Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 95: Hành động nói

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 95: Hành động nói

Tuần: 24

Tiết: 95 HÀNH ĐỘNG NÓI Ngày soạn:

Ngày giảng:

A – MỤC TIÊU CẦN DÙNG:

 Giúp HS:

- Nhận thức được rằng nói là hành động được thực hiện bằng ngôn từ do người nói tạo trong khi nói.

- Những hành động nói khác nhau có mục đích khác nhau.

- Nắm được mục đích của hành động nói giúp người nói linh hoạt lựa chọn cách diễn đạt và giúp người nghe hiểu sát hơn và tốt hơn ý định của người nói.

B – TRỌNG TÂM: Khái niệm, các kiểu hành động thường gặp.

C – PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, đàm thoại.

D – CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.

 - Học sinh: Đọc lại đoạn trích “Hịch tướng sĩ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Thạch Sanh”.

E – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1, Ổn định lớp: ( 1 phút)

 2, Kiểm tra bài cũ:

a. Thế nào là câu phủ định? Cho VD?

b. Câu phủ định dùng để làm gì?

c. Cho HS làm bài tập 2 / SGK.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 95: Hành động nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 95
HÀNH ĐỘNG NÓI
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A – MỤC TIÊU CẦN DÙNG: 
 Giúp HS:
- Nhận thức được rằng nói là hành động được thực hiện bằng ngôn từ do người nói tạo trong khi nói.
- Những hành động nói khác nhau có mục đích khác nhau.
- Nắm được mục đích của hành động nói giúp người nói linh hoạt lựa chọn cách diễn đạt và giúp người nghe hiểu sát hơn và tốt hơn ý định của người nói.
B – TRỌNG TÂM: Khái niệm, các kiểu hành động thường gặp.
C – PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, đàm thoại.
D – CHUẨN BỊ : 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.
 - Học sinh: Đọc lại đoạn trích “Hịch tướng sĩ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Thạch Sanh”.
E – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1, Ổn định lớp: ( 1 phút)
 2, Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là câu phủ định? Cho VD?
b. Câu phủ định dùng để làm gì?
c. Cho HS làm bài tập 2 / SGK.
 3, Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
18p
@HĐ1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ HÀNH ĐỘNG NÓI.
- Cho HS đọc ví dụ sgk/ 62.
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính gì?
- Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy?
- Lí Thông có đạt được mục đích của mình không?
- Chi tiết nào nói lên điều này?
- Lí Thông đã thức hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
- Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
- Vậy hành động nói là gì?
- Em hãy cho một ví dụ về hành động nói?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1/ sgk.
- GV kết luận phần này.
- HS đọc.
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích để Thạch Sanh bỏ đi, khi đó hắn sẽ tranh công, nhận con chằn tinh là do mình giết. 
- Con trăn ấy  ở nhà lo liệu.
- Lí Thông đạt được mục đích của mình.
- Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ bên gốc đa, kiếm cuổi nuôi thân.
- Lí Thông đã thức hiện mục đích của mình bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động vì qua hành động đó, hắn muốn đạt được mục đích xấu xa của mình là đẩy Thạch Sanh đi nơi khác để tranh công.
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Mẹ nói:
 + Hôm nay con sẽ làm gì?
 + Dạ, con định đi chợ mua sắm ít đò dùng.
- HS đọc.
I – HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ?
 1, Ví dụ: SGK/ 62
* Đọc đoạn trích từ truyện: “ Thạch Sanh “.
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích để Thạch Sanh bỏ đi, khi đó hắn sẽ tranh công, nhận con chằn tinh là do mình giết. 
- Lí Thông đạt được mục đích của mình. Câu tiếp theo (Thạch Sanh lại thật thà  kiếm cuổi nuôi thân) chứng minh cho điều đó.
- Lí Thông đã thức hiện mục đích của mình bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động vì qua hành động đó, hắn muốn đạt được mục đích xấu xa của mình là đẩy Thạch Sanh đi nơi khác để tranh công.
ð Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 2, Ghi nhớ: SGK/ 62 
12p
@HĐ2: TÌM HIỂU MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP.
- Cho HS đọc câu hỏi 1/ SGK.
- Câu một yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Cho HS trả lời câu hỏi?
- Cho HS đọc câu hỏi 2/ SGK.
- Hãy chỉ ra hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
- Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục I?
- Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục II?
- Từ các ví dụ trên em hãy cho biết người ta dựa vào đâu để xác định các hành động nói?
- Qua đó em thấy có những hành động nói nào ?
- HS đọc.
- Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
- Câu (1) dùng để trình bày.
- Câu (2) dùng để đe doạ.
- Câu (3) dùng để xúi giục.
- Câu (4) dùng để hứa hẹn. 
- HS đọc.
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (Hành động hỏi).
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (Hành động thông báo).
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? (Hành động bộc lộ cảm xúc).
* Trong đoạn trích, mỗi câu trong lời của Lí Thông đều có mục đích riêng:
 - Các câu trong đoạn trích (1) dùng để trình bày kể lại sự việc đã xảy ra và nhen nhóm lên một ý định.
 - Các câu của đoạn (2) dùng để đe doạ và hứa hẹn.
 - Các câu trong đoạn (3) dùng để miêu tả sự việc diễn ra sau đó.
* Trong đoạn này, mỗi câu nói và hành động của cái Tý là để hỏi và bộc lộ cảm xúc.
 - Câu nói chị Dậu thì dùng để báo tin hay tuyên bố.
- Dụa theo mục đích của lời nói.
- Hỏi, trình bày (bào tin, dự đoán, kể, tả, ), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, ...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. 
II – MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP. 
 1, Ví dụ: SGK/ 63
* Đọc đoạn trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố.
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (Hành động hỏi).
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (Hành động thông báo).
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? (Hành động bộc lộ cảm xúc).
ð Người ta dựa vào mụch đích của hành động mà đặt tên cho nó:
 - Hành động hỏi và trình bày.
 - Hành động điều khiển.
 - Hành động hứa hẹn. 
 - Hành động bộc lộ cảm xúc.
@HĐ3: LUYỆN TẬP.
- Nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Hs chọn một câu trong đoạn trích và xác định hành động nói.
- Hs thực hiện. Một vài Hs phát biểu ý kiến.
II - LUYỆN TẬP: 
 Bài tập 1 (SGK, tr. 63)
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ, động viên tinh thần tướng sĩ.
 VD: Câu “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ... “ là hành động trình bày.
 Bài tập 2 (SGK, tr. 64) 
a) - Bác trai đã khá rồi chứ? (hỏi)
- Cảm ơn cụ ... (trình bày)
- Này, bảo bác ấy . . . (cầu khiến)
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ ... (trình bày)
- Thế thì phải giục anh ấy ... (cầu khiến)
b) Đây là trời có ý phó thác cho mình công việc lớn ... (trình bày)
c) - Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ ... (thông báo)
- Cụ bán rồi? (hỏi)
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (trình bày)
- Thế nó cho bắt à? (hỏi)
- Khốn nạn ... Ông giáo ơi! (bày tỏ cảm xúc)
 4, Củng cố: Giáo viên tự củng cố
 5, Dặn dò: 
- Về học bài và làm bài tập 3 (SGK).
- Chuẩn bị bài “Hành động nói (tiếp theo)”.
F - RÚT RA KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • dochanh dong noi(1).doc