CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
1-Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến và nắm rõ chức năng của nó.
2-Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác như câu nghi vấn dùng để yêu cầu, câu cảm thán và biết cách đặt câu cầu khiến.
3.Thái độ: Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống để đạt được hiệu quả giao tiếp .
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGV-SGK, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận theo cặp,quy nạp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.(1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
a. Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác? Em hãy lấy một ví dụ minh họa?
Tuần 22 Từ (18 -23/1/10) Tiết 82 CÂU CẦU KHIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS 1-Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến và nắm rõ chức năng của nó. 2-Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác như câu nghi vấn dùng để yêu cầu, câu cảm thán và biết cách đặt câu cầu khiến. 3.Thái độ: Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống để đạt được hiệu quả giao tiếp . II. CHUẨN BỊ GV: SGV-SGK, bảng phụ. HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận theo cặp,quy nạp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.(1 phút) 2-Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) a. Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác? Em hãy lấy một ví dụ minh họa? b.Tìm câu nghi vấn trong bài tập 2?( Nếu HS trả lời tốt câu a thì hỏi thêm câu hỏi b để đạt điểm giỏi) 3- Bài mới: (1 phút) -GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? -HS trả lời , Gv dùng câu trả lời đó vào bài mới. Chúng ta vừa học đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn( loại câu phân theo mục đích nói), hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu loại câu thứ 2 đó là “ Câu cầu khiến”. Loại câu này có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG TG Gọi Hs đọc yêu cầu và ví dụ 1(treo bảng phụ số 1) Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy xác định câu cầu khiến trong đoạn trích trên? ( Gv gạch chân ở bảng phụ) Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? Gv phân tích khả năng kết hợp của các từ cầu khiến : -Các từ: hãy ,đừng, chớ đứng trước động từ biểu thị nội dung cầu khiến. -Các từ : đi, thôi, nàothường đứng sau động từ biểu thị nội dung cầu khiến. (GV ghi lưu ý này lên góc bảng và giữ lại đến hết tiết học.) Dấu kết thúc câu cầu khiến? Câu cầu khiến trên dùng để làm gì? ( Nếu HS không trả lời đươcï, gợi ý:có nhiều chức năng các em đã được học ở lớp dưới như: khuyên nhủ, ra lệnh, yêu cầu, em hãy xác định xem các câu trên dùng để làm gì?) Gv chốt kiểu câu cầu khiến. Gv liên hệ BT1 ý thứ 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến. (GV khắc sâu cho học sinh, từ cầu khiến đứng trước và sau động từ). Gọi hs đọc ví dụ (ø treo bảng phụ số 2). Gv nhận xét cách đọc, nếu sai có thể đọc lại. Cách đọc câu” Mở cửa”ở (a) có khác cách đọc câu “ Mở cửa!” ở (b) không? Dấu kết thúc câu? Chức năng của hai câu “ Mở cửa”(a) khác câu “ Mở cửa!” (b) như thế nào? Thế nào là câu cầu khiến? Các loại dấâu kết thúc câu cầu khiến? Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ và giáo viên phân tích. Gọi Hs lấy ví dụ về câu cầu khiến? Em đã học loại câu nào không phải là câu nghi vấn nhưng cũng dùng để yêu cầu? (Treo bảng phu 3ï) Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu nghi vấn có chức năng yêu cầu: Bạn có thể cho tôi mượn cây thước được không?( Có từ nghi vấn và kêt thúc bằng dấu chấm hỏi).Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm than: Chả nhẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!( Câu nghi vấn kết thúc dấu chấm than nhưng có từ nghi vấn được gạch chân).Câu cảm thán : Chao ôi, xuân đã về!( Có từ cảm thán và kết thúc bằng dấu !). Còn câu cầu khiến thì có từ cầu khiến và chấm than. Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi như thế nào? (Gv gợi ý: Xem CN hay người tiếp nhận là những ai) Gv kết luận: Khi thay đổi chủ ngữ thì đối tượng tiếp nhận hành động thay đổi, và thái độ của người nói và người nghe cũng thay đổi. Gv kể cho HS nghe câu chuyện dùng câu cầu khiến. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu câøu khiến?( Gv treo bảng phu 4ï) Tình huống được mô tả trong truyện(c )và hình thức vắng chủ ngữ trong hai câu cầu khiến này có liên quan gì với nhau không? Kiểu câu mà Dế Choắt dùng là gì? Mục đích? Tại sao Dế Choắt không dùng các câu như sgk trích dẫn? Kết luận: Khi dùng câu cầu khiến cần chú ý vai vế, vị trí của mình với đối tượng giao tiếp. -1 Hs đọc to, rõ. -Có 3 câu cầu khiến. a.-Thôi đừng lo lắng. -Cứ về đi b. Đi thôi con -Trả lời -Nghe . -Dấu chấm -Chức năng: a.-Khuyên bảo -Yêu cầu b.Yêu cầu - Nghe -Có các từ cầu khiến: a. Hãy b.Đi c.Đừng -1 Hs đọc -Thảo luận theo cặp từng bàn. -Khác: Đọc câu b nhấn mạnh hơn( ngữ điệu) -Dấu chấm than -Trả lời -Trả lời theo ghi nhớ -Dấu chấm, chấm than( khi ý cầu khiến được nhấn mạnh) -Hs tự do trả lời -Câu nghi vấn -Nghe -Đã làm phần bài học. -Gọi Hs xác định chủ ngữ 3 câu trên a.Chủ ngữ: Vắng( nhưng vẫn biết là Lang Liêu nhờ ngữ cảnh) b.Chủ ngữ: Oâng giáo c.Chủ ngữ: Chúng ta -Thêm, bớt, thay CN a. Thêm “ Con” làm chủ ngữ: nghĩa không đổi nhưng lời yêu cầu nhẹ nhàng hơn, đối tượng tiếp nhận rõ hơn. b. Bỏ chủ ngữ: ý cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự. c. Thay chủ ngữ bằng “các anh”, nghĩa thay đổi, lời đề nghị không có người nói -Nghe -Nghe -Hs lên bảng gạch chân câu cầu khiến và dấu hiệu(nếu có). a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi: b.Các em đừng khóc c. -Đưa tay cho tôi mau!( ngữ điệu cầu khiến) -Cầm lấy tay tôi này!( ngữ điệu cầu khiến) -Hai câu đều vắng chủ ngữ -Có. Trong tình huống cấp bách, đòi hỏi người liên quan phải hành động nhanh, kịp thời, câu cầu khiến phải rút ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ thường vắng mặt. Độ dài câu tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý cầu khiến: Câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh. -Câu nghi vấn( Có từ nghi vấn: hay là) -Nhờ Dế Mèn đào giúp cái ngách(năn nỉ) -Các câu đó ý cầu khiến rõ ràng và mạnh mẽ như ra lệnh. -Phù hợp với tính cách, vị thế củaDế Choắt khiêm nhường và coi mình kém cỏi hơn Dế Mèn I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG. 1. Xét ví dụ (sgk) *Ví dụ 1 Có 3 câu cầu khiến. a.-Thôi đừng lo lắng. -Cứ về đi b. Đi thôi con *.Đặc điểm: Có từ cầu khiến: Đừng, đi, thôi và dấu chấm. *.Chức năng: a.-Khuyên bảo -Yêu cầu b.Yêu cầu *Ví dụ 2 -Hình thức: Câu b đọc nhấn mạnh hơn ( ngữ điệu cầu khiến)và dấu chấm than. - Chức năng: +Câu “ Mở cửa”(a) là câu trần thuật, dùng để trả lời câu hỏi. +Câu “Mở cửa!”(b) là câu cầu khiến, dùng để ra lệnh. 2. Ghi nhớ: SGk 3. Ví dụ. - Nộp tiền sưu ! Mau!( ngữ điệu cầu khiến) -Cậu chớ lo.( từ cầu khiến: chớ) II. LUYỆN TẬP 1.Bài tập 1 -Tìm đặc điểm hình thức: -Nhận xét chủ ngữ: -Thêm, bớt, thay CN: a.Thêm CN nghĩa không đổi nhưng ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn. b.Lược CN: nghĩa không đổi nhưng ý cầu khiến kém lịch sự hơn. c.Thay CN: nghĩa đổi. 2.Bài tập 2: -Tìm câu cầu khiến -Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến. 3. Bài tập 4 -Choắt dùng câu nghi vấn để nài nỉ Mèn là phù hợp với tính cách và vị thế của Choắt so với Mèn. 24 10 4.Củng cố: Đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến?( 2 phút) 5.Hướng dẫn làm bài tập ở nhà: ( 2 phút) ø-BT3: -Nhìn hình thức xem hai câu khác nhau ở điểm nào? -Câu nào thể hiện tình cảm hơn? -BT 5: Các em cần xét người thực hiện hành động là những ai? -Soạn bài “ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”. Các em phải trả lời được câu hỏi: Thuyết minh về danh lam thì cần thuyết minh về những đặc điểm nổi bật nào? KÝ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: