trước bài
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, tích cực đàm thoại thuyết trình
3. Đồ dùng dạy học : phiếu học tập
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: không	
3. Bài mới : Thân nhiệt là gì? các cơ quan nào trong cơ thể giữ vai trò thân nhiệt
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu thân nhiệt 
-Cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi
(?) Thân nhiệt là gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét ,bổ sung
(?) Nhiệt độ cơ thể người khoẻ mạnh khi trời nóng và lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào? 
-Chốt lại cho ghi
Hđ2: Tìm hiểu vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt
-Cho đọc sgk trả lời câu hỏi
(?) Nhiệt độ hoạt động cơ thể sinh ra đi đâu vàđược dùng làm gì?
-Nhận xét, bổ sung
(?) Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
-Nhận xét, chốt lại 
(?)Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, ít gió cơ thể ta có những phương thức gì và có cảm giác như the ... áng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng phân tích, quan sát, vận sụng kiến thức vào đời sống
* Thái độ : GD ý thức vệ sinh thực phẩm biết cách chế biến thức ăn khoa học
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Hoạt động nhóm, biểu diễn đồ dung trực quan, trao đổi, nghiên cứu sách giáo khoa
3. Đồ dùng dạy học : Tranh 1 số nhóm thức ăn vitamin và muồi khoáng
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới : Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với cơ thể.Đó là nội dung bài 34
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu vai trò Vitamin đối với đời sống
-Chia nhóm treo bảng phụ phát phiếu học tập 
-Gọi hs đọc kết quả và đánh dấu vào bảng phụ 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-Chốt lại : Vitamin là gì?
-Cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể 
-Nhận xét 
Vai trò của vitamin là gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-chốt ghi tiểu kết
- giáo viên thông báo một số trường hợp lạm dụng vitamin
Hđ2: Tìm hiểu vai trò Muối khoáng đối với đời sống
-Treo bảng 34.2 cho hs quan sát và đọc thông tin trả lời câu hỏi 
Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương
-Gọi hs khác nhận xét 
Vì sao nhà nước phải vận động nhân dân dùng muối iốt 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến ... thể 
-Gọi hs khác nhận xét
-Gọi hs khác bổ sung, nhắc lại 
-Cho ghi
I/ Vitamin 
-Chia lớp theo yêu cầu gv
-Thảo luận điền vào bảng phụ 
-Nhận xét 
-Nghe
-Phát biểu: phải kết hợp thức ăn có nguồn gốc từ thực vật va động vật
- trả lời 
-Nhận xét 
TK: Vitamin có nhiều loại và được xếp làm 2 nhóm 
+Tan trong dầu mỡ như : vitamin A, D, E +Tan trong nước như: vitamin C. 
Các vitamin khác nhau tham gia cấu trúc của nhiều hệ enzim khác nhau do đó có vai trò khác nhau đối với cơ thể. 
Thiếu vitamin rối loạn trong hoạt động sinh lý của cơ thể.
Nếu lạm dụng vitamin gây bệnh nguy hiểm
II/ Muối khoáng
-Quan sát 34.2 thảo luận trả lời câu hỏi
-Vì vitamin D thúc đẩy quá triønh chuyển hoá canxi và photpho để tạo xương
-Nhận xét 
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời : vì muối iốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Có trong đồ ăn ở biển dầu cá
-Nhận xét 
+Phải có đầy đủ lượng thịt và rau quả tươi và muối vừa phải chế biến hợp lý 
-Phát biểu
-Nhắc lại
TK: Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực tương của tế bào. Tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim. Đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng 
4. Củng cố : -Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể 
-Từ vai trò này ta xây dựng khẩu phân ăn cho hợp lý
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 36
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        .          .
Tuần : 20. 
Ppct : 40.. 
NS... ND
Bài 36: NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I . Mục tiêu 
* Kiến thức : -Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau. Phân biệt giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thành phần chính xác định được nguyên tắc lập khẩu phần ăn 
* Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát phân tích hình. vận dụng kiến thức vào đời sống.
* Thái độ: GD ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống, ý thức vệ sinh thực phẩm biết cách chế biến thức ăn khoa học
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Thông báo kiến thức, vấn đáp, hoạt động nhóm, biểu diễn đồ dung trực quan, nghiên cứu sách giáo khoa
3. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh các nhóm thành phần chính, tháp thức ăn
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 :Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý cơ thể 
2.2 :Em hãy kể những điều em biết về các vitamin và vai trò của các loại vitamin đo
3. Bài mới : Ăn uống như thế nào là đủ tiêu chuẩn ? Muốn lập 1 khẩu phần ăn ta phải dựa vào nguyên tắc nào? Hôm nay học bài 36
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu nhu cầu dd của cơ thể
-Treo bảng phụ cho hs quan sát đọc sgk trả lời câu hỏi 
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành người già khác nhau như thế nào. Vì sao?
-Nhận xét, bổ sung
Vì sao ở trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước kém phát triển chiếm tỉ lệ cao?
-Nhận xét bổ sung thêm 
Sự khác nhau về nhu cầu cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét, bổ sung cho ghi 
Hđ2: Tìm hiểu giá trị dd của thức ăn 
-Cho hs trả lời sgk
Những loại thức ăn nào có thành phần giàu chất đường bột? Những loại thành phần nào giàu chất béo?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét, bổ sung
Những loại thành phần nào giàu chất đạm? 
Sự phối hợp các loại thực phẩm có ý nghĩa gì?
-Nhận xét, chốt lại cho ghi
Hđ3: Khẩu phần và nguyên tắc làm khẩu phần
-Cho hs đọc sgk (?) Khẩu phần là gì?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Bổ sung đầy đủ 
Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác người thường? tại sao?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Nhận xét, bổ sung
Tại sao trong khẩu phần ăn phải tăng cường rau quả tươi 
-Nhận xét 
Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần dựa trên nguyên tắc căn cứ nào?
-Gọi hs khác nhận xét 
-chốt cho ghi
I/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
-Quan sát bảng phụ và đọc thông tin trả lời câu hỏi
-Nghe câu hỏi thảo luận trả lời 
-Nhóm khác phát biểu nhận xét 
-Nghe thảo luận, trả lời 
-học sinh trả lời 
-Nhận xét 
TK: Nhu câu dinh dưỡng của từng người khác nhau phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi hình thức lao động trạng thái sinh lý.
II/ Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
-Đọc sgk thảo luận trả lời theo yêu cầu 
-Nghe, đại diện trả lời : 
+Ngũ cốc  giàu chất đường bột
+Mỡ động vật, dầu giàu chất béo
-Nhận xét 
-Nghe câu hỏi trả lời : thịt, cá, trứng 
-thảo luận trả lời
TK: Do tỉ lệ các chất hữu cơ và các loại vitamin trong thức ăn không giống nhau nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể giúp ăn ngon miệng hơnà hấp thụ thức ăn dễ dàng 
III/ Khẩu phần và nguyên tắc làm khẩu phần
-Đọc sgk trả lời câu hỏi
-Nhận xét
-Nghe
-Thảo luận trả lời
-Nhận xét 
-Nghe
-Thống nhất đáp án phát biểu 
-Nghe
-thảo luận trả lời 
-Phát biểu nhận xét 
TK:Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày 
Nguyên tắc lọc khẩu phần ăn đảm bảo lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ mưối khoáng và vitamin đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
4. Củng cố : Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau từng ngày? 
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 37
6. Rút kinh nghiệm                  . .      
Tuần : 21. 
Ppct : 41.. 
NS... ND
Bài 37: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT
KHẨU PHẦN ĂN CHO TRƯỚC
I . Mục tiêu 
* Kiến thức: -Trình bày được các bứoc thnàh lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần. Đánh giá được định mức đáp ứng của 1 khẩu phần mẫu. Biết cách tự xây dựng 1 khẩu phần hợp lý cho bản thân.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tính toán
* Thái độ: Gd ý thức bảo vệ sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng, béo phì.
II. Chuẩn bị : 
1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 .
2. Phương pháp : Thực hành, đàm thoại thuyết trình, thông báo, 
3. Đồ dùng dạy học : bảng phụ
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1 : Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người? cho vd cụ thể
2.2 : Thế nào là bữa ăn hợp lý có chất lượng? cần làm gì để nâng cao chất lượng bũa ăn trong gia đình?
3. Bài mới : Để được các bước khẩu phần ăn ta vào bài 37
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hđ1: Tìm hiểu Yêu cầu bài thực hành
-Cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi
-Sau khi học xong bài này chúng ta phải nắm được gì?
-Chốt lại các bước
Hđ2: Tìm hiểu hướng dẫn thực hành
-Đặt câu cho hs trả lời
Khẩu phần là gì? lập khẩu phần dựa trên những nguyên tắc nào?
-Gọi hs khác nhận xét 
-Hướng dẫn hs cách lập khẩu phần cho 1 người
-Có 4 bước :
+B1: kẻ bảng tính toán 37.1
+B2: hướng dẫn hs cách điền vào cột
+B3: cách tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê
+B4: cộng các số liệu đã kê đối chiếu với bảng
-Nhắc hs lưu ý
-Cho hs đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của khẩu phần điền vào bảng đánh giá ( khẩu phần của nữ hs lớp 8 )
-Cho hs lập bảng số liệu : tính số liệu  điền vào bảng 37.2, 3. Từ đó xác định mức đáp ứng nhu cầu tính theo %
-Gọi hs khác nhận xét bổ sung
-Sửa sai cho hs nghe
Hđ3: Thu hoạch 
-Cho hs viết bài thu hoạch theo nội dung
Em có dự kiến thay đổi như thế nào về các thành phần và khối lượng từng loại so với khẩu phần 
-Đánh giá giờ thực hành, cho hs dọn vệ sinh
I/ Yêu cầu bài thực hành
-Nghe câu hỏi
-Phát biểu trả lời 
-Nghe
II/ Hướng dẫn thực hành
-Nghe câu hỏi
-Khẩu phần ăn là  dựa trên những nguyên tắc 
-Phát biểu nhận xét 
-Nghe
-Nghe gv lưu ý 
-Làm theo yêu cầu gv
-Lập bảng sồ liệu 
-Phát biểu nhận xét, bổ sung
-Nghe gv sửa sai
III/ Thu hoạch 
-Viết bài thu hoạch theo yêu cầu gv
-Nghe đánh giá rút kinh nghiệm, dọn vệ sinh
4. Củng cố : Khẩu phần là gì? lập khẩu phần dựa trên những nguyên tắc nào?
Thu bài thu hoạch.
5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 38
6. Rút kinh nghiệm                  . .       .                     . .        .          .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong VI TDC VA NL.doc