Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì 1

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì 1

Tiết 1 - 2 Văn bản TÔI ĐI HỌC

 (THANH TỊNH)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS :

 - Cảm nhận được những xúc cảm chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách tới trường. Đó là những kỉ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.

 - Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường ,quê hương thân yêu.

 - Tích hợp với phần Tiếng Việt bài: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ; phần Tập làm văn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

 - Rèn luyện năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.

B. CHUẨN BỊ

 + GV: - Soạn bài, ảnh chân dung nhà văn Thanh Tịnh, nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan khác .

 + HS: - Soạn bài, tìm đọc thêm các tài liệu liên quan khác.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

3. Dạy bài mới:

 

doc 161 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 24 tháng 8 năm 2008
Tiết 1 - 2 Văn bản Tôi đi học 
 (Thanh Tịnh) 
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
 - Cảm nhận được những xúc cảm chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách tới trường. Đó là những kỉ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
 - Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường ,quê hương thân yêu.
 - Tích hợp với phần Tiếng Việt bài: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ ; phần Tập làm văn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.
B. Chuẩn bị 
 + GV: - Soạn bài, ảnh chân dung nhà văn Thanh Tịnh, nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan khác ...
 + HS: - Soạn bài, tìm đọc thêm các tài liệu liên quan khác...
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV
 HĐ của HS và nội dung cần đạt
 Hđ 1: Giới thiệu bài
 Từ khi cắp sách tới trường đến nay em
đã mấy lần tham dự buổi tựu trường?Em nhớ nhất là lần nào? Vì sao?
HĐ 2:
 GV cho HS tự nghiên cứu thông tin về tác giả ở chú thích (SGK, tr 8).
- Hãy trình bày những nét hiểu biết chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Thanh Tịnh?
GV bổ sung thêm.
 Trước cách mạng ông chủ yếu dạy học và viết thơ văn. Sau cách mạng tháng Tám, ông hoạt động tại Huế và vào bộ đội 1948, làm cộng tác Văn hoá, Văn nghệ tại Việt Bắc; từ năm 1954, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội và tiếp tục viết thơ, văn. Đặc biệt là tập truyện thơ Đi từ giữa một mùa sen dài gần 2000 câu thơ kể về thời niên thiếu của Bác Hồ từ lúc chào đời đến năm 15 tuổi.
- Nêu xuất xứ của truyện ngắn Tôi đi học?
GV truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh là trang văn thấm đẫm chất thơ, từng được nhiều thế hệ học trò yêu thích và học thuộc.
GV hướng dẫn HS đọc với giọng điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển.
GV gọi HS đọc.
GV gọi HS nhận xét sau đó GV đánh giá.
GV kiểm tra việc giải nghĩa một số từ ngữ khó của HS.
GV nhắc HS lưu ý các từ ngữ ở chú thích (1), (2), (6), (7).
H đ 3: 
- Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Có những nhân vật nào được kể và ai là nhân vật chính?
- Vì sao, em xác định đó là nhân vật chính?
- Truyện ngắn Tôi đi học được xẩy ra theo tình huống nào? Kể theo trình tự không gian và thời gian nào?
- Tương ứng với các trình tự là ứng với các đoạn văn nào trong văn bản?
- Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc, gần gũi nhất trong em? Vì sao?
- Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?
- Vì sao không gian và thời gian ấy lại trở thành kỉ niệm đáng nhớ trong tâm trí của tác giả?
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của tôi trên đường tới trường?
- Tại sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy?
- Tâm trạng đó chứng tỏ tôi là cậu bé như thế nào?
- Hãy chỉ ra cái hay được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích ý nghĩa của nó ?
(Hết tiết 1 sang tiết 2)
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của tôi khi đứng trước sân trường?
- Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
- Khi chưa đi học, nhân vật tôi chỉ thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần đầu tới trường, cậu bé lại thấy Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
- Em hiểu như thế nào về suy nghĩ của nhân vật tôi qua hình ảnh so sánh trên?
- Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
- Nhận xét về cái hay và ý nghĩa của các hình ảnh so sánh ấy?
- Khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp tâm trạng của tôi như thế nào?
- Đến đây, em hiểu thêm gì về nhân vật tôi ?
- Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp, nhân vật ''tôi'' lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này?
- Khi bước vào lớp học nhân vật tôi đã có những cảm nhận được những điều gì ?
- Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật tôi ?
- Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình ? 
- ở đoạn cuối văn bản có hai chi tiết:
 - Một con chim ...... Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim.
 - Nhưng tiếng ..... Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc.
- Theo em, những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật '' tôi'' ?
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
HĐ 4:
- Hãy nêu giá trị về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn Tôi đi học ?
HĐ 5:
GV: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học ?
.
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
 - Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, sinh ngày 12- 12 - 1911, mất năm 1988.
- Quê: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
 - Năm 1933 đi làm, vào nghề dạy học và viết văn làm thơ.
 - Tác phẩm chính: tập thơ Hận chiến trường(1937), tập truyện ngắn Quê mẹ( 1941) và Ngậm ngải tìm trầm(1943)....
- Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
b. Tác phẩm
- Truyện Tôi đi học như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
 - Truyện được in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941.
2. Đọc văn bản
 HS đọc bài
 HS nhận xét 
3. Giải nghĩa từ ngữ khó
 HS trả lời
 HS nghe
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Truyện được kể theo lời nhân vật tôi.
 Nhân vật chính là tôi và có thêm các nhân vật phụ khác: mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
- Vì: nhân vật tôi kể nhiều nhất. Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của tôi.
- Tình huống: kể lại buổi tựu trường đầu tiên trong quãng đời học sinh và bộc lộ cảm xúc bỡ ngỡ.
 Kể theo trình tự thời gian và không gian trước sau
+ Đoạn 1: từ đầu đến như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.=> Tâm trạng của tôi trên đường tới trường. 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.=> Tâm trạng của tôi lúc ở sân trường.
+ Đoạn 3: phần còn lại. => Tâm trạng của tôi trong lớp học.
- HS tự bộc lộ
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a . Tâm trạng của tôi trên đường tới trường
- Thời gian: buổi sáng cuối mùa thu (Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh)
- Không gian: trên con đường dài và hẹp.
=> Đây là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
 Là lần ghi dấu kỉ niệm đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường.
 Là khoảnh khắc bỡ ngỡ, nao nao của tâm trạng con người trong lần đầu cắp sách tới trường.
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
- Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổ, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi.
Không còn đi thả diều và nô đùa như các bạn.
- Cảm thấy trang trọng đứng đắn với bộ quần âo.
- Hai quyển vở mới trên tay đã bắt đầu thấy nặng nhưng vẫn cố gắng bặt tay ghì thật chặt. Đề nghị mẹ đưa thêm bút thước để cầm.
=> Do lòng tôi đang có sự tháy đổi: hôm nay đi học. Được trở thành một học trò, hiện thực mà như trong mơ.
 - Tình cảm và nhận thức của một cậu bé đã thay đổi: tự thấy như đã lớn lên, con đường làng không còn dài rộng như trước,..
 - Hiểu và ý thức được vai trò của học hành đối với bản thân mình. 
 - Cho thấy sự nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc của học hành.
 => Cậu bé tôi là người có chí học hành ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thau kém bạn. Đây là ý thức tự lực muốn vươn lên trong học tập ngay từ buổi ban đầu còn bỡ ngỡ.
-> Yêu học hành, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
 HS thảo luận nhóm để trả lời.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh: Cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nỏi bút thước với làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
- Làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật''tôi'' trên đường tựu trường.
b. Tâm trạng của tôi lúc ở sân trường
- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người.
- Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
- Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt, úng túng, vụng về như mình.
-> Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta.
 Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
 Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
 - HS nghe
=> So sánh lớp học với đình làng - nơi thờ cúng, tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn.
 - Phép so sánh này diễn tả xúc cảm về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học.
 - Thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật tôi trong buổi tựu trường.
 -> Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muối bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
=> Cách miêu tả rất độc đáo và sinh động vầ hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường học.
- Bộc lộ những rung động và biến thái tâm lí đáng yêu của những cậu học trò mới.
- Thể hiện khát khao được học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng.
- Cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
 - Khóc, một phần vì lo sợ( do phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ),một phần vì sung sướng(lần đầu được tự mình học tập). 
 - Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước. 
=> Giàu cảm xúc với trường lớp, với người thân.
 - Có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
c. Tâm trạng của tôi khi ngồi trong lớp học
 - Vì tôibắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
 - Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ bên cạnh như ở nhà,..
 -> Một mùi hương lạ xông lên. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay; nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi...lạm nhận là vật riêng của mình; nhìn người bạn..chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào,..
 - Cảm giác lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn và chắp cách cho những ước mơ bay xa.
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè, vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
-> Tình cảm trong sáng, thiết tha gắn bó với bạn bè và lớp học
 - Một chút buồn khi từ giã tuổi thơ.
 - Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân.
- Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành để trường thành, không phụ lòng thầy cô và bố mẹ.
d. Thái độ cử chỉ của người lớn
- Phụ huynh: đều chuẩn bị chu đáo cho con em buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này.  ... rắc bằng chủ yếu là vần bằng.
- Vị trí gieo vần là tiếng cuối của câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1. 
b. Tối: 
- Học sinh đọc. 
- Sai: Sai chữ mở đặt dấu phẩy không đọc sai nhịp thơ.
+ Chữ xanh thì hai trong từ xanh xanh gieo sai vần với chữ che ở trên. 
- Sửa lại ánh xanh xanh thay bằng ánh vàng khê, bóng trăng nhoè, bóng đêm nhoè, ánh trăng loe
II- Tập làm thơ 7 chữ:
a. Hãy làm tiếp hai câu thơ trong bài thơ của Tú xương mà người biên soạn đã giấu đi . 
Tôi thấy người ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
Thả trâu ăn lúa bị trời mắng 
Đêm vẫn lả lơi cùng chị Hằng 
Hoặc: 	
Cõi trần ai cũng chường mặt nó 
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng 
 Ngày02/ 1/2009
Tiết 70
 Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ
	A.Mục tiêu cần đạt: 
	-Tiếp tục giúp học sinh biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 3/4; biết gieo đúng vần. 
	-Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẽ. 
	B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
2.Học sinh: Chuẩn bị thơ ở nhà.
	C.Tiến trình Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định lớp 
	2. Bài cũ 
	?Hãy nêu đặc điểm của thể thơ 7 chữ ? 
	? Đọc thuộc lòng một bài thơ 7 chữ mà em thuộc ? 
	3. Bài mới. 
	1. Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ? 
	- Vui sao ngày đã chuyển sang hè 
	- B B B t t B B 
	Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve 
	 t t B B t t B 
	Phất phới trong lòng bao tiếng gọi 
	Thoảng hương lúa chín gió đồng quê .
	-Vui sao ngày đã chuyển sang hè 
	Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve 
	Trẻ nhỏ trong lòng vui phất phới 
	Ngày hè thoả nguyện thú đồng quê. 
	- GV: Cho học sinh trình bày bài làm của mình, gọi những em khác nhận xét bổ sung. 
	2. Trình bày bài thơ 7 chữ làm ở nhà: 
	- Gọi 1 số em trình bày bài thơ làm ở nhà 
	- Gọi 1 số em khác nhận xét 
	- Giáo viên nêu ưu khuyết điểm và cách sửa chữa. 
	Có thể là: 
	 	Tết sắp đến rồi các bạn ơi ! 
	Đường thôn ngõ xóm thật vui tươi 
	Người người hớn hở chào năm mới 
	Chốn chốn vui mừng đón xuân sang 
D.Hướng dẫn về nhà
	- Nắm vững đặc điểm về vần, nhịp, lụât bằng trắc của thơ 7 chữ. 
	- Làm một bài thơ 7 chữ với đề tài tự chọn. 
	- Ôn tập lại phần Tiếng việt và Ngữ văn đã học từ đầu năm lại nay ( chú ý tác giả, nội dung về nghệ thuật chính của mỗi văn bản).
 Ngày 2/1/2008
Tiết 71: 
 Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh nhận biết được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình. 
-Tiếp tục củng cố phần Tiếng việt về từ vựng học và ngữ pháp đã học từ đầu năm lại nay. 
	B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chấm bài kĩ .
2. Học sinh:
C.Tiến trình hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp. 
	2. Bài cũ ( lồng vào bài mới ) 
	3. Bài mới 
I. Phát bài kiểm tra cho học sinh. 
II. Nhận xét ưu khuyết điểm, công bố đúng sai.
1. Ưu điểm: 
 - Phần trắc nghiệm:- Đa số học sinh làm đúng phần trắc nghiệm ,chọn đúng đáp án câu hỏi, bài tập trắc nghiệm. 
- Phần tự luận: Đã biết sử dụng dấu câu đúng để điền vào chổ thích hợp; Biết viết đoạn văn cảm nhận về vẽ đẹp của người anh hùng cứu nước qua bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn", trong đó sử dụng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 
2. Khuyết điểm: 
- Một số em chưa đọc kỹ câu hỏi trắc nghiệm nên đã chọn đáp án không chính xác.
- Một số quên gạch dưới những từ láy tượng thanh, những trợ từ có trong câu. 
- Một số em chưa biết sử dụng dấu câu đúng để điền vào chổ trống. 
- Một số em viết văn cảm nhận còn yếu. 
D.Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại toàn bộ phần từ vựng và ngữ pháp từ đầu năm lại nay. 
- Ôn lại những bài thuộc lòng để chuẩn bị kiểm tra bốc thăm. 
 Ngày 2/1/2007.
Tiết 72: 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
( giáo viên trả theo đáp án chấm của phòng)
Tiết 73- 74 : Ngày 12/1/2009
nhớ rừng 
 Thế Lữ
 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng , tầm thường , giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú .
Thấy được bút pháp lãnh mạn đầy truyền cảm của nhà thơ .
Phân tích các nét nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
B . Chuẩn bị : - Bài soạn , ảnh nhà thơ Thế Lữ .
C. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
HĐ của HS và nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Bài cũ : Giáo viên kiểm tra vở của học sinh .
Hoạt động 2 : Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài .
Học sinh tìm hiểu phần chú thích .
? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm ?
Giáo viên hướng dẫn đọc : đọc chính xác cần có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn .
? Bài thơ có bố cục như thế nào ?
? Nhớ rừng được viết theo thể thơ gì ?
Chú ý đoạn 1 
? Cảm nhận của con hổ như thế nào khi bị nhốt trong vườn bách thú ?
? Nỗi khổ nào đã biến thành khối căm hờn ? Vì sao ?
? Em hiểu khối căm hờn như thế nào ?
GV: là cảm xúc hờn căm kết đọng đè nặng không có cách giải thoát .
? Qua đó cho chúng ta thái độ của con hổ đối với cuộc sống thực tại như thế nào và nó có nhu cầu được sống ra sao ?
Đoạn 4 
? Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào ?
? Đoạn 4 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
? Thái độ và tâm trạng của con hổ như thế nào trước cảnh tượng đó ?
? Qua tâm sự của con hổ em thấy được tâm sự gì của một lớp người thời bấy giờ?
? Cảnh sơn lâm hùng vĩ được gợi tả qua những chi tiết nào ?
? Chốn sơn lâm hiện lên như thế nào ?
? Trên cái phông rừng núi hùng vĩ đó hình ảnh chúa sơn lâm hiện ra như thế nào ?
? Đoạn 3 được coi như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy . Những điểm gì được miêu tả và miêu tả vào các thời điểm như thế nào ?
? Thiên nhiên hiện lên qua những câu thơ có vẻ đẹp như thế nào ?
? Con hổ nổi bật lên giữa khung cảnh thiên nhiên đó ra sao ?
GV : Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ .
? Một loạt điệp ngữ được tác giả sử dụng có tác dụng gì ?
? Đoạn 3 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
ẩn dụ và nhân hoá .
So sánh và ẩn dụ 
Câu hỏi tu từ và điệp ngữ
Câu hỏi tu từ và so sánh
? ở 2 đoạn này có những câu thơ được coi là tuyệt bút theo em đó là những câu thơ nào?
? Những câu thơ ấy làm nổi bật sự tương phản , đối lập gay gắt hai cảnh tượng , hai thế giới . Hãy chỉ ra tính chất tương phản đó ?
? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ và của con người thời bấy giờ ?
? Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào ?
? Các câu cảm thán mở đầu và kết thúc đoạn có ý nghĩa gì ?
? Giấc mộng ngàn của con hổ là một giấc mộng như thế nào ?
? Nỗi đau ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ?
? Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ ?
? Nêu giá trị nội dung của bài thơ ?
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò :
Về nhà học thuộc lòng bài thơ .
Soạn bài mới .
Làm bài tập ở sách bài tập .
I . Đọc – hiểu chú thích :
1. Tác giả : Thế Lữ (1907- 1989) tên là Nguyễn Thứ Lễ , quê Bắc Ninh .
- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới buổi đầu .
- Góp phần đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ Mới .
- Tham gia sáng tác trên nhiều lĩnh vực .
2. Tác phẩm : Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ (1935)
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc : GV đọc mẫu – gọi học sinh đọc
2. Bố cục – thể loại :
- 5 đoạn – 3 phần ( P1 đoạn 1 , 4 ; P2 đoạn 2 , 3 ; P3 đoạn 5 )
- Thể thơ 8 chữ => đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói ) truyền thống .
3. Phân tích :
a) Tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú 
- Nằm dài -> không được hoạt động -> nỗi khổ .
- Giễu oai linh -> nỗi nhục .
- Chịu ngang bầy -> nỗi bất bình .
Từ chỗ là chúa tể của muôn loài -> nay bị nhốt trong cũi sắt , trở thành trò chơi lạ mắt....., ngang bầy với bọn dở hơi => con hổ căm uất , ngao ngán gậm một khối căm hờn .
- Chán ghét cuộc sống tầm thường , tù túng , chán ngắt .
- Khát vọng tự do .....
- Hoa chăm cỏ xén
 lối phẳng cây trồng
Dải nước đen giả suối ...
Lá hiền lành không bí hiểm 
Bắt chước vẻ hoang vu ....
=> cảnh vườn bách thú đáng chán , đáng khinh , đáng ghét , đơn điệu , tẻ nhạt , không đời nào thay đổi , đều là nhân tạo 
* Nghệ thuật : liệt kê , ngắt nhịp ngắn , dồn dập (những câu đầu) kéo dài (những câu sau) , giọng chán chường , khinh miệt .
- Chán ghét sâu sắc thực tại xã hội tù túng tầm thường , giả dối , khao khát được sống tự do , chân thật .
b) Chốn giang sơn hùng vĩ qua tâm tưởng của con hổ :
- Bóng cả , cây già , gió gào ngàn , nguồn thét núi , thét khúc trường ca dữ dội , chốn ngàn năm cao cả âm u , cảnh nước non hùng vĩ , oai linh ghê gớm .
-> cảnh hùng vĩ , lớn lao , phi thường mạnh mẽ .
- Điệp từ : với , các từ chỉ hoạt động mạnh -> sức quyến rũ bí hiểm của chốn rừng xanh .
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
...............................................................
...............................................................
Là khiến cho mọi vật đều im hơi 
-> Diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi , dũng mãnh , vừa mềm mại , uyển chuyển của chúa sơn lâm .
- Những đêm vàng bên bờ suối...............
- Những ngày mưa chuyển .....................
- Những bình minh .................................
- Những chiều .........................................
=> Rực rỡ , hùng vĩ , tráng lệ , bí ẩn và thơ mộng .
- Con hổ với tư thế lẫm liệt , kiêu hùng , đầy uy lực .
- Điệp ngữ : nào đâu , đâu những....-> diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi những cảnh không bao giờ còn thấy nữa .
- Giấc mơ được khép lại trong tiếng than
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Nào đâu ...................................................
Ta say mồi.................................................
- Cảnh tù túng , tầm thường giả dối >< cuộc sống tự do , phóng khoáng , chân thật , sôi nổi .
- Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn , của những người dân Việt Nam mất nước khi đó đang sống trong cảnh nô lệ tù hãm , nhục nhằn cũng căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc
c) Nỗi khát khao của con hổ :
- Nơi oai linh , hùng vĩ , thênh thang -> không còn được thấy bao giờ .
- Câu cảm thán -> bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do , chân thật .
- Giấc mộng to lớn , mãnh liệt nhưng đau xót và bất lực -> là nỗi đau bi kịch .
- Khát vọng được sống tự do , được giải phóng .
* Nghệ thuật :
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn , xây dựng được biểu tượng đẹp , thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ .
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình , ấn tượng .
- Ngôn ngữ , nhạc điệu phong phú , giàu sức biểu cảm .
- Bài thơ giàu nhạc điệu , ngắt nhịp linh hoạt .
* Nội dung :
A. Bài thơ nói lên niềm khao khát tự do mãnh liệt .
B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối .
C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc .
D. Cả ba ý trên .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van 8 duoc.doc