Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Tiết 133-134: TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)

A- Mục tiêu bài học:

- Giúp hs củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm VB nghị luận và VB nhật dụng học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi VB.

- Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, sơ đồ hóa.

B- Chuẩn bị:

- Đồ dùng :

 C- Tiến trình tổ chức dạy - học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra:

3- Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 133, 134: Tổng kết phần văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 133-134: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
A- Mục tiêu bài học: 
- Giúp hs củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm VB nghị luận và VB nhật dụng học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi VB.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, sơ đồ hóa.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
 C- Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1- ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra: 
3- Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Qua các VB trg bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là VB nghị luận ?
-Gv: Điều này đã đc thể hiện trg các VB ở bài 22, 23, 24, 25 và 26. VD: ở bài Chiếu dời đô: V.đề đặt ra trg bài này là cần phải dời đô. Để thuyết phục các quần thần trg triều đình, Lí Công Uẩn đã XD đc một hệ thống lập luận lô gic, chặt chẽ với 3 luận điểm: Các vua đời xưa của TQ cũng dời đô nhiều lần để cho vận nc lâu dài, phong tục phồn thịnh; Nhà Đinh, nhà Lê cứ đóng đô ở đất Hoa Lư chật hẹp khiến cho triều đại không đc lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không đc thích nghi; Thành Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nc, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, cần phải dời đô về nơi ấy để đưa đất nc đi lên.
-Em thấy VB nghị luận trung đại (các VB trg bài 22, 23, 24, 25 ) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (VB trg bài 26 và các VB nghị luận đã học ở lớp 7 ) ?
-Gv: Nội dung, phương thức biểu đạt của các VB đó đều là nghị luận, nhưng thể văn thì lại khác nhau: Chiếu dời đô: chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Hịch tướng sĩ: hịch là thể văn do vua chúa, tướng lĩnh kêu gọi chống giặc. Nước Đại Việt ta: cáo là thể văn do vua chúa dùng để công bố kết quả của sự nghiệp. Bàn luận về phép học: tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
-Hãy chứng minh các VB nghị luận (trg bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều đc viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao ?
-Gv: VD như Chiếu dời đô: về lí là dời đô để mở mang, p.tr đất nc; đô cũ không còn phù hợp, cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn. Về tình là thể hiện lòng thương dân, vì nc, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nc và thể hiện thái độ thận trọng, chân thành với bề tôi. Về chứng cớ là những lần dời đô trg lịch sử TQ và về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại la.
-Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các VB trg bài 22, 23, 24 ?
-Qua VB Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo đc coi là bản tuyên ngôn độc lập của DT VN khi đó ? 
-Gv: NQSHà- LTKiệt- TK XI, BNĐCáo- NG.Trãi- TK XV, Tuyên ngôn ĐL- HCM- TK XX. Sở dĩ 2 TP đầu đc coi là bản tuyên ngôn ĐL của DT VN vì: Cả 2 đều khẳng định dứt khoát chân lí VN (Đại Việt) là một nc ĐL, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản Tuyên ngôn ĐL (1945): Nc VN có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nc tự do, độc lập. Toàn thể ndân VN quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền ĐL ấy. 
-So với bài Sông núi nước Nam (lớp 7) cũng đc coi là tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trg VB Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ?
-Gv: Rõ ràng trải qua 4 TK, ý thức ĐL DT, quan niệm về Tổ quốc của cha ông ta đã có những bước tiến dài. Tư tưởng của Ng.Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trc cả thời đại.
-Lập bảng thống kê các VB văn học nước ngoài đã học theo các mục: Tên VB, tên tác giả, tên nc, thế kỉ, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật ?
-Chọn học thuộc lòng hai đoạn ở hai VB khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng.
-Nhắc lại chủ đề của ba VB nhật dụng đã học ? Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà mỗi VB sử dụng ?
-Em đã đc học những VB nhật dụng nào ở lớp 6,7 ? (Lớp 6: Cầu Long Biên- chứng nhân LS, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh gia đỏ. Lớp 7: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, CCTCNCBBê, Ca huế trên sông Hương).
-Các VB trên đề cập đến những v.đề gì? (Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích LS; bảo vệ đất đai, quyền DT; nhà trường và gia đình; giữ gìn và bảo vệ văn hóa, phong tục cổ truyền DT). Lớp 8 đề cập tới môi trường, sức khỏe và dân số.
3-Văn nghị luận:
 Là loại văn dùng lập luận để giải quyết một v.đề trong c.sống XH. Lập luận đc XD bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng lô gíc, chặt chẽ để thuyết phục người đọc.
-Nét khác biệt nổi bật giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại là ở hình thức thể loại: 
+Văn nghị luận hiện đại là một thể văn trg văn xuôi hiện đại như tiểu thuyết, luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên ngôn,... Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống.
+Văn nghị luận trung đại thường đc thể hiện bằng những thể văn cổ của thời phong kiến như chiếu, hịch, cáo, tấu,... với cách diễn đạt dùng nhiều điển tích, điển cố, h/ả ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng . 
4-Sáu văn bản kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao:
-Có lí: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ.
-Có tình: Tình cảm, cảm xúc bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, từ ngữ, quá trình lập luận thể hiện đc niềm tin vào lẽ phải, vào v.đề.
-Chứng cứ: những d.chứng là sự thật hiển nhiên.
 Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trg bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục.
5-Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các VB Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta:
*Giống:
-Về nội dung tư tưởng: Đều thấm nhuần sâu sắc nội dung tư tưởng yêu nc
-Về hình thức thể loại: Đều là văn nghị luận đc viết bằng văn biền ngẫu.
*Khác:
-Về nội dung tư tưởng: ở góc độ lòng y.nc: Chiếu dời đô là ý tưởng chọn vùng đất tốt dời đô để chấn hưng đất nc, XD nền tự chủ cho quốc gia Đại việt. Hịch tướng sĩ khơi dậy lòng căm thù để khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược. Nước Đại Việt ta khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của nc có chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến riêng kết hợp với sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa để chiến thắng giặc ngoại xâm.
-Về hình thức thể loại: Văn nghi luận đc viết bằng các thể văn khác nhau như chiếu, hịch, cáo đem đến sắc thái, giọng điệu riêng cho từng VB.
6-Qua VB Nước Đại Việt ta, người đọc có thể nhận biết TP Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn ĐL của DT VN (đầu TK XV), vì ngay trong phần mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu lên những luận điểm đúng đắn với những luận cứ xác đáng để khẳng định một chân lí lịch sử: nc Đại Việt là một quốc gia ĐL có chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến riêng, đã kết hợp với sức mạnh nhân nghĩa để bao lần đánh bại kẻ thù xâm lược. Và lần này, cũng với sức mạnh của lòng y.nc và tư tưởng nhân nghĩa, quân dân ta lại chiến thắng vẻ vang giặc Minh, đem lại nền thái bình cho đất nc. Bài cáo công bố nền ĐL đã giành đc cho mọi người trg nc đều biết.
-So sánh giữa NQSHà với BNĐCáo thì ý thức ĐL DT của cha ông ta đã có những bước p.tr mới: Trg NQSHà mới nêu 2 yếu tố là lãnh thổ và chủ quyền. Còn BNĐCáo đã có thêm 4 yếu tố khác rất q.trọng đó là văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm.
7-Bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học:
-Cô bé bán diêm- An đéc xen- Đan mạch- XIX- Truyện ngắn: Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh- Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
-Đánh nhau với cối xay gió- Xéc van tét- Tây Ban Nha- XVII- Tiểu thuyết: Sự tương phản vè mọi mặt giữa ĐKHT và Xan chô Pan xa, cả 2 đều có những mặt tốt và xấu đáng quí và đáng phê phán- Kể chuyện hấp dẫn với nghệ thuật đối lập và giọng văn hài hước.
-Chiếc lá cuối cùng- O Hen ri- Mĩ- XIX Truyện ngắn: Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
-Hai cây phong- Ai ma tốp- Nga- XX- Truyện ngắn: Tình yêu q.hg da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy sen- Câu chuyện đạm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội họa, m.tả sinh động.
-Đi bộ ngao du- Ru xô- Pháp- XVIII- Tiểu thuyết: Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với quá trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khỏe- Giải thích, chứng minh luận điểm bằng các dẫn chứng chân thật và hấp dẫn.
8-Chủ đề của các VB nhật dụng và phương thức biểu đạt chủ yếu:
-TTVNTĐNăm 2000- thuyết minh: Cần nhận rõ tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông để có hành động cụ thể cải thiện môi trường sống và bảo vệ Trái Đất.
-ÔDTLá- thuyết minh: Nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch, cần phải có quyết tâm cao và biện pháp triệt để chống lại nạn hút thuốc lá, bảo vệ sức khỏe con người.
-BTDSố- nghị luận (kết hợp với tự sự và thuyết minh): Cảnh báo về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là những nc chậm phát triển để mọi người có ý thức và hành động đúng đắn về vấn đề này. 
D- Hướng dẫn học bài: 
- Học bài theo nội dung ôn tập (Đọc lại các VB, học lại ghi nhớ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng VB).
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 133134 Tong ket phan van tiep theo.doc