Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì II

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì II

Văn bản : NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp hs nắm được :

1. Kiến thức :

- Sơ giản về phong trào thơ mới

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại , vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ « Nhớ rừng » .

2. Kĩ năng :

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

II.Chuẩn bị.

- Soạn bài

- Phương tiện : sgk, tranh chân dung tác giả

- Phương pháp : giảng bình, thỏa luận nhóm, gợi mở

III. Lên lớp

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra sách vở , bài soạn của học sinh)

 

doc 111 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 73 , 74
Ngày soạn : 01/ 01/ 2012
Ngày dạy : 02/ 01/ 2012
Văn bản : NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ) 
I. Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs nắm được : 
1. Kiến thức :
- Sơ giản về phong trào thơ mới
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại , vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ «  Nhớ rừng » .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
II.Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện : sgk, tranh chân dung tác giả
- Phương pháp : giảng bình, thỏa luận nhóm, gợi mở
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra sách vở , bài soạn của học sinh) 
3) Bài mới.
GV giới thiệu bài : Ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca ( Hoài Thanh) . Đó là một phong trào thơ có tính chất cách mạng, tiểu tư sản ( 1932- 1945) gắn liền với tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh.... Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ. 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản. 
? Nêu vài nét về tác giả ? 
GV nói sơ giản về phong trào thơ mới : 
Thơ mới là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp tri thức từ năm 1932 đến năm 1945 . Ngay ở giai đoạn đầu thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật nước nhà. 
? Em biết gì về bài thơ «  Nhớ rừng » ? 
- Nhớ rừng là bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại. Sự ra đời của bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới. 
GV hướng dẫn học sinh đọc : đoạn 1, 4 -> giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất. Đoạn 2, 3, 5 -> giọng vừa hào hứng vừa tiếc nuối, tha thiết và bay bổng để rồi kết thúc bằng câu thơ than thở đầy bất lực. 
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- 5 ®o¹n
§1 : c¶nh ngé bÞ tï h·m
§2 : nçi nhung nhí niÒm khao kh¸t tù do
§3 : ngoµi nçi nhí cßn cã sù kiªu h·nh cña nçi thÊt väng
§4 : sù khinh ghÐt cña con hæ đối với thực tại tầm thường.
§5 : niÒm ®au ®ín v« väng cña kÎ anh hùng sa cơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích
? Tâm trạng của hổ khi ở vườn bách thú ?
? Từ tâm trạng của hổ em liên hệ gì đến con người ?
? Em hãy tìm những chi tiết diễn tả nỗi nhớ da diết cỏa con hổ về một thời quá khứ đã trôi qua ?
- Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già. Ta biết ta chúa tể của muôn loài.
? Nỗi nhớ gợi lên một tâm trạng như thế nào ?
- Cụ thể, chính xác và tường tận tất cả một quá khứ oai hùng của ngày xưa được vẫy vùng thỏa sức trong bầu trời tự do của riêng mình.
? Ở khổ thứ 3 em tâm đăc với câu thơ nào ? hãy trình bày cảm xúc đó ?
HS có thể chọn chú ý vào 2 câu.
- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan: Tư thế lãng mạn và tự do của đỉnh cao niềm kiêu hãnh hiên ngang -> sự quyến rũ đam mê tột đỉnh.
- Đâu những chiều lênh lángmảnh mặt trời gay gắt: Nỗi say sưa của sự chờ đợi tạo niềm khao khát vô bờ bến một không gian huyền ảo.
? Em hãy tìm những chi tiết diễn tả nỗi uất hận của con hổ trước cảnh vườn bách thú đầy tầm thường giả dối ?
- Ghét những cảnh không đời nào thay đổi. Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu.
? Hãy phân tích nỗi chán trường, ngao ngán của con hổ ở vườn bách thú ?
\.
? Em hãy đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
- Thơ tự sự mang đậm nét trữ tình bộc lộ tâm trạng nhân vật khắc khoải.
- Gửi gắm tình cảm yêu nước tha thiết qua lời một con hổ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nªu 1 vµi nÐt ®Æc s¾c nghÖ thuËt cña bµi th¬
? Qua lêi con Hæ nhµ th¬ ®· göi g¾m t×nh c¶m g× ?
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 4 : Luyện tập
Gọi hs đọc diễn cảm bài thơ
Phần ghi bảng
I. Đọc, hiểu văn bản.
1)Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Thế Lữ (1907 – 1989), quê : Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của ptrào thơ mới buổi đầu.
b)Tác phẩm
In trong tập thơ “Mấy vần thơ”, tiêu biểu cho phong cách Thế Lữ.
2. Đọc –chú thích – bố cục 
3. Phân tích
3.1)Nỗi căm hờn trong cũi sắt.
-Thấm thía nỗi bất lực và ý thức tình thế cay đắng của mình cam chịu cảnh nhàm chán mặc cho ngày tháng dần trôi và từ đó nỗi tủi nhục trào dâng.
Một nỗi đau đớn khi cảnh nước mất nhà tan, người dân mất tự do.
3. 2) Nỗi nhớ quá khứ.
- Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già. Ta biết ta chúa tể của muôn loài.
-> Cụ thể, chính xác và tường tận tất cả một quá khứ oai hùng của ngày xưa được vẫy vùng thỏa sức trong bầu trời tự do của riêng mình.
- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan: 
=>Tư thế lãng mạn và tự do của đỉnh cao niềm kiêu hãnh hiên ngang
 -> sự quyến rũ đam mê tột đỉnh.
3.3)Khát khao tự do.
- Bị xem nhẹ những giả dối, những trò lừa bịp vừa tầm thường vừa kệch cỡm.
- Ta đương theo to lớn: Giấc mơ thuộc về quá khứ cháy bỏng.
II.Tổng kết.
Ghi nhớ
III. Luyện tập
Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học
 Dặn dò
Học thuộc bài thơ . Học thuộc ghi nhớ sgk
Chuẩn bị bài “ Câu nghi vấn” . 
---------------------------------------------------------------------------
Tuần 20 Tiết 75
Ngày soạn : 01/ 01/ 2012
Ngày dạy : 06 / 01/ 2012
Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs nắm được:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
- Chức năng chính của câu nghi vấn
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và hiểu tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện: sgk, 
Phương pháp: , gợi mở, thảo luận nhóm
III. Lên lớp 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói ?
3) Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính.
? Trong các đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?
-Sáng nay người ta đánh u có đau lắm không?
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
-Hay là u thương chúng con đói quá?
? Như vậy chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để làm gì? ( dùng để hỏi) 
? Qua Vd trên hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ? 
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1,2,3,4.
Thảo luận nhóm trình bày trước lớp
I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1. Ví dụ
-Sáng nay người ta đánh u có đau lắm không?
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
-Hay là u thương chúng con đói quá?
-> Kết thúc bằng dấu hỏi,dùng mục đích để hỏi,chứa những từ nghi vấn: (có) không , làm sao , có từ “hay”( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
2.Kết luận
Ghi nhớ sgk
II.Luyện tập. 
Bài 1:Câu nghi vấn:
-Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?- -> -> Tõ kh«ng vµ dÊu ? ë cuèi c©u
-Tạisao con người lại phải khiêm tốn như thế?
-Văn là gì?Chương là gì?
-Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
Bài 2:Cơ sở xác định
-Dấu hỏi kết thúc các câu.
-Các câu đều chứa các từ dùng để hỏi.
Bài 3:
Các câu đều không kết thúc bằng dấu chấm hỏi vì ở đây không dùng để hỏi.
Bài 4:
Về hình thức và mục đích đều dùng để hỏi.
-Ý nghĩa câu 1 hỏi thăm xã giao khi lâu ngày mới gặp.
-Ý nghĩa câu 2 hỏi thăm khi đã biết bị ốm rồi bây giờ gặp lại .
4 .Củng cố 
Gv hệ thống bài
5. Dặn dò :
 Học bài và chuẩn bị bài mới “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” .
-----------------------------------------------------------------------
Tuần 20 Tiết 76
Ngày soạn : 01/ 01/2012
Ngày dạy : 6/ 01/ 2012
 Tập làm văn : VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được về : 
1. Kiến thức 
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh 
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh .
2. Kĩ năng
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh 
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
II. Chuẩn bị
Soạn bài
Phương tiện : sgk, bảng phụ
Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp 
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ :
 ? Đặc điểm của văn bản thuyết minh ?
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 
? Đoạn văn là gì ? 
- Đoạn văn là bộ phận của bài văn, viết đoạn văn tốt là điều kiện để viết tốt bài văn. ĐV thường gồm 2 câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. 
HS đọc đoạn 1 sgk
? Đoạn 1 viết về chủ đề gì ? 
? Đoạn văn có mấy câu, nêu nội dung của mỗi câu ?
? Câu nào nêu nội dung khái quát của chủ đề ? 
? Vậy các câu 2,3,4, 5 có nhiệm vụ gì ? Có quan hệ ntn với câu 1 ? 
? Qua đó ta thấy đv 1 được trình bày theo cách nào ? 
? Nhắc lại thế nào là đv được trình bày theo cách diễn dịch ? 
HS đọc đoạn văn 2
? Đối tượng được nói đến trong đoạn văn 2 là ai ? 
? Mỗi câu biểu đạt nội dung gì về đối tượng ? 
? Ba câu này có nội dung bao hàm nhau không ? 
- Không, mỗi câu diễn đạt một khía cạnh khác nhau về PVĐ.
? Vậy ở đoạn văn này, làm thế nào để duy trì đối tượng và liên kết các câu trong đoạn văn ? 
? Đv trên được trình bày theo cách nào ? 
? Qua phân tích 2 ví dụ trên ta thấy để viết đv thuyết minh ta cần phải làm những gì ? 
Xác định đúng chủ đề
Chọn cách trình bày. 
HS đọc phần 1 ghi nhớ sgk
? Học sinh đọc 2 đoạn văn sgk
HS thảo luận nhóm : 
Xác định chủ đề ?
Nêu trình tự thuyết minh của mỗi đoạn văn. ?
Xác định phần chưa chuẩn ? 
Sửa lại ? 
Đại diện nhóm trả lời 
Gv nhận xét, kết luận. 
? Vậy qua 2 vd trên , ta thấy khi trình bày các đv ta cần chú ý những gì ? 
? Nêu 1 số cách trình bày các đoạn văn ? 
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
? Hs đọc bài tập 1- xác định yêu cầu. 
? Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn «  Giới thiệu trường em » ? 
- HS viết đoạn văn
- HS trình bày
- Nhận xét, sửa chữa. 
- GV ®­a ra c©u chñ ®Ò.
? H·y viÕt thµnh ®o¹n v¨n thuyÕt minh 
? §èi t­îng thuyÕt minh?
? §Ó lµm s¸ng tá chñ ®Ò trªn cÇn ph¶i nªu ®­îc nh÷ng g× ?
? Em ®Þnh viÕt ®o¹ ... liên đội TNTP Hồ Chí Minh. 
- Người viết: PHT Ngyễn Văn Bằng 
 Liên đội trưởng: Trần Mai Hoa (cấp trên)
- Người nhận: Các GVCN + lớp trưởng các lớp. 
 Các chi đội TNTP HCM trong toàn trường. 
( cấp dưới) 
- Mục đích TB: truyền đạt 
thông tin cụ thể để người có 
? Qua 2 văn bản hãy cho biết nội dung của thông báo thường là gì? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo? 
liên quan được biết à thực hiện
2. Kết luận
- Thông báo là loại văn bản truyền đạt thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền hoặc những ai quan tâm nd thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. 
? Qua 2 văn bản trên em rút ra những đặc điểm chính của văn bản TB ?
- Văn bản TB phải cho biết rõ ai TB, TB cho ai, nd công việc, qui định thời gian, địa điểm  cụ thể chính xác. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm văn bản TB
II. Cách làm văn bản thồng báo. 
1. Tình huống cần viết văn bản thông báo
- Gọi HS đọc mục 1 (SGK/142)
? Hãy nhận xét và giải thích cách viết 3 tình huống trên ?
- Tình huống (a): cần viết bản tường trình với cơ quan công an
? Hãy nêu 1 vài trường hợp cần viết TB trong học tập, sinh hoạt ở trường ?
? Hãy nêu các bước cần có để viết 1 văn bản TB ?
- Tình huống (b): viết thông báo
- Tình huống (c): viết thông báo
2. Cách làm văn bản TB:
Yêu cầu Hs viết 1 văn bản TB với nội dung tình huống trên
- Thể thức: giống văn bản tường trình
- Nhận xét
- Bổ sung:
+ Tên cơ quan chủ quản và đơn vị thường trực (góc bên trái)
- Gọi 1 HS đọc mục 2
+ Số thông báo (góc trái)
+ Nơi nhận (góc dưới bên trái)
? Vậy cách làm 1 văn bản TB cần lưu ý điều gì ?
* Ghi nhớ: Văn bản TB phải tuân thủ thể thức hành chính, 
có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ,
- GV: Nêu phần lưu ý (3)
Lời văn TB cần rõ ràng chính xác, tránh để người đọc hiểu lầm, Trình bày TB cần theo đúng mẫu chuẩn; TB cần gửi đến tay người nhận kịp thời
tên văn bản, ngày tháng người nhận người thông báo, chức vụ người thông báo mới có hiệu lực.
4. Củng cố
 - GV hệ thống toàn bài. 
5. Dăn dò.
 - Học bài và chuẩn bị baì 
 - Viết bản TB với nội dung đơn giản gắn với thực tế.
 - Chuẩn bị kĩ: Chương trình địa phương (Theo câu hỏi SGK)
	Câu hỏi 2: (Chuẩn bị theo nhóm/tổ)	
Tuần 37 Tiết 138
Ngày soạn : 14/ 05/ 2011
Ngày dạy : 17/ 05/ 2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS nắm được trọng tâm : 
1. Kiến thức :
- Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân. 
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
- Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xung hô ở địa phương đang sinh sống ( hoặc ở quê hương) . 	
II. Chuẩn bị:
Soạn bài
Phương tiện sgk, chuẩn kiến thức...
Phương pháp : Nêu vấn đề, gợi mở. 
III. Lên lớp 
1/ Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích. 
1. Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích đã cho:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1
- Từ ngữ địa phương: “u” dùng để gọi mẹ
H: Hãy tìm từ xưng hô địa phương trong các đoạn văn trích
- Từ ngữ toàn dân: mẹ, con, tôi
H: Tìm những từ xưng hô là từ toàn dân ?
- H: Những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân không thuộc lớp từ địa phương ? 
- Biệt ngữ XH: “mợ” dùng gọi mẹ
Hoạt động 2: Tìm từ xưng hô ở địa phương. 
2. Tìm từ xưng hô ở địa phương
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2
- Yêu cầu thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Đại từ chỉ người: tui, choa, qua (tôi) tau (tao), mi (mầy), bầy tui (chúng tôi), hấn (hắn).. 
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: bo thầy, tía, ba (bố); u, bậu, đẻ, mạ, má (mẹ), công (ông), mệ (bà), cố (cụ); bá (bác) thầy (cho)
Hoạt động 3: Tìm hiểu phạm vi sử dụng TNĐP trong giao tiếp 
3. Phạm vi sử dụng từ xưng hô địa phương trong giao tiếp
- Yêu cầu HS đọc câu 3
- Gọi 1 à 3 HS nêu ý kiến
- Nhận xét
- Ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn hoặc ở nước ngoài, trong gia tộc, gia đình
- Sử dụng trong tác phẩm văn học ở 1 mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm
- Không được dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia
4 . Củng cố  
 - Gv hệ thống bài
5. Dặn dò : Ôn bài, chuẩn bị bài «  Luyện tập văn bản thông báo ». 
Tuần 37 Tiết 139
Ngày soạn : 14/ 05/ 2011
Ngày dạy : 17/ 05/ 2011
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh nắm được trọng tâm : 
Kiến thức : 
Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính. 
 Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo.
Kĩ năng :
Nhận biết thành thạo tình huống cần viết văn bản thông báo. 
Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt. 
Tự học bằng cách vận dụng kiến thức ở giờ học trước để thực hành , nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản, viết được văn bản thông báo đúng qui cách. 
II. Chuẩn bị:
- Soạn bài 
- Phương tiện : sgk, chuẩn kiến thức , bảng so sánh 4 kiểu văn bản đã học: đề nghị, báo cáo, tường trình, thông báo.
- Phương pháp : nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở. 
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nhắc lại cách làm 1 văn bản TB ? Những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tường trình và thông báo.
3. Bài mới
 Vậy ngoài những điểm khác nhau giữa 2 văn bản ấy, các văn bản điều hành: đề nghị, báo cáo  ntn ?
Cách làm một văn bản TB ra sao ? à Tiết luyện tập  hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lí thuyết.
I. Ôn tập lí thuyết
- GV gọi 1 HS đọc mục 1
- Gọi HS trả lời (4HS)
* Những tình huống cấm làm các loại văn bản
- GV nhận xét tổng kết
Treo bảng hệ thống (treo bảng phụ)
- Lưu ý (văn bản TB)
Ai thông báo ? (xd chủ thể)
- Thông báo: cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đ2, N2, cần thông báo cấp dưới hoặc nhân dân trương, chính sách, việc làm 
. 
. TB cho ai ? (xđ đối tượng)
. Trong tình huống nào ? (xđ nguyên nhân, điều kiện)
. TB về việc gì (xác định nội dung cần cụ thể, chuẩn xác, rõ ràng)
- Tường trình: cấp dưới, cá nhân nêu rõ một vấn đề, 1 sự việc, 1 hành động, kết quả  để cấp trên hoặc cơ quan tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét kết luận 
. TB như thế nào ? (XĐ hình thức, bố cục)
Báo cáo: cấp dưới cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, đã được giao trước cấp trên có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong đại hội trong trường hợp định kì, đột xuất
- Đề nghị: cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu cầu, đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên, tổ chức có liên quan xem xét giải quyết
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1
1.
- Hãy lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các tình huống sau ?
a. Thông báo
- Hiệu trưởng viết
- Hãy nêu rõ, người viết, người nhận, nội dung ?
- Người nhận: giáo viên, học sinh toàn trường
- Nội dung: kế hoạch tổ chức kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ
b. Văn bản: báo cáo
- Người viết: các chi đội
 - Người nhận: ban chỉ huy liên đội
- Nội dung: tình hình hoạt động của chi đội trong tháng 
c. Văn bản: thông báo
- Ban quản lí dự án
- Bà con nông dân có đất đai
hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung: thông báo chủ 
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
? Hãy chỉ ra chỗ thiếu, sai trong văn bản TB trên ?
Hãy sửa lại cho phù hợp
Nhận xét
Thiếu: Số thông báo, nơi nhận
Sai: tên thông báo, địa điểm ngày tháng năm viết thông báo sai qui định (đặt trên tên văn bản)
Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học
Gọi HS đọc bài 3
- TB tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt trong tuần
- Hãy nêu một số tình huống cụ thể cần viết thông báo ?
- TB kế hoạch tham quan thực tế
- TB kế hoạch hoạt động hè năm 2005 – 2006
Yêu cầu HS đọc bài 4
4.
- Yêu cầu HS viết bản TB với tình huống tuỳ chọn (bài 3)
PHÒNGGDHM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NPT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Số: 05/TB 
 NPT, ngày tháng năm
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày
THÔNG BÁO
Về: 
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
Kính gửi:
Nội dung
Đề nghị:
Nơi nhận
Chức vụ người viết
Kí tên
(ghi rõ họ tên)
4. Củng cố 
 - Gv hệ thống bài
5. Dặn dò
 Ôn bài, chuẩn bị bài mới.
Tuần: 37 Tiết 140 
Ngày soạn : 14/ 05/ 2011
Ngày dạy : 17/ 05/ 2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh: 
+ Đánh giá được chất lượng bài làm của mình về 3 phân môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn , nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để cố gắng trong năm học tới
+ Nắm chắc những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 8.
II. Chuẩn bị
 -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá
 - Trò: Xem lại yêu cầu của đề.
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nhận xét
* Ưu điểm : 
- Nhiều em nắm vững kiến thức , bài làm có chất lượng
- Trình bày khoa học, sạch đẹp, có ý thức làm bài tốt. ( Gv nêu 1 số bài để học sinh học tập)
* Nhược điểm: 
- Câu hỏi tập làm văn : bài viết của một số em lập luận chưa chặt chẽ, rời rạc, lủng củng. Giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết chặt chẽ. 
- Một số em không cố gắng . Nhiều bài chữ xấu, viết sai chính tả, trình bày quả cẩu thả, ý thức làm bài kém. (GV nêu tên 1 số bài để học sinh rút kinh nghiệm) 
Hoạt động 2: Trả bài 
- Gv chữa bài theo đáp án
- Học sinh xem lại bài, phát biểu ý kiến ( nếu có)
 Gv giải đáp các ý kiến của học sinh ( nếu có)
Hoạt động 3: - Ghi điểm vào sổ điểm lớn.
 - Sau đó Gv thu lại bài
4. Củng cố 
- Gv nhấn mạnh, yêu cầu học sinh khắc phục các lỗi đã mắc phải
- Ghi nhớ những kiến thức văn bản và tiếng Việt, tập làm văn đã học ở lớp 8
5. Dặn dò
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở lớp 8. 
---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docki II.doc