Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 2

Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 2

Tuần 19

Tiết 73, 74. Văn bản NHỚ RỪNG

Ngày soạn:

 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đăc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

 B. Chuẩn bị:

Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.

Trò : Vở ghi, vở sọan, SGK, đồ dùng học học tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 84 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 73, 74.	Văn bản	NHỚ RỪNG
Ngày soạn: 	
	A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được giá trị nghệ thuật đăc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
 B. Chuẩn bị:
Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
Trò : Vở ghi, vở sọan, SGK, đồ dùng học học tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 7.
phút
 80
phút
1. Ổn định lớp và bài cũ.
-Ổn định lớp.	
- Bài cũ: kiểm tra vở soạn của học sinh.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng đọc và tìm hiểu chú thích.
GV Văn bản này cần đọc như thế nào?
GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu rồi gọi học sinh đọc.
Chú ý vào chú thích và cho biết những nét chính về tác giả tác phẩm.
Quan sát bài thơ và chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học chẳng hạn thơ Đường luật? 
Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Cho HS đọc đoạn 1
- Hổ cảm nhận được những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành “khối căm hờn” ? vì sao?
( * Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho “lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ’ vì hổ là chúa sơn lâm, vốn cả loài người sợ
Em hiểu như thế nào về cụm từ “khối căm hờn”?
“khối căm hờn” ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thể nào?
Gọi HS đọc đoạn 4.
Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào ? Đó là cảnh vật như thế nào dưới con mắt của con hổ ?
Từ đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu “ nghĩa làgì ?
Em có nhận xét gì về sắc thái ý nghĩa các câu thơ trên,với biện pháp tu từ , cách ngắt nhịp ?
Từ hai đoạn trên, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, từ đó là tâm sự của con người
Cho HS đọc lại hai đoạn thơ 2 và 3.
Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? Cảnh đó có gì đặc sắc?
Hỉnh ảnh “chúa tể của muôn loài” hiện lên như thế nào giữa không gian ấy? 
Có gì đặc sắc trong từ ngữ nhịp điệu của những lời thơ miêu tả “chúa tể của muôn loài”?
Đoạn 3 của bài thơ có mấy cảnh ? cảnh đó có gì nổi bật ?
Giữa cảnh thiên nhiên ấy, chú sơn lâm đã sống một cuộc sống như thế nào? 
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Cho HS đọc đoạn 5
“Giấc mộng ngàn” của con hổ hướng về không gian như thế nào? Qua đó ta thấy tác giả đã gửi gắm điều gì?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Căn cứ vào nội dung bài thơ, giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc? 
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét “ta tưởng  phi thường” . Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? 
Cho HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện trả lời.
3. Củng cố: GV hướng dẫn HS khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà 
Báo cáo sĩ số
HS vở soạn để giáo viên kiểm tra
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
1.Đọc 
HS suy nghĩ trả lời.
T.lời: Đọc to, rõ ràng, mạnh mẽ và giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc mỗi đoạn thơ.
2.Chú thích.
- Tác giả: Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)
- Tác phẩm:
- Thể loại: Thơ mới.
T.Lời :Những điểm mới của hình thức thơ :
+ Không hạn định lượng câu, chữ, đoạn.
+ Mỗi dòng thường có 8 tiếng . Nhịp ngắt tự do, vần không cố định. Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng.
- Bài thơ được chia thành 5 đoạn:
Đoạn 1 và 4 : Khối căm hờn và niềm uất hận.
Đoạn 2 và 3 : Nỗi nhớ thời oanh liệt.
Đoạn 5 : Khao khát giấc mộng ngàn vàng.
II/ Tìm hiểu văn bản
1.Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1 và4 )
 HS đọc đoạn 1. Suy nghĩ trả lời
T.Lời: - Nỗi khổ không được hoạt động trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài: “Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”
-Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường “ gương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”.
-Nỗi bất bình vì bị ở chung với cùng bọn thấp kém “ chịu ngang bầy vô tư lự”.
 T.Lời :- “khối căm hờn” là cảm xúc hờn căm, kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
- “khối căm hờn” biểu hiện thái độ chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng. Đồng thời thể hiện khát vọng tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình .
HS đọc SGK đoạn 4
T.Lời: Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua cái nhìn của chúa sơn lâm “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng  cao cả âm u”
Cảnh vật đáng khinh, đáng ghét, đơn điệu nhàm tẻ.
T.Lời: Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường giả dối.
T.Lời: Giọng thơ giễu nhại, 1 loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn đập ở cả hai câu đầu và những câu tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường, khinh miệt .
T.Lời: Cảnh vườn bách thú “tầm thường < giả dối” và tù túng dưới con mắt con hổ đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn . Thái độ ngao ngán chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ chính là thái độ của con người đối với xã hội.
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó(đoạn 2 và 3) 
T.Lời: Đó là cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, phi thường: Bóng cả cây già, tiếng gió gào ngăn, giọng nguồn hét núi, thét dữ dội.Điệp từ “với”,kết hợp với các động từ chỉ đắc điểm của hành động “gào, thét, hét” gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
T.Lời: Trong cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra “Ta bước chân lên  im hơi. Hổ hiện lên thật oai phong lẫm liệt 
T.Lời: Những câu thơ sống động, giằu chất tạo hình, nhịp thơ ngắn, thay đổi đẵ diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vữa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
T.Lời: Đoạn ba của bài thơ có thể coi như 1 bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh : Đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, nhiều chiều lênh láng máu sau rừng 
Đó là cảnh rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn, tráng lệ.
T.Lời: Giữa thiên nhiên ấy chúa tể đã sống một cuộc sống: “ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” dố là cuộc sống lãng mạn mang dáng dấp đế vương tư thế lẫm liệt oai hùng. 
T.Lời: Một loạt điệp ngữ “nào đâu” “đâu những” kết hợp câu cảm thán diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi với những cảnh không bao giờ còn được thấy nữa.
3. Khao khát giấc mộng ngàn
HS đọc đoạn 5 . Suy nghĩ trả lời
T.Lời: Bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc, bằng việc mượn lời con hổ khát khao hướng về “giấc mộng ngàn” đó là giấc mộng tự do . Đó cũng chính là tâm sự của nhà thơ lãng mạn đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó.
Ghi nhớ: SGK/7
HS đọc ghi nhớ SGK
III. Luyện tập
1. Tác giả mượn“lời con hổ trong vườn bách thú” để nói lên một cách đầy đủ sâu sắc tâm sự u uất của người lúc bấy giờ.
Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú để tiện nói Lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch trữ tình thơ yêu nước hợp pháp đầu thế kỷ 20 .
2. Sức mạnh phi thường ở bài thơ là:
HS Thảo luận nhóm rồi cử đại diện trả lời
- Đó là sức mạnh của cảm xúc
- Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu . Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ.
- Ở đây sức mạnh phi thường kéo theo “những chữ bị xô đẩy”.
Học bài nắm đươc nội dung, học thuộc long bài thơ
Tiết 75 	Tiếng Việt CÂU NGHI VẤN
Ngày soạn:	
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
Nắm được chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi
B. Chuẩn bị
Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
Trò : Vở ghi, vở soạn, SGK, đồ dùng dạy học
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Thời 
gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 7 
Phút
 35
Phút
 2 
Phút
 1
Phút
1.Ổn định lớp và bài cũ
- Ổn định lớp 
- Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
2.Bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động : 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
Gọi HS đọc ví dụ trong SGK trang 11
Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
Cho HS tự lấy ví dụ về câu nghi vấn
Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK - Giáo viên khái quát
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu của bài làm:Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó trong những đoạn trích sau ( SGK).
 Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn. Trong các câu đó có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không ?
Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không ? vì sao ?
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a. Anh có khoẻ không ?
 b. Anh đã khoẻ chưa?
Ví dụ:
- Cái áo này có cũ (lắm) không ? (đúng)
-Cái áo này có cũ (lắm) chưa ? (đúng)
- Cái áo này có mới (lắm) không ? (đúng)
- Cái áo này đã mới (lắm) chưa ? (sai)
6. Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao ?
Câu(a) đúng vì không biết bao nhiêu ki-lô-gam đang phải hỏi) ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ(nhờ bưng, vác, ). Câu (b) thì không ổn (sai) vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ.
3. Củng cố
4. Hướng dẫn học bài ở nhà 
Báo cáo sĩ số
Mở vở để GV kiểm tra
HS Nghe và trả lời câu hỏi
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ (SGK) HS đọc SGK
2. Nhận xét :
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK
T.Lời: a.-Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên là:
+ Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao mà u  không ăn khoai ?
+ Hay là u thương chúng con đói qúa ?Những câu nghi vấn thể hiện ở dấu chấm hỏi hỏi ở cuối và ở các từ nghi vấn:có không,(làm)sao, hay (là)
b. Nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi bao gồm cả tự hỏi như trong Truyện Kiều
“Người đâu  hay không”)
HS tự lấy ví dụ về câu nghi vấn
* Ghi nhớ SGK /11
HS đọc ghi nhớ SGK
II/ Luyện tập
1.Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó.
a.Chị khất tiền sưu đến chiều mai  ?
b.Tại sao con người lại phải khiêm  ?
c.Văn là gì ? chương là gì ?
d.Chú mình muốn cùng tớ  hả ?
Căn cứ vào những từ nghi vấn(in đậm) và các dấu chấm hỏi ở cuối câu.
2. Căn cứ để xác định câu nghi vấn :
- Căn cứ vào từ ‘hay” 
- Từ “hay” không thể thay bằng từ “hoặc” vì nếu thay câu sẽ trở nên sai nghữ pháp. 
3. Không được, vì đó không phải là những câu nghi vấn .
+ Câu (a) và(b) có các từ nghi vấn : có, không, tại sao, những kết cấu có chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
+ Trong câu (c) và (d) thì nào(cũng) là những từ phiếm định. 
4.Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
- Khác nhau về hình thức: có  không ; đã  chưa. Khác nhau về ý nghĩa: câu thứ hai có giả định là người  ... ự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết học trước.
	- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố tố tự sự và miêu tả vào một câu, môt đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. Chuẩn bị
- Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
 - Trò : Vở ghi, vở soạn, SGK, đồ dùng học tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 7
phút
 35
phút
 2
phút
 1
phút
1. On định lớp và bài cũ
- On định lớp
- Bài cũ :- Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho bài văn nghị luận như thế nào ? 
2. Bài mới.
Hoạt động 1 : Khởi động 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà lập dàn ý các luận điểm và các luận cứ cần thiết.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
Cho HS đọc các luận điểm trong SGK tr 125.
Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào ?
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự như trên đã hợp lý chua ? Nên sửa lại như thế nào ? Cần thêm luận điểm nào ?
HSghi vào vở
Cho HS đọc hai doạn văn trong SGK.
Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn.
Hướng dẫn HS cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3. Củng cố :
Nhắc lại kiến thức về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
4. Hướng dẫn học bài ở nhà 
HS báo cáo sĩ số
HS lên bảng trả lời bài cũ
Lớp nhận xét
HS nghe
I/ Chuẩn bị ở nhà
Đề bài : « Trang phục và văn hoá »
II/ Luyện tập trên lớp 
1. Định hướng làm bài
2. Xác lập luận điểm.
HS đọc các luận điểm SGK. Suy nghĩ trả lời
T. lời:
- Phần lớn nội dung các luận điểm nêu ra phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề, do đocs thể làm luận điểm của bài văn.
- Tuy nhiên trong những câu luận điểm đó cũng có nội dung không phù hợp với yêu cầu của đề bài văn, không thể dùng làm luận điểm (d) .
3. Sắp xếp luận điểm.
HS có thể sắp đặt theo ý mình. HS trong lớp cùng xem xét, đánh giá.
- Thứ tự đúng là : a – c – e – b .
- Cần thêm luận điểm kết luận : Vì vậy chúng ta cần phải thay đổi lại trang phục cho lành mạnh.
 4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn.
HS đọc ví dụ SGK. Suy nghĩ trả lời
 Nhận xét : Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò minh hoạ giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ, cụ thể, sinh động có sức thuyết phục do đó cần đưa hai tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận.
HS tự viết đoạn văn có đưa tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn
HS khác nhận xét góp ý bổ sung.
5. Viết đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả.
HS viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.
GV và HS nhận xét góp ý, bổ sung.
Về nhà học bài, làm bài luyện tập. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết sau học chương trình địa phương (Phần văn)
	Tuần 31
 Từ tiết 121 ¢ tiết 124
 Tiết 121	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
	 (Phần văn)	
Ngày soạn :	 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Vận dụng kiến thức các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
	B. Chuẩn bị :
Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
Trò : Vở ghi, vở soạn, SGK, đồ dùng học tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 7
phút
35
phút
 2
phút
 1
phút
1.On định lớp và bài cũ
- On định
- Bài cũ :
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục ?
2. Bài mới
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà.
Văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập dến những vấn đề gì ?
Tìm hiểu mộy vài khía cạnh trên quê hương hoặc nơi em đang sống ?
HS viết bài ở nhà . GV kiểm tra tại lớp
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hoạt động trên lớp. 
Hướng dẫn HS trình bày bài trước tổ, nhóm. GV nhận xét.
3. Củng cố 
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
Báo cáo sĩ số
HS lên bảng trả lời bài cũ
Lớp nhận xét
HS nghe
I/ Chuẩn bị ở nhà
1. Văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập đến các vấn đề : Môi trường, dân số, bài trừ tệ nạn thuốc lá, ma tuý, về tương lai của thế giới.
2. Tìm hiểu vài khía cạnh một trong những vấn đề trên quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống : vấn đề xử lý, thu gom rác thải, dân số, phòng chống tệ nạn xã hội(ma tuý)
3.Trình bày những điều em đã tìm hiểu bằng một văn bản không quá một trang. Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào.
4. Tổ phân công đề tài cho các cá nhân HS để bài viết được đa dạng, phong phú.
II/ Hoạt động trên lớp 
1. Tổ trưởng (hoặc đại diện tổ) trình bày về tình hình bài viết của tổ và giới thiệu bài được tổ nhất trí đánh giá cao.
2.HS đọc bài trước lớp : 3 – 5 bài.
3. GV tổng kết, nhận xét và đề xuất hướng phát huy kết quả của bài học.
4. Tập hợp các bài viết tốt để thành tập san.
Em nắm được nội dung gì qua bài chương trình địa phương ?
HS Về nhà học bài, viết một bài thuộc đề tài về tệ nạn thuốc lá. Chuẩn bị bài Chữa lỗi diễn đạt.
Tiết 122	Tiếng Việt  	
Ngày soạn :	 	 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT 
	(Lỗi lô gíc)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
- Nhận ra được lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK đẫn ra qua đó trau dồi khă năng lựa chọn cách diễn đạt trong những trường hợp tương tự khi nói viết.
B. Chuẩn bị
- Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
- Trò : Vở ghi, vở soạn, SGK, đồ dùng học tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 7
phút
 35
phút
 2
phút
 1
phút
1. On định lớp và bài cũ
- On định lớp
- Bài cũ :Gọi HS làm bài tập 6 trang 124?
2. Bài mới.
Hoạt động 1 : Khởi động 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS 
Phát hiệnvà chữa lỗi sai.
Cho HS đọc các câu mắc lỗi diễn đạt 
GV hướng dẫn HS sửa lại các câu cho phù hợp với ngữ cảnh.
Câu ( c ) không dùng cùng trường từ vựng nên sai
Cho HS đọc câu (d) phát hiện lỗ sai và sửa lại ?
Câu (h) thay « nên » bằng « và », có thể bỏ từ « chị » thứ hai để tránh lặp từ.
Thay « có được » bằng « hoàn thành được »
HS tìm lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn của mình và của bạn cùng lớp, trong lời nói hàng ngày hoặc phương tiện thông tin đại chúng. 
3. Củng cố :
Nhắc lại các lỗi diễn đạt thường hay mắc phải.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà 
HS báo cáo sĩ số
HS lên bảng trả lời bài cũ
Lớp nhận xét
HS nghe
I/ Nội dung
1. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt.
a) Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
Sửa lại : Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng khác .
b) Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
Sửa lại : Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c) « Lão Hạc », « Bươc đường cùng » và « Tắt đèn » đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - 1945.
Sửa lại : Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - 1945.
d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một thuỷ thủ.
Sửa lại : Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ.
g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người : một thì cao gầy, một người thì lùn và mập.
Sửa lại : Trên sân ga chỉ còn lại hai người : một thì mặc áo trắng, một người thì mặc áo ca rô.
h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
Sửa lại : Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
g) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
Sửa lại : Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
i) Nếu không phát huy  không thể hoàn thành được  nặng nề đó.
k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
2. Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác.
 HS tự chữa lỗi.
Về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận.
Tiết 123 - 124	Tập làm văn  	
Ngày soạn :	 	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
	VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
- Vân dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận chứng minh hoặc giải thiách một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị
- Thầy giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
- Trò : kiến thức giấy kiểm tra, đồ dùng học tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
	- Ổn định lớp.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. Tiến trình kiểm tra: 
I/ Giáo viên ghi đề lên bảng: 
	Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của tệ nạn ma tuý mà chúng ta phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ .
	II. Thu bài về chấm. Nhận xét giờ làm bài của HS.
	3. Củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà: Về học bài và chuẩn bị bài :Tổng kết phần văn.
	ĐÁP ÁN
Yêu cầu: HS xác định đúng yêu cầu thể loại : văn nghị luận với nội dung msf ta đề cập đến một tệ nạn xã hội đó là : Ma tuý . Trong bài viết có thể sử dụng các phuơng thức biểu đạt như :biểu cảm, tự sự và miêu tả.
Dàn bài:
	1. Mở bài: - Xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, cuộc sông ngày càng được năng cao điều đó đồng nghĩa với việc tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng đặc biệt là tệ nạn ma tuý. Ma tuý được xếp vào loại độc dược, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của con người. Ma tuý được chia ra làm nhiều loại : Bạch phiến, hồng phiến, hê rô in, thuốc phiện
2. Thân bài:
	- Ma tuý có hại khôn lường . Hậu quả cho nười nghiện ma tuý là dù có khoẻ đến đâu như chỉ vài ba năm nghiện là cơ thể tiều tuỵ, có khi đổi cả mạng sống khi bị “sốc thuốc”.
	Sử dụng tiêm trích ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn tới đại dịch HIV – AIDS – Một thảm hoạ của cả thế giới.
	- Tiêm trích ma tuý còn huỷ hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện .
	- Gia đình những người bị nghiện không thoát khỏi hậu quả đáng sợ : họ luôn phải sống trong sự đau khổ, kinh tế gia đình sụp đổ và nó có lẽ còn là con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình, xã hội, hơn cả bệnh đói khát.
	- Nhưng điều đó không đáng lo nếu bản thân mỗi người biết tự bảo vệ mình tránh xa ma tuý, các tệ nạn xã hội và tuyên truyền cho mọi người biết rõ tác hại của ma tuý để không bị dính vào.
	-Hãy giúp đỡ người nghiện
3. Kết luận : Khẳng định thêm một lần nữa những tác hại của ma tuý để đừng bị rơi vào và hãy cùng nhau kiên quyết bài trừ ma tuý, tệ nạn xã hội. 	
	BIỂU ĐIỂM CHẤM
- Điểm 9, 10 : Bài làm tốt, trình bày đẹp .
	- Điểm 7,8 : Bài đạt yêu cầu trên, có sai một vài lỗi diễn đạt.
	- Điểm 5, 6 : Bài đạt yêu cầu trên, có sai một vài lỗi diễn đạt, chính tả.
	- Điểm 3, 4 : Bài làm sơ sài, sai lỗi diễn đạt nhiều .
	- Điểm 1,2 : Bài làm quá yếu, trình bày cẩu thả. 
	- Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc để giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 KI(1).doc