Tiết 77 Văn Bản
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: GD tinh thần yêu quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. Soạn giáo án. Các bức tranh cảnh đánh cá trên biển và chân dung nhà thơ Tế Hanh.
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 31/01/2012 Ngày dạy: 03/02/2012 Tiết 77 Văn Bản QUÊ HƯƠNG Tế Hanh A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: GD tinh thần yêu quê hương, đất nước. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. Soạn giáo án. Các bức tranh cảnh đánh cá trên biển và chân dung nhà thơ Tế Hanh. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Nhớ rừng và cho biết hình ảnh con hổ khi tự do và lúc bị giam cầm có gì khác nhau? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung. G: Gọi HS đọc chú thích * giới thiệu Tế Hanh. H: trả lời G: Cho HS xem chân dung Tế Hanh. H: trả lời G: Hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc bài thơ. H: trả lời Bài thơ được tác giả sáng tác khi nào? H: trả lời Bài thơ thuộc thể thơ gì? H: trả lời. Bài thơ có kết cấu như thế nào? H: trả lời I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tên thât là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi. - Là nhà thơ của quê hương. - Sau 1945, sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến. 2. Tác phẩm: Bài thơ năm 1939 lúc nhà thơ đang học ở Huế, rất nhớ nhà, nhớ quê hương. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ 3. Đọc, từ khó Sgk 4. Bố cục: 4 đoạn Đoạn 1: hai câu đầu Đoạn 2: sáu câu tiếp Đoạn 3: Tám câu tiếp theo Đoạn 4: Bốn câu cuối Hướng tìm hiểu văn bản. G: Gọi HS đọc đoạn đầu của bài thơ. H: trả lời Hai câu thơ đầu, em hình dung được những gì về quê hương của nhà thơ? II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Giới thiệu về làng quê của tác giả: Quê hương nhà thơ ở cửa sông gần biển, người dân làm nghề chài lưới. Lời giới thiệu bình dị, chân thật như bản chất người dân làng chài quê ông vậy. G: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi . H: thảo luận nhóm, trả lời. Tất cả thể hiện nhịp sống tươi vui, khoáng đạt, hăng say lao động của người dân chài. 2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: * Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng => thiên nhiên tươi đẹp, lý tưởng cho những ai làm nghề chài lưới. * Dân trai tráng => những người khỏe khoắn, vạm vỡ, nhanh nhẹn, dũng cảm. * Con thuyền hăng như con tuấn mã cánh buồm rướn thân ra góp gió. Họ ra khơi mang theo cả hồn vía của quê hương. G: Phân tích cảnh đón thuyền đánh cá về bến. Cả dân làng. Âm thanh ồn ào. Trạng thái tấp nập. => Không khí vui vẻ, rộn ràng. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe. => Lời cảm tạ trời đất. Chỉ có những ai đã từng làm nghề chài mới hiểu hết lời cảm tạ mang tính công đồng này. Nghệ thuật? 3. Cảnh đón thuyền về bến: Cả dân làng. Âm thanh ồn ào. Trạng thái tấp nập. => Hình ảnh dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn, họ mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả. Những chiếc thuyền bây giờ mệt mỏi trở về thư giãn và lắng nghe chất muối đang râm ran khắp cơ thể Con thuyền như sinh thể, như một phần của sống lao động của làng chài, gắn bó với làng chài. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào? Trong khổ cuối? 4. Nỗi nhớ quê hương: Tình yêu quê hương luôn thường trực trong lòng nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ Nhà thơ nhớ rất cụ thể: Màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng ra khơi và đặc biệt nhớ cái mùi nồng mặn quá. Cái mùi đặc trưng của vùng biển. G: Nhận xét về nội dung, nghệ thuật bài thơ. III. Tổng kết: Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ dung dị đằm thắm của Tế Hanh. Bài thơ chỉ kể tả đôi nét nhưng nhờ hình ảnh đặc trưng và chắt lọc nên làng chìa ven biẻn hiện lên thật dung dị mà ấn tượng. IV. Luyện tập: Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương của mình Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương của mình. ( hs về nhà làm) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ. - Gọi HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ. 5. HDVN: - Học thuộc lòng bài thơ. - Sưu tầm thơ về quê hương. - Học ghi nhớ và phân tích bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: Khi con tu hú của Tố Hữu. *********************************************** Ngày soạn: 31/01/2012 Ngày dạy: 03/02/2012 Tiết 78 Văn Bản KHI CON TU HÚ Tố Hữu A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu. - Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do). - Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù. - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. 3. Thái độ: Đồng cảm với tâm sự của nhà thơ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt. - Xem tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu. - Chân dung Tố Hữu. 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài. - Tìm hiểu thêm về nhà thơ Tố Hữu qua những bài thơ đã được học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Quê hương và cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung. G:Gọi HS đọc chú thích* về tác giả - sgk/17 H: trả lời G: Hãy nói tóm tắt về cuộc đời và sáng tác của ông! H: trả lời. G: Giới thiệu các tập thơ của Tố Hữu và thể loại sáng tác chính của ông. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? H: trả lời. G: Hãy xác định bố cục của bài thơ. H: trả lời. I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tố Hữu (1920-2002). Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm: 3. Bố cục: Có hai phần: 6 câu đầu và 4 câu cuối. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Em hiểu gì về nhan đề bài thơ? - Là một mệnh đề phụ, chưa là câu à gây sự chú ý. - Tiếng chim: tín hiệu của sự sống , mùa hè. Hãy kể những sự vật mà tác giả nhắc đến trong bức tranh mùa hè? Em có nhận xét già về phạm vi miêu tả đó? Nghệ thuật tác giả sử dụng trong khổ thơ này? H: trả lời II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhan đề bài thơ: - Là một mệnh đề phụ, chưa là câu à gây sự chú ý. - Tiếng chim: tín hiệu của sự sống , mùa hè. 2. Bức tranh mùa hè: - Lúa chiêm đang chín, trái cây, vườn râm, tiếng ve, bắp rây, mảnh sân, nắng đào, bầu trời, tiếng diều sáo. - Phạm vi miêu tả rộng lớn, màu sắc rực rỡ, âm thanh rộn rã, hương thơm ngào ngạt. Cảnh mùa hè đầy màu sắc, âm thanh, hương vị. Mọi vật sống động, đang phát triển hết sức tự nhiên, mạnh mẽ. * Từ ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc: những động từ mạnh mẽ: dậy, lộn nhào. Những tính từ chín, ngọt, đầy, rộng, cao để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Bầu trời được mở rộng và cao thêm những cánh diều được tự do bay lượn. Tất cả tạo ra sự đối lập với không gian chật hẹp trong phòng giam. Tác giả miêu tả cảnh vào hè có phải là cảnh được nhìn thấy trực tiếp hay không? Câu thơ nào cho biết điều đó? H: trả lời Tâm trạng của người tù được thể hiện như thế nào? H: trả lời Hãy so sánh hai câu thơ miêu tả tiếng chim tu hú ở hai khổ thơ? Tiếng chim khổ cuối thành tiếng kêu như giục giã, khơi thêm những cảm giác tù túng. tiếng chim như tiếng đời, tiếng gọi tự do thôi thúc đấu tranh. 3. Tâm trạng của người tù: - Tác giả đang ở trong tù không nhìn thấy trực tiếp cảnh vào hè mà miêu tả theo trí tượng tượng Ta nghe hè dậy bên lòng. - Tâm trạng của người tù là tâm trạng ngột ngạt uất hận. mọi sự vật cả những vật vô tri như cánh dều cũng tự do trong khi đó người cách mạng thì bị tù, không được tự do, bị tách rời khỏi đồng đội, đồng chí. -> Thể hiện khát khao tự do của người tù. =>Tiếng chim mở đầu bài thơ là tiếng chim hiền lành gọi mùa hè đến đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do. Nội dung, nghệ thuật bài thơ? H: trả lời III. Tổng kết: Bài thơ là bức tranh mùa hè đầy sức sống tự do, đối lập với không gian ngột ngạt tù túng trong tù => Thể hiện khát vọng tự do của người tù. IV. Luyện tập Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ. 4. Củng cố: - Cho HS nhận xét nghệ thuật bài thơ. - Cho HS đọc lại bài thơ và nội dung phần ghi nhớ. 5. HDVN: - Học thuộc bài thơ, phân tích. - Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) ************************************************ Ngày soạn: 01/02/2012 Ngày dạy: 04/02/2012 Tiết 79 Tiếng Việt CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Ý thức tự giác học tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:: - Câu nghi vấn có đặc điểm hình thức như thế nào và chức năng chính là gì? Ví dụ! - Kiểm tra vở soạn, vở bài tập. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Tìm hiểu nội dung bài học G: Gọi HS đọc các ví dụ ở mục III, sgk/21.(bảng phụ) H: trả lời Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? H: trả lời G: Vì sao? H: trả lời Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? H: trả lời Những câu nghi vấn trên, nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? H: thảo luận. Qua đó, em hãy nêu những chức năng có thể có của câu nghi vấn? H: cặp đôi chia sẻ, trả lời. Em có nhận xét gì về dấu câu ở ví dụ e? H: trả lời G: Chốt lại vấn đề và gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/22 I. Những chức năng khác của câu nghi vấn: 1. Ví dụ: a. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à! c. Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? d. Cả đoạn văn là một câu hỏi. e. Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nõ, cái con Mèo hay lục lọi ấy! - Có nội dung chỉ sự nghi vấn - Xác định: a. Bộc lộ cảm xúc. b. Đe doạ. c. Đe doạ. d. Khẳng định. e. Bộc lộ cảm xúc. 2. Ghi nhớ: Sgk /22 II. Luyện tập: G:Cho HS thảo luận nhóm để đặt các câu nghi vấn với các chức năng khác nhau. H: Gọi HS trình bày và phân tích. G:Nhận xét và chốt lại vấn đề. 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ ở cả hai bài. - Khái quát lại nội dung bài học cho HS. 5. HDVN: - Học bài. - Làm bài tập sgk, sbt. - Chuẩn bị bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ******************************************************** Ngày soạn: 01/02/2012 Ngày dạy: 04/02/2012 Tiết 80 Tập làm văn THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) 2. Kỹ năng: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ: Ý thức tự giác học tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK C. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đoạn văn? Các câu trong đoạn văn thuyết minh có thể được trình bày như thế nào? - Kiểm tra vở HS. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Đọc bài mẫu và nhận xét cách làm. G:Gọi HS đọc văn bản a, sgk/24. H: đọc Văn bản hướng dẫn cách làm đồ chơi gì? H: trả lời Bài văn thuyết minh đó có mấy phần? Phần nào quan trọng nhất? H: trả lời Phần nguyên vật liệu và phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết hay không? H: trả lời Trong văn bản thuyết minh trên, có thể bổ sung điều gì? H: trả lời G: GV chốt lại I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm): Đồ chơi em bé đá bóng. * Có 3 phần: - Nguyên vật liệu. - Cách làm (quan trọng nhất) - Yêu cầu thành phẩm. * Hai phần cũng rất quan trọng: - Nguyên vật liệu: có chuẩn bị nguyên vật liệu mới có thể tiến hành chế biến, chế tạo được. - Yêu cầu thành phẩm: giúp người làm so sánh, điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm. - Bổ sung số lượng cụ thể của nguyên liệu. G: Gọi HS đọc văn bản b, sgk/25. H: đọc Văn bản thuyết minh về vấn đề gì? H: trả lời Cách thuyết minh có gì khác với văn bản a? H: thảo luận, trả lời Cách trình bày nội dung của hai văn bản trên như thế nào? H: trả lời Trình tự các phần trong hai văn bản trên có thay đổi được không? H: trả lời G: Chốt lại kết cấu của bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). H: trả lời G: Gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/26 H: đọc G: Hướng dẫn học sinh luyện tập * Thuyết minh về cách nấu một món ăn. - Ở phần nguyên vật liệu có đề ra số liệu cụ thể à người thực hiện dễ chuẩn bị. Phần yêu cầu thành phẩm cũng có khác vì món ăn khác với đồ chơi. - Trình bày ngắn gọn bằng những gạch đầu dòng à dễ theo dõi, dễ thực hiện. - Đã sắp xếp hợp lí, không thể thay đổi. * Ghi nhớ: Sgk/ 26 II. Luyện tập: 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại Ghi nhớ. - Đọc một số bài văn thuyết minh cho HS nghe. 5. HDVN: - Làm bài tập. - Chuẩn bị bài Tức cảnh Pác Bó *******************************************
Tài liệu đính kèm: