Giáo án môn Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trường Thành

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trường Thành

H. Cảm nhận của em về quê hương?

c.Sản phẩm: Trình bày miệng.

d.Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên yêu cầu: Nếu như sau này phải xa quê hương, tình cảm của em với quê hương sẽ như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận và trả lời: nhớ quê, nhớ những gì đặc trưng của quê mình, mong muốn được về thăm quê.

=> Giáo viên dẫn vào bài: Tình yêu quê hương là một tình cảm cao đẹp và phổ biến trong mỗi người. Xa quê, ai cũng nhớ quê. Nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện tình cảm sâu đậm với quê hương mình qua bài thơ “Quê hương”, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

* . Hoạt động 2:

I. Tìm hiểu chung :

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tế Hanh và văn bản “Quê hương”.

b. Nội dung: Hs vận dụng sgk, vận dụng kiến thức hiểu biết để thực hiện.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

 

doc 193 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trường Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11-1-2023
Tiết  73 +74 :
 NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hs nắm được kiến thức sơ giản về phong trào thơ mới.
- Học sinh cảm nhận được chiều sâu tư tưởng yêu nước của thế hệ trí thức- niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Học sinh thấy được hình tượng nghệ thuạt độc đáo có nhiều ý nghĩa và bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn . Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức- giao tiếp- tư duy sáng tạo- trình bày một phút...
3 Thái độ: 
-Giáo dục lòng yêu nước , yêu tự do qua bài thơ ''Nhớ rừng''.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
- Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
5.Tích hợp
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lòng yêu nức và khát vọng tự do của Bác
-Tích hợp lịch sử phần tìm hiểu chung
-Tích hợp GDCD
II. CHUẨN BỊ
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học -Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. 
 - Phiếu học tập 1:
-Dưới đây là cuộc trò chuyện của ba bạn học sinh về bài thơ Nhớ rừng:
Lan: Đoạn 1 và đoạn 4 đã miêu tả rất ấn tượng cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt.
Hoa: Ở đoạn 2 và đoạn 3, cảnh núi rừng hùng vĩ được tác giả miêu tả ấn tượng hơn.
Mai: Cả hai cảnh tượng này đều được tác giả miêu tả rất ấn tượng, đặc biệt là biện pháp đối lập đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ.
 Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy chọn phân tích cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh , giọng điệu trong các câu thơ để chứng minh cho lựa chọn của mình.
 - Phiếu học tập 2 :
Hình ảnh con hổ
Nhận xét
Tâm trạng
Tư thế
Thái độ
Hoàn cảnh
Nghệ thuật
C. Phương pháp kĩ thuật dạy học :
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Khởi động 
 (2) (3)
Hoạt động chung cả lớp 
(1) Quan sát những hình ảnh trên và cho biết mỗi hình ảnh gợi nhớ tới bài thơ nào trong SGK Ngữ văn 8, tập 2? Đọc một đoạn/bài trong đó mà em tâm đắc nhất?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, giới thiệu bài.
(1) Ông đồ - Vũ Đình Liên
(2) Quê hương - Tế Hanh
(3) Nhớ rừng - Thế Lữ
Hoạt động 2: . Hình thành kiến thức .
Giới thiệu chung về chủ đề tích hợp .
1.Mục tiêu và phân lượng chủ đề tích hợp.
- Chủ đề nhằm tìm hiểu đặc điểm thơ mới, giá trị nghệ thuật và nội dung của hai bài thơ “Nhớ rừng’ của Thế Lữ và “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Trong đó các câu nghi vấn - câu hỏi tu từ có vai trò quan trọng trong thể hiện cảm xúc của tác giả.
- Học chủ đề, chúng ta thấy được mỗi quan hệ khăng khít giữa đọc - hiểu văn bản với tiếng Việt và làm văn. Vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống hiện nay.
Chủ đề gồm 6 tiết. Cụ thể:
73
Nhớ rừng
Nhớ rừng
74
75
Ông đồ
76
Ông đồ
77
Câu nghi vấn 
78
Câu nghi vấn ( tiếp)
2.Những vấn đề chung về thơ mới.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
Thảo luận cặp đôi 
(1) Quan sát những hình ảnh dưới đây và chia sẻ điều em biết về các nhà thơ- tác phẩm liên quan?
(2) Em hiểu gì về thơ mới ( Chú thích SGK)
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Các nhóm có thể giới thiệu về nhà thơ/ tác phẩm / câu chuyện/ bài hát...liên quan.
-Thơ mới lúc đầu dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Nó ra đời khoảng sau năm 1930, các thi sĩ trẻ xuất thân ''Tây học'' lên án thơ cũ (thơ Đường luật khuôn sáo, trói buộc) . Sau thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn (1932 - 1945). 
(1)Xuân Diệu
(2)Hàn Mặc Tử
(3)Huy Cận(trái)
(4)Thế Lữ
(1)Xuân Diệu: (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ Mới những năm 1935-1945. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến "ông hoàng của thơ tình Việt Nam'. Thơ của Xuân Diệu như những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực. Cũng như bao nhà thơ khác trong Thơ Mới, thơ của Xuân Diệu có những nỗi buồn chất chứa, sâu lắng trong từng con chữ. Thế nhưng, ông có một điểm khá đặc biệt và nổi trội hơn hẳn, đó chính là sự nhận thức, ý thức về không gian, thời gian, lí tưởng sống: sống nhanh, sống có ý nghĩa...
 Một số tác phẩm nổi tiếng: Vội vàng; Lời kĩ nữ; Đây mùa thu tới
(2)Hàn Mặc Tử: (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Quảng Bình và lớn lên ở Quy Nhơn.Có khá nhiều nhạc sĩ, thi sĩ viết về ông, về cuộc đời của ông, bằng tất cả lòng thành mến mộ và kính yêu nhất. Quả thực, Hàn Mặc Tử xứng danh là một trong những người thi sĩ tài hoa bậc nhất trong phong trào Thơ Mới nói riêng, cũng như trong thơ ca Việt Nam nói chung.
 Một số tác phẩm nổi tiếng: Đây thôn Vĩ Dạ, Một nửa trăng, Trút linh hồn,...
(3) Huy Cận:(1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới. Ông đồng thời cũng là bạn tâm giao, tri kỉ với nhà thơ Xuân Diệu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của Huy Cận mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự chênh vênh khi chọn lựa lí tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động.
 Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa,....
(4)Thế Lữ: (1907-1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, là một thi sĩ, nhà văn, đồng thời là nhà hoạt động sân khấu. Ông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm "Nhớ rừng" được sáng tác vào năm 1936. Được xem như một trong những thi sĩ tài hoa của nền thơ ca nước nhà, chúng ta phải công nhận rằng thơ của Thế Lữ đã thổi được vào hồn người đọc, người nghe những cung bậc cảm xúc khó phai. 
 Một số tác phẩm nổi tiếng: Nhớ rừng, Tiếng chuông chùa, Tiếng sáo Thiên Thai...
 Những nhà thơ trên cùng Chế Lan Viên,Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, Tản Đà, Anh Thơ... là những người tạo nên phong trào thơ mới. Thơ mới là bước chuyển mình vượt bậc, là cuộc "cách mạng vĩ đại" của thơ ca Việt Nam. Chưa bao giờ trong nền văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều nhà thơ trẻ, với nhiệt huyết say mê và tài năng đến thế. Hôm nay, chúng ta hãy cũng nhìn lại một thời vàng son của thơ ca Việt Nam, cũng như điểm lại những nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào thơ mới với những người cầm bút, những thi sĩ hào hoa một thời đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam vươn lên tầm cao mới
Tiết 1
II. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm “ Nhớ rừng” 
Hoạt động của giáo thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Quan sát chú thích SGK. Giới thiệu chứng nét chính về Thế Lữ ?
(Yêu cầu học sinh nêu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác theo SGK kết hợp với hình ảnh và thông tin đã tìm hiểu ngoài SGK).
-Hoàn cảnh sáng tác ''Nhớ rừng''?
-Gọi HS trình bày và nhận xét.
-GV trình chiếu và giới thiệu bổ sung.
I. Tìm hiểu chung .
1. Tác giả - tác phẩm :
*Tác giả :
- Tên thật: Nguyễn Đình Lễ, sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ Bút danh: Lê Ta.
*. Tác phẩm 
- Đây là bài thơ tiêu biểu của tác giả, tác phẩm góp phần mở đường cho sự thẵng lợi của thơ mới.
“Nhớ rừng” là mượn lời con hổ ở vườn Bách thú...
 Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989; tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (có tài liệu khác ghi tên ông là Nguyễn Thứ Lễ) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
- Giáo viên đọc mẫu- Đọc chính xác, có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ: đoạn thì hào hùng, đoạn uất ức
- Gọi học sinh đọc bài thơ
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh nhất là các từ Hán Việt, từ cổ.
- Bài thơ có mấy đoạn.? Ý mỗi đoạn?
Thảo luận cặp đôi :
-GV giao nhiệm vụ-phiếu học tập .
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
2. Đọc - chú thích 
- chú thích: ngạo mạn, oai linh, sơn lâm, cả, ...
-Thể thơ: Tám chữ
*. Bố cục: - Bài thơ có 5 đoạn
+ Đoạn 1 và đoạn 4 cảnh con hổ ở vườn bách thú
+ Đoạn 2 và đoạn 3 con hổ chốn giang sơn hùng vĩ
+ Đoạn 5: con hổ khao khát giấc mộng ngàn.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
Hoạt động nhóm :
- Giao nhiệm vụ - phiếu học tâp 2.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Gv tổng hợp ý kiến-kết luận
1- Hình ảnh con hổ ở vườn Bách thú
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Hình ảnh con hổ
Nhận xét
Tâm trạng
- Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
 - Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.-> Căm tức, chán ngán và tuyệt vọng. 
Tư thế
-Nằm dài trông ngày tháng dần qua 
-Buông xuôi bất lực, tủi cực.
Thái độ
- Khinh lũ người kia ngạo mạn, ...
- Coi thường, khinh ghét 
Hoàn cảnh
+ Bị nhục nhằn tù hãm
+ Làm trò lạ mắt, đồ chơi
+ Chịu ngang bầy - bọn gấu dở hơi...cặp báo vô tư lự,
Tích hợp lịch sử
- Nỗi nhục nhã, nỗi bất bình khi sa cơ, lỡ vận.
- Bị nhốt- mất tự do- tù túng. 
- Bị biến thành thứ trò chơi.
- sánh ngang với bọn người thấp kém.
+ Chán ghét sự tù túng.
+ Khát vọng tự do.
 ->Nội tâm hoạt động rất dữ dội
+Cảnh vườn bách thú qua cảm nhận của chú hổ.
 - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen, mô gò thấp kém...
 -> Giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
+ Ngược lại là sự uất hận, bực bội, căm ghét.
-> Con hổ là hình ảnh con người thời kì Thực dân nửa phong kiến mất tự do, nô lệ, tù túng- luôn khát khao tự do.
Nghệ thuật
- Nhân hóa- Động từ mạnh- Giọng mạnh mẽ như gào thét.
Tương phản giữa hình ảnh bên ngoài và nội tâm của con hổ: bên ngoài buông xuôi,phó mặc nhưng cảm xúc hờn căm trong lòng đang trào dâng ngùn ngụt.
 Đoạn thơ là hiện trạng và tình cảnh của con hổ . Nó gậm chứ không phải ngậm nghĩa là như tự mình đang gặm nhấm một khối  ... .............................................................................................................
.............................................................................................................................................
*********************************
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: /../
ĐI BỘ NGAO DU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu rõ đây là VB nghị luận với cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục; tác giả là nhà văn; bài này trích trong một tiểu thuyết nên các lí lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến VB nghị luận không những sinh động mà qua đó còn thấy được ông là người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.
2. Năng lực: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận hiện đại.
3. Phẩm chất: HS biết yêu tự do,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về văn bản Đi bộ ngao du.
b) Nội dung: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp hoạt động thực hiện.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv nêu câu hỏi :  Em có đi bộ không? Em thấy nó có tác dụng gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện trả lời câu hỏi.
- Dự kiến sản phẩm: khỏe mạnh, khoan khoái...
- GV nhận xét đánh giá
=> GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn chúng ta sắp tìm hiểu : “Đi bộ ngao du”. Vậy đi bộ ngao du có ý nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
a) Mục đích: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản “Đi bộ ngao du”.
b) Nội dung: Cả lớp thực hiện hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Bài làm của Hs.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Giới thiệu vài nét về Ru-xô và văn bản “Đi bộ ngao du” mà các em đã chuẩn bị?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh đại diện nhóm lên trình bày
+ Giáo viên, HS quan sát, lắng nghe
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm  đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức.
Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp TK XVIII.
- Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn.
2. Văn bản
- Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V của tác phẩm “E-min hay Về giáo dục” (1762)
Bố cục: 3 phần
- “Từ đầu bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
- “Tiếp theokhông thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
- Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
Hoạt động 2: Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do-không lệ thuộc vào bất cứ ai
a) Mục đích: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
b) Nội dung: Hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ
c) Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du?
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này?
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ýý nghĩa gì ? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân,  hđ cặp đôi
+ Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức.
Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do-không lệ thuộc vào bất cứ ai
1. Tác giả đã quan niệm: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa.
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ:
- Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”.
- Quan sát khắp nơi.xem xét tất cảmột dòng sông .một khu rừng rậmmột hang độngmột mỏ đá, các khoáng sản => tùy theo ýý thích của mình.
- Không lệ thuộc ai: “ những con ngựa hay những gã phu trạm..”
- Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường sá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”.
Nhận xét :
- Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi: tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện.
- Kể theo ngôi kể  thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta” xen kẽ chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung => Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung -> gần gũi, thân mật.
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục: Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
 Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc đi bộ dem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
Hoạt động 3: Đi bộ ngao du trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết
a) Mục đích: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
b) Nội dung: Tiến hành thực hiện cặp đôi
c) Sản phẩm: Phiếu hoạt động của nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì?
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy?
3. Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go?
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả đã dụng so sánh kèm theo lời bình luận nào?
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân,  hđ cặp đôi.
+ Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận
+ HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức.
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức
- Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất.
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả:
- Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau.
- So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du.
- Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả.
=> Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều.
3. Tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go vì:
+ Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết  học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi.
=> Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả sử đã dụng:
- So sánh: Kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập (vua chúa) với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du (là cả trái đất), hơn cả nhà tự nhiên học Đô - Băng – Tông .
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du giúp mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ.
Hoạt động 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người
a) Mục đích: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du
b) Nội dung: Tiến hành hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: câu trả lời của Hs
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc?
2. Việc sử dụng các câu cảm thán ở đây có tác dụng gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân,  hđ cặp đôi.
+ Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức và chuẩn kiến thức.
1. Cách chứng minh:  So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, khoan khoái).
 người ngồi trên xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ). Tính từ được sử dụng liên tiếp.
2. Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du, đó là nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống và tính tình được vui vẻ.
TỔNG KẾT:
- Nghệ thuật:
+ Đưa dẫn chúng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn đời sống.
+ Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một HS.
+ Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, “ta” hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục.
- Nội dung: Những lợi ích của việc đi bộ:
+ Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do.
+ Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống.
+ Tạo niềm vui cho con người.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
b) Nội dung: Thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: hs làm vào vở bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv: Nhận xét về cách đặt tên văn bản của tác giả?
- Hs tiếp nhận, hs trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét, đánh giá => Giáo viên chốt kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: Thực hiện HĐ cá nhân
c) Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe”
- Hs tiếp nhận, hs trả lời câu hỏi: Bài viết của HS.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2021_2022_truong_thcs.doc