Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 7

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 7

 Tiết 25 +26

Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 (Trích Đôn Ki-Hô-Tê) - Xéc- van –Tet-

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại; ĐônKi-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2. Kĩ năng.

- Nắm bắt diễn biến cảu các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa)

- RLKN đọc, kể tóm tắt, phân tích so sánh và đánh giá 2 nhân vật.

3. Thái độ.

- GD hs rút ra những bài học thực tiễn bổ ích từ văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh Đôn ki-hô-tê (phóng to).

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luân nhóm

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.

1. Ổn định (1):

2. Kiểm tra (3) :

 Phân tích thực tế & mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm? Nêu cảm nhận về nhân vật?

 ( HS dựa vào nội dung ghi vở để trả lời)

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn: 27/9/2009 Bài 7
Giảng: 1/10/2009 
 Tiết 25 +26
Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió
 (Trích Đôn Ki-Hô-Tê) - Xéc- van –Tet-
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê. 
- ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại; ĐônKi-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kĩ năng.
- Nắm bắt diễn biến cảu các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa)
- RLKN đọc, kể tóm tắt, phân tích so sánh và đánh giá 2 nhân vật. 
3. Thái độ.
- GD hs rút ra những bài học thực tiễn bổ ích từ văn bản.
II. Đồ dùng dạy học.
- tranh Đôn ki-hô-tê (phóng to).
III. phương pháp:
- Vấn đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luân nhóm
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 
2. Kiểm tra (3’) :
 Phân tích thực tế & mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm? Nêu cảm nhận về nhân vật? 
 ( HS dựa vào nội dung ghi vở để trả lời)
3. Tổ chức các hoạt động dạy học. 
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dungchính
* HĐ 1: Khởi động.
 Tây Ban Nha nằm ở phía tây Châu âu trong thời đại Phục Hưng (Thế kỉ XIV-XVI) nước này đã có một nhà văn vĩ đại Xec – van - Tet (1547- 1616) với tác phẩm bất hủ Tiểu thuyết Đôn Ki- hô- tê (1605-1615) .Đoạn trích "Đánh nhau "Thuộc chương 8/ 126 với tiêu đề Cuộc gặp gỡ quá sức tưởng tượng của hiệp sĩ Đôn Ki Hô Tê với cối xay gió .
* HĐ2: Đọc và tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS biết đọc đúng chính tả và thể hiện cảm xúc. Nhận biết được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
 GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý các câu đối thoại của 2 nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan - chô -pan –xa. 
- GV đọc mấu, gọi 2->3 Hs đọc . GV nhận xét và bổ xung. 
 HS kể tóm tắt, Nhận xét. Giáo viên bổ xung:
 “ Đôn ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió cho là những tên khổng lồ nên giao chiến. Mặc cho Xan -chô- pan - xa can ngăn nhưng Đôn vẫn xông tới cánh quạt khiến cả người và ngựa bị thương. Trên đường đi tiếp Đôn vì danh dự của hiệp sĩ và nhớ Đuyn-xi-nê-a tình nương, mặc dù bị thương nhưng không rên rỉ, không ăn, ngủ. Còn Pan - xa ăn no ngủ kĩ.
 HS chú ý vào phần chú thích *
H: Nêu hiểu biết về tác giả?
H: Nêu hiểu biết về tác phẩm?
- Tiểu thuyết gồm 126 chương chia làm 2 phần: 
+ Phần 1: 52 chương (Quí tộc nghèo Ki- ha- Đa) 
+ Phần 2: 74 chương (Đôn ki- hô-Tê ra đi)
- Đoạn trích thuộc chương 8
 GVcho HS thảo luận một số chú thích khó.
- Truyện kiếm hiệp :Truyện về cuộc đời và sự nghiệp 
- Lưu ý các chú thích :1,2.6.7.9.10.12
H: Đoạn trích chia làm mấy phần ? ý của mỗi phần?
H: Văn bản liệt /kê 5 sự việc chủ yếu thể hiện t/cách của 2 n/vật? đó là những sự việc nào? 
- HS dựa vào nội dung văn bản để xác định.
- Có 5 sự việc: nhìn thấy và nhận định về cối xay gió, thái độ và hành động của mỗi người, cách xử sự của mỗi người khi bị đau, xquanh chuyện ăn ngủ. 
 H: Đoạn trích gồm mấy nhân vật? nhân vật nào là trọng tâm ?
- Gồm 2 nhân vật. Nhân vật chính là Đôn ki
- GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh.
H: Qua q/ sát bức tranh và đọc vbản em thấy Đôn ki-hô-tê được tác giả giới thiệu như thế nào về hình dáng?
 - HS trả lời, Gv khái quát.
H: Từ hình dáng đó, đẫn đến tính cách của Đôn ki-hô-tê ra sao ? 
H: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? qua đó em hình dung Đôn là người như thế nào?
- HS trả lời, Gv khái quát.
* GV: Như vậy, Đôn là người không bình thường, rất hài hước đặc biệt đáng nực cười về h/dáng, cách ăn mặc, trang bị cho bản thân. Song ý nghĩ, biểu hiện t/cách cao thượng trừ quân gian ác giúp người lương thiện
H: Từ h/dáng và t/cách như vậy, dẫn đến Đôn ki-hô-tê có hành động và suy nghĩ như thế nào? ( muốn đánh nhau với cối xay gió)
- Vì sao ĐKHT đánh nhau với cối xay gió ?
- Tưởng là những tên khổng lồ ghê gớm phải tiêu diệt.
H: Em có đồng tình với ĐKHT có suy nghĩ và hành động như vậy không? Có giống người bình thường không? Vì sao ?
- Không, vì đầu óc hoang tưởng, trở thành nực cười đánh cối xay gió
H: Em có nhận xét gì về mục đích đánh nhau đó của Đôn ki-hô-tê? (khen, chê)
- Đáng khen và đáng chân trọng vì đó là cuộc chiến đấu chính đáng để loại trừ bọn xấu.
H: Cối xay gió đã được miêu tả như thế nào? em hiểu hai dặm là gì ?
- cánh tay dài 2 dặm
H: Kết quả trận chiến ntn?
H: Qua đó em nhận thấy phẩm chất nào của Đôn ki-hô-tê được bộc lộ?
H: ĐKHT là người như thế nào trong con mắt người đời? ( Gây tiếng cười hài hước)
 HS đọc “đêm hôm ấy” Sgk- T72
H: Sau khi đánh nhau với cối xay gió ĐKHT có những hành động và suy nghĩ gì ?
- HS trả lời, Gv chốt.
H: Qua đó em có nhận xét gì về các biểu hiện đó của Đôn ki-hô-tê?
H: Nhận xét gì về giọng văn, NT kể chuyện của tác giả? Qua đó em nhận xét gì về nhân vật Đôn ki-hô-tê?
H: Cảm nghĩ của em về anh hùng hiệp sĩ này?
(Vừa đáng chê cười, vừa đáng khâm phục)
* GV: Đôn ki-hô-tê là một ông già mê muội truyện kiếm hiệp - một con người không bình thường hành động điên rồ, đầu óc hoang tưởng mê muội trở lên hão huyền,Song có mặt đáng khen,trừ ác.giúp người lương thiện,dũng cảm, chẳng biết sợ là gì xông vào cuộc giao tranh không cân sức, đáng khen cao thượng trong sạch, sống hết mình, bị thương không kêu đau, không chú ý đến ăn và ngủ, nực cười là đánh nhau với cối xay gió
 HS HĐ nhóm (3')
1. ĐKHT đáng khen ở điểm nào?
2. ĐKHT đáng chê trách, gây nực cười ở điểm nào?
3.Cảm nghĩ của em về ĐKHT ?
 HS báo cáo – nhận xét – Giáo viên bổ xung
Dự kiến:
1. Dũng cảm, coi kinh cái tầm thường, t/c cao thượng, bị thương không rên rỉ
2. Đánh nhau với cối xay gió, không quan tâm đến ăn, ngủ.
3. Đáng cười là t/cách hoang tưởng. khâm phục là t/cách cao thượngàvừa khâm phụ vừa đáng cười.
1p
10’ 
20’
I. Đọc và thảo luận chú thích. 
1. Đọc & tóm tắt VB. 
2. Thảo luận chú thích. 
a. Chú thích *.
* Tác giả.
- Xec- van- Tét (1547-1616), là nhà văn Tây Ban nha 
* Tác phẩm .
- Tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê có 2 phần gồm 126 chương được viết trong hơn 10 năm.
 - Đoạn trích này thuộc chương 8 của tác phẩm.
b. Các chú thích khác: 
- 1,2, 6, 7, 9, 10, 12.
II.Bố cục.
 3 phần
- P1: từ đầu-> không cân sức: Thầy trò Đôn ki và xan – chô trước trận chiến đấu.
- P2: Tiếp -> bị toạc nửa vai: Đôn ki đánh nhau với cối xay gió (Một trận chiến đấu không cân sức).
- P3: còn lại -> Hai thầy trò tiếp tục lên đường.
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Hiệp sĩ Đôn Ki - hô -tê.
- Hình dáng: gầy gò, cưỡi ngựa còm, đội mũ sắt, áo sắt, giáo dài, toàn đồ han gỉ .
- Tính cách: 
 + Thích đọc sách kiếm hiệp & bắt chước, muốn là hiệp sĩ lang thang trừ quân gian ác giúp người lương thiện.
 + Đầu óc mê muôi, không tỉnh táo.
- Tác giả Kể và miêu tả làm nổi bật hình dáng và tính cách của Đôn ki- hô- tê rất đặc biệt, không bình thường và có biểu hiện đáng cười, t/cách cao thượng. 
- Hành động: đánh nhau với cối xay gió.
+ Nguyên nhân: Tưởng những cối xay gió là những tên khổng lồ. Thấy đây là một vận may.
-> đầu óc mê muội, sai lệch, trở lên hão huyền.
-> Hành động của Đôn ki- hô-tê là lí tưởng chiến đấu cao quý, kiên định.
- Kết quả: - Ngọn giáo gãy tan tành, người và ngựa ngã văng ra.
-> Đôn ki-hô-tê có tinh thần chíên đấu kiên cường, dũng cảm, dám kiên cường với kẻ thù mạnh.
* Hành động và suy nghĩ sau khi đánh nhau với cối xay gió.
- Cho rằng những cói xay gió là do lão pháp sư biến thành.
- Bị thương không rên rỉ, không kêu đau, không muốn ăn. 
- Bẻ 1 cành khô, rút cái mũ sắt ở chiếc cán gẫy lắp thành ngọn giáo.
- Không ngủ nghĩ đến nàng Đuyn -xi-nê-a, không muốn ăn sáng.
-> Biểu hiên hoang tưởng, coi khinh cái bình thường, có tình yêu say đắm.
 Tác giả sử dụng giọng văn hài hước, hóm hỉnh, NT kể chuyện tài tình làm nổi bật hình ảnh hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê – một con người đầy mộng mơ, ảo tưởng, nhầm lẫn trong suy nghĩ và gàn dở trong việc làm nhưng lại có khát vọng đẹp, hành động dũng cảm và abnr lĩnh kiên cường.
 4.Củng cố (3’): - GV khái quát nội dung bầi học.
 - phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ĐKHT
 5. HDVN (2’): - Phân tích được nhân vật ĐKHT
 - Tìm hiểu nhân vật Pan -xa
Soạn:26/9/2010 Bài 7
 Giảng: 2/10/2009
 Tiết 26: 
 Đánh nhau với cối xay gió (Tiếp )
I. Mục tiêu: 
( Tiết 25)
II. đồ dùng dạy học.
III. phương pháp.
- Vấn đáp, đàm thoại, nêu vấn đề
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’:
2.Kiểm tra ( 3’) : Phát biểu cảm nghĩ vềnhân vật Đôn ki-hô-tê?
 (Là người dũng cảm, coi khinh sự tầm thường, có đầu óc hoang tưởng, mê muội)
3. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- GV giới thiệu khái quát, về nhân vật Đôn ki-hô-tê là người dũng cảm, coi khinh sự tầm thường, có đầu óc hoang tưởng, mê muội)
 GV chuyển ý.
H: Em có hình dung sơ bộ về nhân vật Xan-chô -Pan- xa là người như thế nào?
- HS trả lời, Gv khái quát.
H: Cũng giống như Đôn, Xan- chô có những mặt ưu và ngược điểm. Em hãy dựa vào văn bản tìm dẫn chứng để chứng minh?
- HS thảo luận nhóm nhỏ (2’)/.
- Đại diện báo cáo. GV nhận xét, đánh giá.
H: Xan –chô không theo chủ xông tới giao tranh với cối xay gió, xử sự như vậy có đúng không? Qua đó tính cách của Xan –chô ntn?
- Đúng. Sợ hãi, nhút nhát.
H: Vì sao Xan-chô lại có những lời can ngăn Đôn-ki-hô-tê?
- Vì Xan-chô biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ như Đôn ki-hô-tê nghĩ)
H: Tại sao trong khi chủ bị đau thì không kêu rên trong khi đó Xan –chô hễ bị đau thì kêu rên ngay?
- Vì Xan  biết mình không chịu nổi đau đớn. Vì anh tin rằng 1 người khi đau không thể kêu rên.
H: Mục đích việc Xan – chô đi theo Đôn là gì?
- Hi vọng sau này chủ thành danh toại, bác sẽ làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo và hưởng cuộc sống giàu sang phú quý.
H: Qua đó em hiểu gì về tính cách của nhân vật Xan-chô-pan-xa?
* GV: Nếu như Đôn ki-hô-tê biểu tượng cho loại người hoang tưởng, lãng mạn thì Xan-chô là hình ảnh của những người tỉnh táo, thực tế đến mức thực dụng, tầm thường -> vừa có nét đáng quý nhưng cũng vừa đáng trách - đó chính là sự hấp dẫn độc đáo.
H: So sánh các đặc điểm của hai NV? Đặc điểm nào của mỗi NV đáng khen đáng trách?
- áp dung kĩ thuụât dạy học động não.
HS suy nghĩ trả lời -> GV khái quát, bổ xung.
1’
17’
13’
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Đôn ki-hô-tê.
2. Giám mã Xan -chô -pan –xa.
- Hình dáng: Bác nông dân, béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn ki-hô-tê, hi vọng làm thống đốc cưỡi ngựa theo chủ, luôn mang theo rượu và thức ăn ngon.
- Tính cách:
 + Nhìn thấy cối xay gió: “chẳng phải là tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió, rằng đó chính là những chiếc cối xay gió”
+ không tham gia trận chiến.
+ Hơi đau là kêu rên rỉ, thích ăn và ngủ.
- bằng ngòi bút sinh động, hóm hình nhà văn Xéc-van-téc đã khắc hoạ rõ nét nhân vật xan-chô-pan-xa là mộ ... Chức năng và cách sử dụng tình tháI từ.
 + Xem trước hệ thống các bài tập.
Soạn: 3/10/2009 Bài 7
Giảng: 4/10/2009 
 Tiết 27: Tình thái từ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm và các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ.
- RLKN sử dụng tình thái từ có hiệu quả trong giao tiếp
II. đồ dùng dạy học. 
- bảng phụ 
III. phương pháp.
 - Vấn đáp, đàm thọại, nêu vấn đề.....
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 
2. Kiểm tra (15’):
Câu hỏi: - Thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ ? Đặt một câu trong đó có trợ từ? gạch chân trợ từ.
Đáp án: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
+ Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thná từ thường dùng đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu riêng biệt.
+ HS đặt câu trong đó có trợ từ gạch chân trợ từ.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ 1: Khởi động.
 Gv đưa ví dụ: - Em chào cô .
H: xác định kiểu câu? (Trần thuật đơn).
H: Khi thêm từ “ạ” vào cuối câu thì ý nghĩa câu có gì thay đổi? (lễ phép, kính trọng).
GV: Vậy muốn hiểu được chức năng và cách sử dụng tình thái ntn? Tìm hiểu.
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: HS hiểu khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV sử dụng bảng phụ, chú ý từ gạch chân.
H: xác định kiểu câu của các câu có chứa từ gạch chân? (HS dựa vào các kiểu câu phân loại theo mục đích nói)
- a- nghi vấn, 
- b- cầu khiến.
 c- Cảm thán, 
d- Biểu thị sắc thái t/cảm.
H: Trong các VD a, b, c nếu bỏ từ “à, đi, thay” thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
- HS trả lời, Gv khái quát.
H: Các từ in đậm này thêm vào để làm gì?
 à: tạo lập câu nghi vấn	
 đi : tạo lập câu cầu khiến 	
 Thay: tạo lập câu cảm thán	
H: Qua ba VD a,b,c em rút ra nhận xét gì về vị trò và chức năng của tình thái từ ?
- Đó là những tình thái từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
- ở VD (đ) từ ạ biểu thị sắc thái gì của người nói? (Biểu thị thái độ tình cảm)
H: So sánh 2 v/d sau?
VD: Em chào cô.
 Em chào cô ạ! -> Thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.
 Gọi HS đọc ghi nhớ 1.
Lấy VD minh hoạ - Cho HS lấy VD
- Mẹ đi làm ư?
- Các em trật tự đi.
- Nghe bài hát hay sướng thật.
GV đưa BTập - SGK- T81
a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy ( Đại từ nghi vấn)
 b.Nhanh lên nào anh em ơi ! (Tình thái từ)
c. Làm như thế mới đúng chứ ! T/thái từ
d, Tôi đã khuyên nhủ nó nhiều lần rồi chứ có phải ko đâu .
- Trong B/t này? Từ nào là tình thái từ, từ nào không phải? Có giống nhau về từ loại không?
VD: Em đi học. (ĐT)
 Em nhanh lên đi. (Tình thái từ)
H: Qua các VD này em phải chú ý phân biệt tình thái từ với các loại từ nào khác?
GV treo bảng phụ – HS quan sát
H: Các từ được gạch chân dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ntn?
 - HS suy nghĩ trả lời, GV chốt.
* GV đưa ví dụ:
 - Bạn giúp tôi một tay ạ.
- Bác gúp cháu một tay với nhé !
H : Hai VD trên sử dụng tình thái từ có phù hợp không ? Vì sao?
- Không phù hợp với đối tượng giao tiếp.
H : Qua VD này em rút ra nhận xét gì khi sử dụng tình thái từ?
 - HS trả lời, Gv chốt.
- GV gọi 2 học sinh cho ví dụ về sử dụng tình thái từ. 
 - Gọi HS đọc ghi nhớ và rút ra nội dung cơ bản.
* HĐ3: HD HS luyện tập. 
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được các bài tập trong SGK.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV sử dụng bảng phụ -> Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT
 - HS hoạt động các nhân, báo cáo, GV bổ sung chữa
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động cá nhân -> trả lời.
- GV nhận xét và đánh giá.
Bài 4: Đặt câu hỏi, dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với quan hệ XH:
HS đối với thày cô giáo
Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuôi
Con với bố mẹ
1’
12’
12’
11’
I. Chức năng của tình thái từ.
1. Bài tập (SGK –T81)
- Câu a bỏ từ “à” thì câu này không còn câu nghi vấn.
- Câu b bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến.
- Câu c bỏ từ “thay” thì câu này không tạo lập được câu cảm thán.
-> Các từ này dùng để biểu thị sắc thái tình cảm -> gọi là tình thái từ.
2. Ghi nhớ 1 : SGK – T81
- KN tình thái từ.
- Các loại tình thái từ.
*Chú ý: Phân biệt tình thái từ với các loại từ đồng âm, khác nghĩa, khác từ loại.
II. Sử dụng tình thái từ
1. Bài tập (SgK- T81).
- à: hỏi thân mật, bằng vai nhau.
 - ạ: hỏi lễ phép người dưới hỏi người trên. 
- nhé: cầu khiến, thân mật, bằng vai.
- ạ: cầu khiến, lễ phép, người nhỏ tuổi nhờ người lớn.
-> Chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp và thứ bậc XH.
2. Ghi nhớ 2 (SGK-T81)
- Cách sử dụng tình thái từ.
III. Luyện tập
* Bài 1: Xác định tình thái từ?:
- Câu b : nào
- Câu c : chứ
- Câu e : với 
- Câu i : kia
* Bài 2: Giải thích ý nghĩa của tình thái từ?
a)Chứ: nghi vấn
b)chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể được.
c) ư: hỏi với thái độ phân vân.
d) nhỉ: thân mật.
e) nhé: dặn dò với thái độ thân mật.
g) vậy: thái độ miễn cưỡng.
h) cơ mà: thái độ thuyết phục.
* Bài 3: Đặt câu:
Nó là HS giỏi mà!
- Đừng trêu nữa, nó khóc đấy!
- Con thích được tặng cái cặp cơ!
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị.
* Bài 4:
- Thưa cô, em xin hỏi cô bài toán được không ạ?
- Đằng ấy đã học bài rồi chứ?
Bố sắp đi HN phải không ạ?
* Bài tập 5: (Bổ xung)
Trong giao tiếp các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Em hãy giải thích tại sao? Chữa lại cho thích hợp
- Em chào thầy àthêm ạ
- Chào ông cháu về -à ạ
- Mẹ ơi! Con đã học bài rồi--à ạ
- > Phê phán: chưa lễ phép
 Các câu đều thiếu tình thái
4. Củng cố (3’): 
 Tình thái từ là gì? Có chức năng gì?
5.HDVN (2’):
 - Học thuộc ghi nhớ – chức năng và cách sử dụng
 - Làm bài tập còn lại
 - Soạn: +Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 + Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 + Đọc trước bài tập và trả lời câu hỏi sgk
Soạn: 3/10/2009 Bài 7
Giảng: 4/10/2009 
 Tiết 28:
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ
3. Thái độ:
II. đồ dùng:
- Bảng phụ
III. phương pháp.
- Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đáp
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’) : 
2. Kiểm tra (3’): Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có mối quan hệ ntn ?
 ( HS dựa vào nội dung phần ghi nhớ để trả lời)
3. Tổ chức cá hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
 Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ đơn thuần kể người kẻ việc mà khi kể đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có ý nghĩa như thế nào?
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Thông qua tiết thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm khi viết một bài văn tự sự.
- Cách tiến hành:
 Gọi h/s đọc bài tập 
H: Qua b/tập em cho biết có mấy sự việc, mấy nhân vật ?
 - 3 sự việc,: Đánh vỡ lọ hoa, giúp bà cụ trên đường, nhận được quà sinh nhật.
- 3 nhân vật
H: Muốn viết đoạn văn tự sự kết hợp với m/tả và b/cảm phải làm gì ? 
+ yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn bản tự sự gồm :
- Sự việc: gồm một hay nhiều hành vi, hành động đã xảy ra, cần được kể lại rõ ràng mạch lạc
 Nhân vật chính: là chủ thể của hành động
H: Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự ?
- Sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động
- Có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính
H: Qui trình XD đoạn văn tự sự gồm có mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?
- HS trả lời, Gv chốt.
H: Khi tiến hành viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
- có 3 cách: diễn dịch, quy nạp, song hành
- Viết câu mở đầu triển khai các cấu trúc đã chọn 
- Lắp ráp câu mở đầu đoạn và câu khai triển 
- Kiểm tra tính liên kết, mạch lạc đoạn văn 
H: Qua b/tập em rút ra nhận xét gì khi viết đ/v tự sự kết hợp với m/tả và b/cảm ? 
* HĐ3: HD HS Luyện tập 
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu bài tập và giải được các bài tập trong sgk.
- Cách tiến hành:
 GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 
Gv gợi ý học sinh làm bài tại lớp
Đóng vai ông giáo viết đoạn văn kể lại giâyphút Lão Hạc sang báo tin bán chó 
Yêu cầu các em viết đoạn văn (7’). Gv gọi 1 hs đọc bài viết trước lớp -> nhận xét, sửa .
- Gv đọc bài văn tham khảo :
 ‘‘Hôm nay Lão hạc sang nhà tôi chơi,trông lão rất buồn phiền, tôi hỏi thì ra là chuyện lão bán cậu vàng. Tự nhiên mặt lão méo xệch đi, vừa nói nước mắt chẩy ròng ròng trên gương,
khắc khổ của một lão nông dân nghèo đói. Thật tội quá, tôi thương và khuyên lão hãy bình tâm lại’’ 
 - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập2.
Hướng dẫn học sinh đối chiếu và rút ra nhận xét: "Hôm sau Lão Hạc ...khóc hu hu.."
H : Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp nâng cao thể hiện được điều gì ? 
- Người đọc hiểu được Lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và thể hiện sinh động sự đau đớn, quần quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận xót xa (đánh lừa một con chó)
1’
10’
25’
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
1. Bài tập :SgK-T83
- Có 5 bước x/dựng đ/văn :
B1 : Lựa chọn sự việc chính (đồ vật, con người, chủ thể tiếp nhận)
B2 : Lựa chọn ngôi kể, cách xưng hô
B3 : Xác định thứ tự kể (bắt đầu, diễn ra, kết thúc)
B4 : Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm 
B5 : Viết thành đoạn văn kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lý
II. Luyện tập. 
* Bài tập 1. Viết đoạn văn tự sự
- Kể:
+ Ông giáo tiếp Lão Hạc. 
+ Lão Hạc nêu lí do bán chó.
+ Đối thoại giữa ong giáo và Lão Hạc (Kể, tả)
- Miêu tả:
 + Tâm trạng, vẻ mặt đau khổ của Lão Hạc.
 - Biểu cảm : - Suy nghĩ về Lão Hạc.
- Ngôi kể : thứ 1 số ít. 
* Bài tập 2.
- Đối chiếu với đoạn văn của Nam Cao.
- Sự việc đơn giản: Lão Hạc báo tin bán chó cho ông giáo biết. Nhưng tác giả lồng yếu miêu tả và biểu cảm : nụ cười như mếu, mắt lão cồng cộng nước mắt, mặt lão đột nhiên co rúm lại...lão hu hu khóc
4. Củng cố  (3’): 
 - Giáo viên nhận xét ý thức học tập. 
 - Nêu các bước xâydựng văn bản tự sự ? 
5. HDVN  (2’): 
 Đọc thêm :Dế mèn kể lại về giây phút cuối cùng của dế choắt (chỉ ra Y/tố miêu tả và biểu cảm) 
+ Chuẩn bị : Chiếc lá cuối cùng, đọc trước văn bản.
 Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 7.doc