Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 16

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 16

 Tiết 61:

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được bài làm của mình có ưu điểm gì và hạn chế mặt nhược điểm .

2. Kĩ năng:

- Biết RLKN sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả . Đánh giá kết quả vận dụng lí thuyết vào lí thuyết vào xây dựng VB.

3. Thái độ:

- HS có ý thức chữa bài.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Bảng phụ (Thống kê một số lỗi sai cơ bản).

- HS :Vở soạn.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận.

IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1.ổn định (1):

2.Kiểm tra (3): Nêu cách làm và bố cục một bài văn thuyết minh?

 (HS dựa vào nội dung bài học để trả lời).

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 640Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 6/12/2009 Ngữ văn - Bài 16
Giảng: /12/2009 
 Tiết 61:
 Trả bài tập làm văn số 3
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được bài làm của mình có ưu điểm gì và hạn chế mặt nhược điểm .
2. Kĩ năng:
- Biết RLKN sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả . Đánh giá kết quả vận dụng lí thuyết vào lí thuyết vào xây dựng VB.
3. Thái độ:
- HS có ý thức chữa bài. 
II. đồ dùng:
- GV: Bảng phụ (Thống kê một số lỗi sai cơ bản).
- HS :Vở soạn.
III. phương pháp:
- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận.
IV.Các bước lên lớp: 
1.ổn định (1’): 
2.Kiểm tra (3’): Nêu cách làm và bố cục một bài văn thuyết minh?
 (HS dựa vào nội dung bài học để trả lời).
3.Bài mới:
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức mới và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong giờ học.
- cách tiến hành:
 GV nêu mục đích của tiết trả bài.
* HĐ2: Trả bài. 
- Mục tiêu: Qua tiết trả bài, HS nhận thấy được ưu và nhược điểm trong bài viết của mình. Từ đó khắc phục những lỗi sai cơ bản để có thể làm tốt cho bài kiểm tra lần sau.
- Cách tiến hành:
 GV cho HS nhắc lại đề bài.
H: Xác định thể loại, đối tượng và phạm vi của đề?
H:Nêu các phương pháp thuyết minh chính?
GV cùng HS xây dựng dàn ý đại cương.
H: Mở bài có nhiệm vụ gì?
(Cái bút là thứ đồ dùng không thể thiếu được đối với mỗi HS)
H: Thân bài trình bày những gì và theo thứ tự nào?
H: Nhiệm vụ của phần kết bài?
GV nhận xét ưu khuyết điểm của HS
* Ưu điểm:
 Nhìn chung là các em hiểu đề bài có bố cục rõ ràng. Thuyết minh được cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản của cái bút. Trình bầy câu văn lưu loát, chữ sạch đẹp.
* Nhược điểm: 
 Một số em nội dung bài sơ sài, diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa chính xác, sai lỗi chính tả, nội dung bài chưa sâu.
- GV sử dụng bảng phụ thống kê một số lỗi sai cơ bản -> GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
Tên lỗi và lỗi sai
1. Chính tả: r/d/g, s/x, ch/tr.
- bến nghé, thiên long, lò so, rễ dàng, dư nguyên, quyen
2. Lỗi dùng từ chưa chính xác 
- Chiếc bút mày có công rất lớn
- đít bút
3 .Lỗi diễn đạt
- Nhưng tôi viết nó là chính
 - Chữ cứ nhảy nhót trên vở của tôi tôi nghĩ
- Bút bi là trang phục không thể thiếu
- Bút rất phù hợp với lứa tuổi học sinh và hoàn cảnh gia đình.
- Chẳng ai là không biết bút bi cả. Từ khi còn nhỏ đến già nên chiếc bút bi rất thân thuộc đối với chúng ta
4. Một số lỗi khác.
- Viết tắt, viết số, viết hoa tuỳ tiện, sử dụng dấu câu chưa phù hợp, gach đầu dòng
- GV trả bài cho học sinh -> gọi và thống kê điểm.
1’
5’
10’
15
5’
I. Đề bài:
 - Thuyết minh về cái bút máy hoặc bút bi?
- Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng: Bút máy hặc bút bi.
- Phạm vi: Đồ dùng hàng ngày của HS.
- Phương pháp: Nêu định nghĩa, trình bày, giới thiệu, giải thích
II. Dàn bài:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về cái bút (bút máy, bút bi). 
2. Thân bài: Thuyết minh về cây bút bi
- Nguồn gốc.
- Cấu tạo. 
- Cách cấu tạo, ý nghĩa và bảo quản. 
- Công dụng. 
- Màu sắc
3 .Kết bài:
- Bày tỏ thái độ 
III. Nhận xét chung.
1.Ưu điểm : 
2. Nhược điểm:
IV. Sửa chữa lỗi. 	
Sửa lại
1. Chính tả:
- Bến Nghé, Thiên Long, lò xo, dễ dàng, giữ nguyên, quen
2. Lỗi dùng từ chưa chính xác.
- Chiếc bút máy có công rất lớn.
- 
3 .Lỗi diễn đạt
- Cái bút này nét rất đep,tôi đã dùng nó là chính
-Từng nét chữ mềm mại hiện lên vở của tôi thật đẹp
- Bút bi là một dụng cụ học hập không thể thiếu 
- Giá thành một chiếc bút không cao nên rất phù hợp với thu nhập của mọi gia đình ở nông thôn VN.
- Từ khi còn nhỏ đến lớn không ai là không biết chiếc bút bi bởi nó rất thân thuộc và gần gũi đối với mỗi chúng ta.
V. Trả bài:
VI. Thống kê điểm.
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8A1
8A2
8A3
8A5
4.Củng cố (3’): Gv nhận xét ý thức chữa bài của HS
 - ôn lại các kiểu bài về lý thuyết văn thuyết minh
5.HDVN (2’): Sửa tiếp bài, đọc các bài văn mẫu 
 - ôn lại lý thuyết TLV.
 - Soạn: Muốn làm thằng cuội theo hệ thống câu hỏi sgk.
 + Đọc trước văn bản và tìm hiểu cái “ngông” của nhà thơ Tản Đà
Soạn: 6/12/2009 Ngữ văn - Bài 16
Giảng: /12/2009 
Tiết 62:
Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm 
Muốn làm thằng Cuội
 - Tản Đà -
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tâm sự lãng mạn của nhà thơ Tản Đà buồn chán trước thức tại đen tối và tầm thường, muốn thoátli khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”. Đồng thời, cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức thơ TNBC đường luật của Tản Đà, lời lẽ giản dị, trong sáng như lời nói thường nhưng lại pha chút hóm hỉnh, duyên dáng .
2. Kĩ năng:
- RKN đọc diễn cảm, phân tích cấu trúc thơ.
3. Thái độ: 
- Khơi gợi và và vun đắp những tình cảm vui, buồn cần có của con người, cần thể hiện tình cảm đó một cách phù hợp và đúng lúc.
II. đồ dùng:
- GV: SGK, SGv, tài liệu tham khảo 
- HS: Vở viết, sgk, vở soạn.
III. phương pháp.
- Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’):
2. Kiểm tra (3’): - Đọc thuộc lòng bài thơ " Đập đá Côn Lôn"? Đọc xong bài thơ em cảm nhận được điều gì?
3. Bài mới.
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức mới sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và CM lưu truyền bí mật ở nước ngoài và ở trong tù (2 bài thơ trước đã học). Trên văn đàn công khai nước ta hồi đầu thế kỉ XX xuất hiện những tác phẩm văn thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà Tản Đà là một trong những cây bút lừng lẫy nhất. Bài thơ “Muốn làm thằng cuội” vẫn được viết theo thể thơ TNBCĐL nhưng chữa đựng nhiều nét mới mẻ cả về giọng điệu và cảm hứng.
* HĐ2: Đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: HS đọc đúng chính tả và thể hiện được cảm xúc. Nhận biết được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
 Y/C đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, thể hiên giọng điệu mới mẻ nhẹ nhàng, hơi buồn. Chú ý nhịp thơ 4/3.
GV đọc mẫu – Gọi 1à2 HS đọc
H: Qua tìm hiểu chú thích, em hãy nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
- Ông là nhà thơ nổi bật nhất vào những năm 20 của thế kỉ XX, thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc.
H: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? thời gian nào ?
- GV HD HS đọc thảo luận câu hỏi
- Thơ Tản Đà như 1 viên gạch nối đã thổi 1 luồng gió mạnh mới mẻ trên thi đàn VN vào những năm 20 của TK XX với cái buồn mơ màng
H: Bố cục chia làm mấy phần?
 -.Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết
H: Theo em n/d chính của bài thơ là gì ?
- Lời nhà thơ nói với chị Hằng trong một đêm thu xin chị cho lên cung trăng cùng chị để xa lánh cõi trần thế đáng trách này.
* HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc 2 câu đầu. Nội dung của hai câu thơ này?
H: Thời điểm mà tác giả tâm sự? Tại sao lại chọn đêm thu để tâm sự? Tác giả tâm sự với ai?
- Đêm thu - trăng sáng, cái buồn chợt đến, chgợt dang lên -> nỗi buồn đêm thu là cái thường tình của thi sĩ. Tắc giả tâm sự với chị Hằng và xưng em.
H: Em có NX gì về ngôn ngữ, kiểu câu, cách xưng hô?
H: Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì trong hai câu thơ trên?
- Vầng trăng đã trở thành người bạn, người chị hiền tri âm tri kỉ của tác giả.
H: Theo em, lời than, lời tâm sự của tác giả bộ lộ ở hai câu thơ này là gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV khái quát.
H: Tại sao đêm thu là đêm phá cỗ rất vui vẻ, nhưng tại sao tác giả lại buồn chán?
- H/c đất nước không biết tồn hay vong, cái XH PK ngột ngạt tầm thường đầy rẫy những chuyện xấu xa nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi. Bởi thế Tản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với XH và muốn thoát li khỏi cuộc đời đáng chán nản.
* GV chuyển ý: Buồn chán cõi đời, tác giả mong ước điều gì
H: Ước muốn của tác giả được thể hiện qua những câu thơ nào?
H: Em hiểu “cành đa”, “cung quế” là gì?
- HS dựa vào chú thích1,3 để trả lời.
H: Nhận xét gì về cách xưng hô? kiểu câu?
* GV: Trong thơ Đường ngôn ngữ bao giờ cũng phải trau chuốt nhưng tác giả lại sử dụng: chửa, xin, chơi.
H: Hai câu thơ trên thể hiện khát vọng ntn?
H: Nhiều người nhận xét Tản Đà có 1 hồn thơ “ngông”. Vậy em hiểu "Ngông nghĩa" là gì?
- Muốn sống muốn cuộc sống đích thực với những niềm vui mà cõi trần ông không bao giờ nhìn thấy. T/g muốn thoát li bằng mộng tưởng, bởi lên đấy tác giả có thể hoàn toàn xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc” mà ông đã chán ghét.
H: Lên cung trăng, mục đích của tác giả là gì?
H: Có gì đặc biệt trong cách dùng từ và bp NT ở 2 câu thơ này? Với BP NT đó có tác dụng gì?
* GV: Lên tới mặt trăng là tác giả ẩn mình trong mây gió, hoàn toàn xa lánh trần thế. Nhưng đó không chỉ là sự chốn chạy, xa lánh mà đó là chính những giấc mơ, khát vọng chân chính của tác giả. ậ cõi trần những tác giả luôn cảm thấy cô đơn, lúc nào cũng khắc khoải tìm người tri kỉ
 "Chung quanh những đá cùng cây.
 Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm" 
và từng ước mơ:
 "Kiếp sau xin chớ làm người,
 Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay" 
Cảm hứng của Tản Đà mang đến dấu ấn thời đại khác người xưa ở chỗ đó.
H: Để giải toả u uất ấy trong lòng, tác giả mong muốn điều gì?
H: Tại sao, tác giả lại chọn thời điểm là rằm tháng tám?
- Vì đó là đêm trăng thu đẹp nhất.
H: Đêm thu người ta thường ngắm trăng, tại sao tác giả lại ước tựa vai chị Hằng nhìn xuống thế gian cười? Vậy, theo em nhà thơ cười ai, cười cái gì và vì sao lại cười?
- Cái cười có thể có hai ý nghĩa:
 + Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh cõi trần bụi bặm.
 + Thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn là “bé tí” khi mình đã bay bổng được lên trên đó.
Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
H: Nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ?
H: Đến đây em hiểu gì về nụ cười và giấc mộng của Tản Đà? 
* HĐ4: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS rút ra được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài.
- cách tiến hành: 
H: Nêu những BP NT và ND chính của bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* HĐ5: HDHS Luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu câù và giải được bài tập.
GV hướng dẫn HS làm BT 1à2 (T157)
HS đọc và xác định được yêu cầu bài tập
1’
10
25’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả, tác phẩm: 
* Tác giả: Tản Đà (1889 – 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu quê Sơn Tây.
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Tác phẩm: 
- Viết năm 1917. Là lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng
- Thể thơ : TNBCĐL.
b. Các chú thích khác.
- 3
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Tâm sự của nhà thơ.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
- Tác giả sử dụng câu cảm thán, cách xưng hô thật tình tứ táo bạ ...  hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 GV nêu vai trò và ý nghĩa của việc sưu tầm, tìm hiểu từ ngữ địa phương để hiểu và sử dụng phù hợp.
* HĐ2 : Hình thành kiến thức mới.
H: Thế nào là từ địa phương?
H: Từ ngữ địa phương vẫn có những điểm chung về ngôn ngữ toàn dân về các mặt từ vựng nhưng nó có sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng như thế nào?
- Sự khác biệt về ngữ âm: hệ thống phụ âm đầu và thanh điệu
a. Vùng Bắc Bộ: lẫn các cặp phụ âm: l/ n, d, r, gi, s/x, ch/tr
b. Nam Bộ: phụ âm v/đ, n/ng, c/t
c. Trung Bộ- Nghệ Tĩnh: Thanh điệu hỏi/ngã, sắc/hỏi
* Sự khác biệt về từ vựng: 
- Có những đơn vị từ vựng từ ngữ toàn dân không có: sầu riêng, măng cụt, mãng cầu xiêm, chôm chôm
- Từ địa phương – từ toàn dân: vô- vào, ba- bố, má- mẹ 
- Lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ toàn dân với từ ngữ địa phương
1’
17’
I. Lí thuyết.
1. Từ địa phương
- Là những từ ngữ được dùng trong một địa phươngnào đó.
2. Sự khác biệt về từ vựng
- Từ địa phương chỉ dùng ở một vùng miền nào đó, nó khác về ngữ âm và từ vựng so với từ toàn dân.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Cha: người sinh ra bản thân mình
Mẹ : người đẻ ra tôi
ông nội : người sinh ra cha
bà nội : người đẻ ra cha
ông ngoại : người sinh ra mẹ
bà ngoại: người đẻ ra mẹ
Bác (anh trai của cha)
Chú(em trai của cha)
Thím (vợ của chú)
Bác(Chị gái của cha)
Bác (chồng chị gái của ba)
Cô (em gái của cha)
chú (chồng em gái của cha)
Bác(anh trai của Mẹ)
Bác( vợ anh trai của Mẹ)
Cậu( em trai của mẹ)
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Bác(chị gái của mẹ)
Bác(chồng chị gái của mẹ)
Dì (em gái của mẹ)
Chú (chồng của dì)
Anh trai
Chị dâu(vợ của anh trai)
Em trai
Em dâu(vợ của em trai)
Chị gái
Anh rể( chồng của em gái)
Em gái
Em rể (chồng của em gái) 
Bố
Mế: danh từ
ông nội 
bà nội 
ông ngoại 
bà ngoại
Bác
chú
Thím
Bác
Bác gái
Bác trai
chú
Bác trai
Bác dâu
Cậu
Mợ
Bác
Bác
Cô, dì
Chú
bác
bác
chú
mợ
bác. bá
bác
cô
chú
* HĐ3: HD HS luyện tập
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu bài tập và giải được các bài tập.
- Cách tiến hành:
 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
H: Sưu tầm 1 số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở đp khác 
H: Sưu tầm một số câu thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em?
18’
II. Luyện tập
* Bài 1: ở Bắc Ninh- Bắc Giang
- Cha -> thầy
- Mẹ -> u, bầm, bu
- Bác -> bá
* ở Nam Bộ
- Cha -> ba, tía
- Mẹ -> má
- Anh -> anh hai
- Chị cả -> chị hai
* Bài 2:
- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
- Chú cũng như cha.
- Con chị nó đi, con dì nó lớn.
- Cây xanh thì lá cũng xanh.
- Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
- Anh em như thể tay chân.
- Chị ngã em nâng.
4. Củng cố (3’): GV nhận xét ý thức học tập của HS
 - Từ địa phương là gì?
5. HDVN (2’): Sưu tầm một số câu ca dao, thơ ca sử dụng từ ngữ đp chỉ quan hệ ruột thịt, thân thiết.
Soạn: 7/12/2009 Tiết 64 
Giảng: 8/12/2009 Chương trình địa phương (phần văn )
Văn bản: 
Tháng hai
 (Pờ Sảo Mìn)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Từ dòng cảm xúc ngọt ngào,sâu lắng, tha thiết của tác giả trong bài thơ, học sinh cảm thụ được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao mỗi độ xuân sang.
2. Kĩ năng:
- RKN phân tích, bình giảng và cảm thụ văn chương.
3. Thái độ:
- HS có lòng yêu quê hương, tìm hiểu văn thơ địa phương. 
II. đồ dùng:
- GV: Tài liệu văn địa phương, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. 
- HS: sưu tầm một số bài văn, thơ viết về địa phương.
III. phương pháp. 
- Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề
IV. tổ chức giờ học.
1.ổn định (1’).
2.Kiểm tra (3’): GV cho HS trưng bày kết quả sưu tầm, Gv kiểm tra một lượt.
3. Bài mới:
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức mới sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 phần văn chương trình địa phương các em phải nắm được một số tác giả và tác phẩm văn học viết về quê hương. Để hiểu được điều đó c/ta tìm hiểu VB Tháng hai của "Pờ sảo Mìn"
* HĐ 2: Đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: HS đọc đúng chính tả và thể hiện được cảm xúc. Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
 Y/cầu h/s đọc to, rõ ràng, diễn cảm
H: Nêu những hiểu biết của em về t/giả , tác phẩm?
- 1995 ông là hội viên Hội nhà văn V.nam
Gv HD HS giải từ khó 
H: V/b trên được chia làm mấy phần ?n/d từng phần ?
3 phần :
- P1: khổ 1 -->H/ả q/hương ngày đầu xuân
- P2: khổ2 -->cảnh t/nhiên đầy sức sống
- P3: khổ3: cảm nhận về cuộc sống con người
* HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ.
- Cách tiến hành:
- HS đọc khổ thơ 1.
H: Trong khổ thơ đầu, tháng 2 được nhà thơ cảm nhận qua từ ngữ, chi tiết nào như thế nào ?
H: Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật? qua đó t/g muốn dtả điều gì ? 
HS đọc khổ thơ 2.
H: ở khổ thơ thứ 2, tháng 2 hiện ra qua những h/ảnh nào? 
H: Em nhận xét gì về từ ngữ, giọng điệu? Cảm nhận của nhà thơ có gì khác với khổ thơ đầu?
*GV: Từ ngữ m/tả, đ/từ, giọng điệu phấn trấn. Sức sống tràn trề nhựa sống của thiên nhiên, đất trời.Con người nô nức đi hội xuân, một làng quê trù phú, thịnh vượng và xung túc. Khác với khổ thơ 1 bức tranh thiên nhiên có bàn tay của con người l/đ, tô điểm...
- Gọi H/s đoc khổ 3
H: Khổ thơ cuối nét đẹp của tháng hai có gì đặc biệt?
H: Nhận xét về b/páp n/thuật? Qua đó t/g muốn diễn tả điều gì?
* Gv bình
H: Mỗi khổ thơ mang nét đẹp riêng của tháng hai, nhưng đều mang vẻ đẹp chung, theo em vẻ đẹp chung đó là gì?
- Vẻ đẹp của q/hương, về t/nhiên và con người tràn đầy sức sống.
* HĐ 4: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS rút ra được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài.
- Cách tiến hành:
H: Qua tìm v/b trên em có nhận gì về n/d và 
nghệ thuật bài thơ? 
- H/s trả lời - GV chốt lại.
Gv liên hệ M/xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng).
* HĐ5 : HDHS luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được bài tập.
- Cách tiến hành:
 GV gọi 1 h/s đọc yêu cầu bài tập.
- GV HDHS viết bài tại lớp, GọI HS đọc bài viết (Nếu còn thời gian). 
1’
10’
25’
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích.
a. Tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Pờ Sảo Mìn, sinh 1/10/1946 tại thôn Na Khui- Mường Khương- Lcai, dân tộc Pa –dí.
- Thơ ông thể hiện cảm xúc chân thật, dung dị, mãnh liệt và sâu lắng.
* Tác phẩm : Bài thơ rút trong tập Con trai người Pa dí. S/tác xuân 1988.
b. Các chú thích khác.
- 3,6,7,9
II. Bố cục
- 3 khổ 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1:
Tháng Hai: Cây khúc xanh biếc..hoa rừng..ong mật, hoạ mi..khúc tình ca... – 
- Tác giả liệt kê, tính từ, m/tả, nhịp thơ và số chữ trong mỗi dòng thật đặc biệt (2-7-5-2-5) làm nổi bật một bức tranh thiên nhiên vào độ xuân sang đẹp rực rỡ, sinh động, ngọt ngào hương núi
2. Khổ thơ 2: 
Mưa, nắng ấm, măng mọc..,chim ca
nấm hương nở, mộc nhĩ nhú..., gieo hạt..tra lúa.. ngô
+ Con người : trai gái bản tìm nhau
- Từ ngữ m/tả, đ/từ, giọng điệu phấn trấn-->Sức sống tràn trề nhựa sống của thiên nhiên, đất trời. Con người nô nức đi hội xuân.
3. Khổ thơ 3:
 Tháng hai tháng phơi phới
 Trai gái bản tìm nhau
 Tháng hai tháng ban đầu
 Con trai tìm con gái
 Con gái chọn con trai
- Tác giả sử dụng từ ngữ giàu h/ả, điệp từ, tự sự, như một lời kể thể hiện niềm vui hạnh phúc ngọt ngào của tuổi xuân, tình yêu và cuộc sống. 
IV. Ghi nhớ: TL đ/phương– T3
V. Luyện tập.
BT: Viết một đ/v về quê hương em
4. Củng cố (2’): Nêu ND và NT chính của bài thơ.
5. HDVN (3’): Học thuộc lòng và sưu tầm thơ ca đ/phương
Soạn: 7/12/2009 Tiết 65
Giảng: 12/12/2009
Chương trình ngữ văn địa phương (Tiếp)
I. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS có ý thức tìm hiểu và nắm được các tác giả, tác phẩm văn học viết về địa phương. Thống kê bảng danh sách các tác giả văn học địa phương
2. Kĩ năng:
- RKN sưu tầm tư liệu văn học địa phương.
3. Thái độ:
- GDHS ý thức, vai trò của văn học địa phương đối với văn học dân tộc. Từ đó thêm yêu mến, gắn bó với quê hương và thêm tự hào về quê hương mình.
II. đồ dùng:
- GV: Thống kê một số tác giả, tác phẩm ở địa phương (Bảng phụ).
- HS: Lập bảng thống kê ra vở soạn.
III. phương pháp.
- Nêu vấn đề, thống kê, phân tích, tổng hợp
IV. tổ chức giờ học.
ổn định (1’).
Kiểm tra (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới.
HĐ của GV và HS
T/g
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động:
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức mới sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Cách tiến hành:
 GV nêu mục đích và ý nghĩa của tiết học, dẫn dắt vào bài mới.
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài.
- Mục tiêu: HS thống kê được tên các nhà văn, nhà thơ với một số tác phẩm văn học tiêu biểu.
- Cách tiến hành:
Gv dùng bảng thống kê (Bảng phụ) HS dựa vào kết quả sưu tầm ở nhà trình bày các nội dung, thông tin về các tác giả, tác phẩm
- GV nhận xét, bổ sung.
1’
25’
I. Thống kê danh sách các nhà văn, nhà thơ Lào Cai. 
STT
Họ và tên 
Bút danh 
Nơi sinh
Năm sinh
Tác phẩm chính 
1
Mã A Lềnh
Sa pa-LC
1943
Thơ :con ngựa, hông vần cho mẹ, nhớ bạn, lời ca không vần ghi trên núi Hàm rồng, hoa trước thềm vẫn nở 
2
Lò Ngân Sủn
Bát sát -LC
26.4.1945
Thơ:Người đẹp ,chiều biên giới ,những người con của núi,đường dốc ,chợ tình 
Truyện kí: Chiếc vòng bạc
3
Pờ Sảo Mìn
Mường khương
1.10.1946
Thơ:Hoa trên núi đá ,cây hai ngàn lá ,bài ca hoang dã ,lời của dt tôi,Tháng hai
4
Mã A Lềnh
TP Lào cai
20.8.197
Thơ:Người cũ tình xưa 
Năm tháng tình yêu,man mác mùa đông,hát ru
5
Ng.Thị Mai Hương
Sa pa -LC
10.4.1977
Thơ:Nỗi lòng ,thị trấn ,ước cho biển 
6
Nguyễn văn Học
Sa pa -LC
8.5.1946
Thơ:Bồng bềnh,chiến tranh và cơn bão,khúc hát qua cầu ,chiều cuối hạ 
7
Mã Hoàng Dương
TP-Lào cai
1978
Thơ:Nói với ve,thơ tặng tuổi 16
8
Mã én Hằng
TP-LCai
16.6.1971
Tuổi 20, đất quê hương.Tập truyệnngắn:Một ngày của tia nắng 
9
Nguyễn Lê Hằng
Sa Pa -LC
21.11.1976
Thơ:Giao mùa 
10’
II. Một số bài thơ hay viết về địa phương.
sa pa (Lê Vân)
Sa Pa tháng giêng hoa đào thắm,
 Dáng lâu đài cũ mờ trong mây.
Nhớ em đêm nằm anh thao thức,
 Nghe Ô Quý Hồ cơn gió lay.
* * *
 Nước đổ ào ào con Thác Bạc,
 Hoa đào sắc lối đỏ Cầu Mây.
 Đàn bò Thanh Phú vàng chân núi,
 Lù cổ trên lưng trắng bắc đầy.
4.Củng cố (3’) : GV khái quát, nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tác phẩm VH địa phương.
5. HDVN: 
- Tiếp tục sưu tầm các tác phẩm văn học địa phương.
- Chuẩn bị có kế hoạch ôn tập để kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 16.doc