Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 130: Kiểm tra tiếng việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 130: Kiểm tra tiếng việt

Tiết 130

Kiểm tra Tiếng việt

I. Mục đích kiểm tra:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng TV đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kỡ II.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng trình bày vấn đề

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình cảm với tiếng mẹ đẻ. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.

II. Hình thức kiểm tra:

- Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.

- Làm bài trên lớp trong 45 phút

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 tiết 130: Kiểm tra tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 130
Kiểm tra Tiếng việt
I. Mục đích kiểm tra:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng TV đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kỡ II.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng trình bày vấn đề
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng tình cảm với tiếng mẹ đẻ. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.
II. Hỡnh thức kiểm tra:
Trắc nghiệm khỏch quan kết hợp với tự luận.
Làm bài trờn lớp trong 45 phỳt
III. Thiết kế ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng 
TN
TL
TN
TL
 thấp
cao
1. Cỏc loại cõu.
- Cõu nghi vấn
- Cõu cầu khiến
- Cõu cảm thỏn
- Cõu phủ định
- Biết được những khả năng trả lời khỏc nhau của cõu nghi vấn.
- Nhớ đặc điểm hỡnh thức của cõu cầu khiến và cõu phủ định. 
- Xỏc định được cõu phủ định
- Hiểu được tỏc dụng và mục đớch núi của cõu cảm thỏn
- Đặt cõu theo yờu cầu
Số cõu:
S.điểm:
Tỉ lệ % 
4
 1
2
 0,5
1
3 
7
4,5 
 45%
2. Hoạt động giao tiếp.
- Hành động núi
- Hội thoại
- Nhớ được khỏi niệm vai xó hội trong hội thoại
- Biết xỏc định vai xó hội trong hội thoại
- Hiểu thế nào là hành động núi và mục đớch của hành động núi được thể hiện trong cõu.
- Viết một đoạn hội thoại
Số cõu:
S.điểm:
Tỉ lệ % 
2
 0,5
2
 0,5
1
 3
5
 4 
 40 %
3. Lựa chọn trật tự từ trong cõu
- Xỏc định được hiệu quả của sự sắp xếp trật tự từ trong cõu.
- Nhận xột về tỏc dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong cõu.
Số cõu:
S.điểm: Tỉ lệ %
 1
 0,25
 1
 0,25
2
 0,5
5%
4. Chữa lỗi diễn đạt.
- Phỏt hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liờn quan đến lụ-gớc.
Số cõu:
S.điểm: Tỉ lệ %
1
 1
1
 1
10%
TScõu:
TS.điểm
Tỉ lệ %
7
 1,75
17,5%
1
 1
10%
5
 1,25
12,5%
1 
3 30%
1
 3 30%
15
10 100%
IV. Nội dung câu hỏi:
* Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3đ - mỗi câu đúng được 0,25đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Câu nghi vấn nào dưới đây đặt ra những khả năng khác nhau cho người trả lời?
A. Các em đã làm bài đầy đủ chưa?
B. Chúng ta có đi tham quan vào tuần này không?
C. Hay là chúng ta đi xem phim?
D. Chúng ta đi xem phim hay xem kịch?
Câu 2: Nhóm từ nào thường được dùng trong câu cầu khiến?
A. Ai, sao, nào, à, ư, hả, ...	C. Ôi, hỡi ơi, thay, xiết bao, trời ơi, ...
B. Hãy, đừng, chớ, đi, cấm, mời, ... 	D. Đã, đang, sẽ, sắp, gần, ...
Câu 3: Câu cảm thán có mục đích nói là gì?
A. Trực tiếp biểu lộ cảm xúc của người nói.
B. Nêu một ý kiến cần giải đáp.
C. Nhận xét, đánh giá về đối tượng nào đó.
D. Nêu một yêu cầu, mệnh lệnh nào đó.
Câu 4: Câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ” dùng để làm gì?
A. Để hỏi mọi người. 	C. Để gọi thời đã qua.
B. Thông báo thời oanh liệt đã mất. 	D. Thể hiện sự xót xa, nuối tiếc.
Câu 5: Dấu hiệu nào là đặc trưng của câu phủ định?
A. Có từ phủ định: không, chưa, chẳng.
B. Có những từ ngữ cảm thán: ôi, thay, biết bao.
C. Có ngữ điệu phủ định khi nói.
D. Sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Câu 6: Câu nào sau đây là câu phủ định?
A. Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ. 	C. Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa.
B. Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị. 	D. Nơi ta không còn được thấy bao giờ.
Câu 7: Trong hội thoại, vai xã hội là gì?
A. Vị thế của những người tham gia hội thoại.
B. Quan hệ thân - sơ của những người tham gia hội thoại.
C. Tình cảm của những người tham gia hội thoại.
D. Lượt lời của những người tham gia hội thoại.
Câu 8: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng của công ty về tài khoản của công ty. Khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình. 	C. Quan hệ chức vụ xã hội.
B. Quan hệ tuổi tác.	 D. Quan hệ đồng nghiệp, bạn bè.
Câu 9: Thế nào là hành động nói?
A. Là việc làm của con người nhằm mục đích nhất định. 
B. Là lời nói nhằm thúc đẩy hành động. 
C. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. 
D. Là vừa hoạt động, vừa nói.
Câu 10: Câu nói của Bụt với Tấm: “ Con về nhà nhặt lấy xương cá, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường.” Thể hiện mục đích nói gì?
A. Trình bày. 	B. Điều khiển. 	C. Hỏi. 	D. Hứa hẹn.
Câu 11: Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng?
A. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. 
B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa.
C. Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng.
D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre.
Câu 12: Trật tự từ trong câu: “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Dựa trên cơ sở nào?
A. Bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến bị đánh đổ.
B. Biểu thị thứ tự trước sau của sự việc, sự kiện.
C. Nhân dân ta thoát được cảnh “ Một cổ ba tròng.”
D. Biểu thị được những sự kiện quan trọng lúc bấy giờ.
* Phần II: Trắc nghiệm tự luận:(7đ)
Câu 1: (3đ)
	Đặt câu theo yêu cầu sau:
	- 2 câu nghi vấn ( 1 câu dùng để hỏi, 1 câu dùng để đe doạ)
	- 2 câu cầu khiến ( 1 câu ra mệnh lệnh, 1 câu để khuyên bảo)
	- 2 câu cảm thán ( dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc trước mùa xuân)
Câu 2: (1đ)
	Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng:
- Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
	+ Lỗi: .................................................................................
	+ Chữa lại: ..........................................................................
Câu 3: (3đ)
	Viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng ít nhất 3 kiểu câu đã học. 
( Ghi chú rõ ràng)
V. Đáp án + Hướng dẫn chấm:
* Phần I: (3đ - mỗi câu đúng được 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. án
D
B
A
D
A
D
A
C
C
B
C
B
* Phần II: (7đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
* Yêu cầu: Đặt đúng kiểu câu:
- câu nghi vấn dùng để hỏi
- câu nghi vấn dùng để đe doạ
- câu cầu khiến dùng để ra mệnh lệnh
- câu cầu khiến dùng để khuyên bảo
- 2 câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc trước mùa xuân
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 2
*Yêu cầu HS chỉ ra lỗi sai: 
+ Lỗi lô-gíc ( mối quan hệ ý nghĩa giữa thành phần CN và VN không hợp lô-gíc)
+ Chữa lại: Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng con chó dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
0,5
0,5
Câu 3
* Yêu cầu:
- Đoạn văn viết phải đảm bảo tính thống nhất về chủ đề,
- Lời văn trong sáng, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả,
- Có sử dụng ít nhất 3 kiểu câu trong số các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
3
* Củng cố: 2’: - Nhận xét ý thức làm bài của HS, thu bài
* Hoạt động nối tiếp: 1’: - Ôn tập văn nghị luận- giờ trả bài tập làm văn số 7
 ________________________________________
Tổ chuyên môn:

Tài liệu đính kèm:

  • docKtra tv 8 tiet 130.doc