I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, các nước Đông Nam á.
- Cuộc khởi nghĩa Xi-pay, hoạt động của Đảng Quốc đại, .
- Nhận thức đầy đủ hơn về thời kì " Châu á thức tỉnh" và phong trào giả phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa.
2.Tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với Ấn Độ.
- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
3.Kỉ năng:
- Bước đầu phân biệt các khái niệm : "cấp tiến" "ôn hoà" và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ.
- Biết đọc và sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương 3: Châu á thế kỷ - đầu thế kỷ Bài 9 (Tiết 15): ấn độ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ, các nước Đông Nam á. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay, hoạt động của Đảng Quốc đại, . Nhận thức đầy đủ hơn về thời kì " Châu á thức tỉnh" và phong trào giả phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa. 2.Tư tưởng: - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với ấn Độ. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 3.Kỉ năng: Bước đầu phân biệt các khái niệm : "cấp tiến" "ôn hoà" và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ. Biết đọc và sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. II. Phương pháp : (Thảo luận nhóm + Dạy học nêu vấn đề) III.Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Máy chiếu, giấy trong in các tư liệu phục vụ bài giảng. - Phiếu học tập - Tư liệu lich sử, những mẫu chuyện lịch sử thế giới. - Bản đồ phong trào cách mạng ấn Độ. 2.Chuẩn bị của HS: - Đọc bài và chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm tư liệu lịch sử. IV.Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Tình hình chính trị, xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại ở các nước đế quốc có những đặc điểm nào giống nhau? 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: ấn Độ là một quốc gia giàu có với nhiều hương liệu, vàng, bạc- nơi có nền văn hoá lâu đời và các tôn giáo lớn trên thế giới. ấn Độ sớm bị thực dân Anh xâm lược và đô hộ .Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ đã diễn ra mạnh mẽ, song bị thất bại Hoạt động 1: I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh: Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX Nguyên nhân của tình hình đó. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và Trò Nội dung kiến thức GV:ấn Độ là xứ sở giàu có về hương liệu và vàng, bạc. Từ thế kỉ XVI thực dân phương Tây Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt đến xâm chiếm và cướp bóc. Sang đầu thế kỉ XVIII cuộc xung đột giữa Anh và Pháp (1764- 1763) Pháp thất bại, Anh từng bước độc chiếm thị trường ấn Độ. GV:Đưa bảng số liệu lên máy chiếu: Nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối vơí ấn Độ ? HS: Số lượng lương thực xuất khẩu tăng càng nhanh tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. - Từ năm 1875- 1900 (15năm) 15 triệu người chết đói. - Các nghành thủ công dệt bị hàng hoá Anh cạnh tranh. - Thực dân Anh khuyến khích những tập quán lạc hậu, phản động thời cổ xưa. * Hậu quả: Quần chung nhân dân bị bần cùng hoá, nông dân mất đât, thủ công suy suỵ, văn hoá dân tộc bị huỷ hoại. GV:Điều này tất yếu sẽ dẫn thống trị của thực dân Anh có gì giống với thực dân Pháp thống trị ở nước ta HS: Liên hệ kiến thức đã tìm hiểu. GV: Bổ sung GV: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Xi-pay ? HS: Trong quân đội lính Xi-pay ấn Độ vẫn không thoát khỏi thân phận người nô lệ : Họ bị khinh rẽ, đối xử bất công và tàn nhẫn Một viên Đại uý Xi-pay: sau 40 năm phục vụ được 40rupi/tháng. Một Đại uý người Anh được 563rupi/tháng. GV: Treo bản đồ xác định vị trí Mi-rút cách Đê li 70km về phía Bắc HS: Đọc sách giáo khoa GV: Trình bày tư liệu lịch sử I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh: - Từ thế kỉ XVI thực dân phương Tây đã xâm nhập ấn Độ. - Đến 1829 thực dân Anh xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở ấn Độ. - Mâu thuẩn sâu sắc giữa thực dân Anh với nhân dân ấn Độ. Hoạt động 2: II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ: Mục tiêu: Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và Trò Nội dung kiến thức GV: Đảng Quốc Đại được thành lập nhằm mục đích gì ? HS: Đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc GV: Đây là Đảng của giai cấp tư sản ấn Độ. Thực dân anh lo sợ phong trào công-nông ấn Độ phát triển rộng. Vốn có kinh nghiệm làm suy yếu phong trào đấu tranh, nên Anh lôi kéo giai cấp tư sản ấn Độ và cho phép thành lập một chính đảng. GV: Hoạt động của Đảng Quốc đại như thế nào ? HS: Trong 20 năm đầu (1885-1905) những lãnh tụ của Đảng quốc đại đi theo đường lối ôn hoà, chống lạI mọi hình thức đấu tranh bại lực, muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ văn minh cho ấn Độ. Giai đoạn hai Ti-lắc lãnh đạo đòi lật đổ thực dân Anh. GV: Sự phân hoá của Đảng Quốc đại thể hiện điều gì ? HS: Tính chất 2 mặt của giai cấp tư sản vì quyền lợi giai cấp đấu tranh chông thực dân Anh nhưng cũng sẵn sàng thoả hiệp khi được nhượng bộ. GV: Khởi nghĩa Bom-bay diễn ra như thế nào ? HS: Đọc sách giáo khoa. Đây là cuộc tranh chính trị đầu tiên của giai cấp tư sản ấn Độ. Là dỉnh cao của phong trào giả phóng dân tộc ở ấn Độ trong nhưng năm đầu thế kỉ XX. GV: Vì sao các phong trào đều thất bại ? HS: Sự đàn áp chia rẽ của thực dân Anh, chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. GV: ý nghĩa tác dụng của phong trào đấu với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của ấn Độ ? HS: Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giả phóng dân tộc ở ấn Độ phát triển mạnh mẽ. II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ: 1. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) a. Nguyên nhân: - Sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh - Bất mãn của binh lính Xi-pay b. Diễn biến: Đêm 10 rạng ngày 11 tháng 5/1857-cuối năm 1859 c. Kết quả: Bị đàn áp dã man. 2. Đảng Quốc đại thành lập : Năm 1885 Đảng Quốc đại được thành lập. Trong qua trình hoạt động đã phân thành 2 phái: + Ôn hoà. +Cấp tiến. 3.Khởi nghĩa Bom bay: 7/1908 công nhân Bom bay tổ chức bãi công chính trị, thành lập các đơn vị xây dựng các chiến luỹ chống Anh. 4. Củng cố: Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống thực dân Anh lai jchưa giành được thắng lợi ? 5. Hướng dẫn về nhà: + Bài cũ: - Nêu hậu quả sự thống trị của thực dân Anh đối với ấn Độ ? - Lập niên biểu phong trào chống Anh ? - Đảng Quốc đại thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì ? - Cuộc chiến đấu của công nhân Bom-bay chống Anh như thế nào ? + Bài mới: Trung quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi trong bài để suy nghĩ. - Tìm hiểu về Tôn Trung Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hình 42 sách giáo Bài - Cách mạng Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 16 Bài 10 : Trung quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức : Giúp các em nắm vững: - Tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản. - Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu từ giữa thế kỷ XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), Cuộc vận động Duy tân (1908) Phong trào Nghĩa hòa đoàn (1898), Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). - Các khái niệm trong bài học: “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến, vận động duy tân, Nghĩa hoà đoàn”. 2.Tư tưởng: - Giúp cho các em có thái độ phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh. - Biểu lộ sự cảm thông, khâm phục nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đặc biệt cuộc Cách mạng Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn. 3.Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến mãn Thanh để Trung Quốc rơi vào tay của bọn đế quốc. -Biết đọc và sử dụng lược đồ Trung Quốc II.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, sử dụng đồ dùng trực quan giải thích, phân tích,tường thuật... III.Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Tìm hiểu về nhân vật lịch sử Tôn Trung Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu - Tìm hiểu và giải thích một số khái niệm lịch sử trong bài, hình 42 sách giáo khoa. - Tìm đọc những tài liệu có liên quan đến bài. - Chuẩn bị bản đồ, lược đồ. 2.Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ, hoàn thành các bài tập đã họ ở chương I và II. - Tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi trong bài để suy nghĩ. - Tìm hiểu về Tôn Trung Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hình 42 sách giáo khoa. IV.Tiến trình lên lớp: 1ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: : Gv: Nêu hậu quả sự thống trị của thực dân Anh đối với ấn Độ ? Đảng Quốc đại thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Là một nước rộng lớn, đông dân cư (chiếm 1/4 diện tích châu á, 1/5 dân số thế giới) . Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã bị các nước tư bản phương tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diển ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 1: 1.Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ: Mục tiêu: Nhận biết những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Treo bản đồ các nước trên thế giới xác định vị trí đất nước Trung Quốc. Gv:Vì sao cuối thế kỷ XIX các nước đế quốc xâm chiếm Trung Quốc ? Hs: Trung Quốc có thị trường rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên , triều đình phong kiến Mãn Thanh mục nát. -> Gv bổ sung: Thực dân Anh viện cớ triều đình Mãn Thanh hiện chính sách “bế quan toả cảng”, tiến hành chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, tiếp theo các nước tranh nhau xâm chiếm Hs: Xác định trên bản đồ các khu vực xâm chiếm của các đế quốc. Gv: Hướng dẫn các em tìm hiểu kênh hình 42. Gv: Vì sao có nhiều nước đế quốc cùng xâu xéTrung Quốc? Hs: Trung Quốc là một thị trường quá lớn... Gv: Kết luận và giải thích nước nửa thuộc thuộc địa. Liên hệ với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam (có thể). 1.Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ: - Trung Quốc là nước lớn, đông dân và giàu tài nguyên khoáng sản. -Triều đình mãn Thanh mục nát. -Năm 1840 thực dânAnh gây ra chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm chiếm Trung Quốc. - Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc. -> Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa. Hoạt động 2 : 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Mục tiêu: Biết được những nét chính về tên phong trào, thời gian, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv:Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX ? Hs: Sự xâu xé, xâm lược của các nước đế quốc, sự hèn nhát khuất phục của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược. Gv: Phân tích 2 nguyên nhân trên đã dẫn đễn mâu thuẩn xã hội trở nên gay gắt: Nhân dân Trung Quốc và các nước đế quốc, nhân dân với triều đình phong kiến Mãn Thanh.-> phong trào đấu tranh bùng nổ. Gv:Nói thêm giữa thế kỷ XIX nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc phong kiến: Kháng chiến chống Anh xâm lược, phong trào Thái Bình thiên q ... Liên minh- sự phản công liên tiếp trên chiến trường và kết quả thất bại thuộc kẻ manh nha ra cuộc chiến này. Song điều vô cùng quan trọng khác là hậu quả và tính chất của nó mang lại........ Hoạt động 1: III.Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất: Mục tiêu: - Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất - Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: quy mô, tính những hậu quả nặng nề mà chiến tranh đã gây ra cho xã hội loài người. Các nướ đế quốc ở cả hai phe đều chịu trách nhiệm về vấn đề này Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Đưa bảng số liệu: Nước, thiệt hại về người chết, thiệt hại về tiền. Em có nhận xét gì về hậu của chiến tranh ? Hs: +33 nước tham gia với 1500 triệu người bị lôi vào vòng xoáy của cuộc chiến: 10 triệu người bị chết, trên 20 triệu người bị thương. Trong chiến tranh Anh bắt lính ấn độ; 400.000 người, Pháp mộ lính ở thuộc địa chủ yếu ở Việt Nam 300.000lính. + Gây nên những thiệt hại to lớn đối với nhân loại Gv: Tuy vậy, một thành quả trong quá trình chiến tranh là sự thành công của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập nhà nước Xô Viết, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. thảo luận nhóm Gv:Vì sao cuộc chiến tranh 1914 -1918 được gọi là chiến tranh thế giới ? Hs: - Thảo luận trong nhóm, cử đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung và nhận xét. Gv: Hướng dẫn học sinh xem hình 51 sách giáo khoa và rút ra kết luận. Hs: Đọc phần 3 sách giáo khoa. Gv:Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm hoạ khủng khiếp như thế nào? Cuộc chiến tranh đó mang tính chất gì? Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh? Gv:Cho học sinh biết về những thiệt hại do chiến tranh để lại ở các nước (Bảng phụ ) Nước Thiệt hại về người (triệu người) Thiệt hại về của (triệu đô la) Nga 2.30 7.658 Pháp 1.40 11.208 Anh 0.70 24.143 Mĩ 0.08 17.337 Đức 2.00 19.884 áo- Hung 1.40 5.499 Gv: Hiện nay nhân loại đã có những biện pháp gì để ngăn chặn chiến tranh ? Hs:Tự liên hệ thực tế. III.Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất: 1.Hậu quả: - Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức,Ao, Hung. -10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, chi phí 85 tỉ đô la, cơ sở vật chất bị tàn phá ->gây nên những thiệt hại,đau thương cho nhân loại. 2.Tính chất: - Là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. - Là cuộc chiến tranh ăn cướp... 4.Củng cố: Qua bảng số liệu sau trên Em có nhận xét và cảm nhận như thế nào về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất : ơ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5. Hướng dẫn về nhà: +Bài cũ: - Nêu lại nguyên nhân xâu xa và trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Diễn biến chiến sự của 2 giai đoạn chính ? Kết quả ? - Hậu quả và tính chất của cuộc chiến này như thế nào ? - Liên hệ tình hình thực tế hiện nay ở thế giới ? Em có suy nghĩ gì ? - Tính chất của chiến tranh là gì ? + Bài mới: - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế thế kỷ XVI đến năm 1917) - Soạn các câu hỏi sách giáo khoa. - Học bài cũ, làm các bài tập - Ôn tập toàn bộ phần lịch sử thế giới cận đại dựa vào bài 14 dể ôn tập. - Chú ý lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo mẫu ở trong sách giáo khoa. Thời gian Sự kiện lịch sử Kết quả 8- 1566 Cách mạng Hà Lan - Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 22 Bài 14 : ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế thế kỷ XVI đến năm 1917) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản của phần Lịch sử thế giới Cận đại một cách có hệ thống, vững chắc và bảng hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa 2.Tư tưởng: - Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử đã được học giúp học sinh có nhận thức, đánh giá đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân. 3.Kĩ năng: - Củng cố, rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn, chủ yếu là các kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, bảng thống kê, rèn luyện kĩ năng thực hành. II. Phương pháp: Thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, giải thích. III.Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Lập bảng thống kê: Những sự kiện chính của Lịch sử thế giới cận đại. - Đọc một số tài liệu tham khảo có liên quan. 2.Chuẩn bị của HS; - Ôn toàn bộ phần lịch sử thế giới cận đại dựa vào các câu hỏi của bài ôn tập. - Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Lịch sử thế giới cận đại. - Tìm hiểu 5 nội dung chính của Lịch sử thế giới cận đại. IV.Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ở phần ôn tập kiểm tra trong quá trình học. 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới: Các em vừa tìm hiểu xong phần Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỷ XVI đến 1917). Đây là thời kỳ lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó. Hoạt động 1: I.Những sự kiện lịch sử chính: Mục tiêu: Củng cố những kiến thức cơ bản của phần Lịch sử thế giới Cận đại một cách có hệ thống, vững chắc và bảng hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa Tổ chức thực hiện: I.Những sự kiện lịch sử chính: Giáo viên: Yêu cầu học sinh kẻ bảng thống kê những sự kiện chính của LSTG cận đại vào giấy to (thảo luận 4 nhóm) Hướng dẫn chỉ cần nêu những sự kiện chính ,cơ bản không cần nêu chi tiết, chú ý kết quả , ý nghĩa.học sinh: Dán phần đã làm lên bảng, bổ sung, nhận xét. hoàn thiện . Thời gian Sự kiện lịch sử Kết quả 8- 1566 1640-1688 1775 1789-1794 2-1848 1848-1849 1868 1871 1911 1914-1918 Cách mạng Hà Lan Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ. Cách mạng tư sản Pháp Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời. Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức. Minh Trị Duy Tân Công xã Pa ri Cách mạngTân Hợi Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha. - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. - Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.Thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. -Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển , ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. -Nêu bật quy luật phát triển của CNXHxã hội loài người và sự thắng lợi của . Vai trò của giai cấp vô sản trong việc lật đổ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới. - Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình.Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân. - Đưa nước Nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản và chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. - Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. -Là cuộc Cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc châu á. -Là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới. Hoạt động 2: II.Những nội dung chủ yếu: Mục tiêu: Nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới Cận đại Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv:Gọi học sinh đọc phần 2 sách giáo khoa. Qua những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại em hãy rút ra 5 nội dung chính của Lịch sử thế giới cận đại ? Hs: Dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học để trình bày. Gv:Qua các cuộc cách mạng tư sản em thấy mục tiêu mà các cuộc này đặt ra là gì ?Nó có đạt được không? Hs: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. Gv: Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra đều có chung một nguyên nhân, đó là nguyên nhân nào? Hs: Chế độ phong kiến mâu thuẫn với giai cấp tư sản và nhân dân lao động. Gv: Những biểu hiện nào quan trọng chứng tỏ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Gv: Vì sao phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở khắp các châu lục? Hs: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ->thị trường, thuộc địa ->chủ nghĩa tư bản bóc lột, thống trị các nước thuộc địa, phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Gv:Nêu một số phong trào giải phóng dân tộc trào tiêu biểu? Gv:Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ ?Phong trào chia làm mấy giai đoạn? Gv:Kể tên những thành tựu Khoa học- kỉ thuật, văn học-nghệ thuật mà nhân loại đã dạt được mà em biết? Những thành tựu đó có tác động như thế nào đến đời sống xã hội loài người? Gv: Nguyên nhân, duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Diễn bíên, hậu quả, tính chất? II.Những nội dung chủ yếu: 1.Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 2.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục á, Phi, Mĩ - La tinh. 3.Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ. 4.Khoa học- kỉ thuật, văn học-nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc. 5.Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). 4.Củng cố: Gv Kết luận: Chúng ta vừa ôn tập xong toàn bộ phần Lịch sử thế giới Cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917. Đây là quá trình hình thành, phát triển và bắt đầu suy sụp của chủ nghĩa tư bản,. là hình thái kinh tế, xã hội có giai cấp đối kháng cuối cùng của xã hội loài người. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và cách mạng tháng Muời nga vĩ đại đánh dấu thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người: Thời kỳ Lịch sử thế giới Hiện đại. 5. Hướng dẫn về nhà: + Bài cũ: -Ôn toàn bộ phần ôn tập, hoàn thành các bài tập ở sách bài tập. + Bài mới: -Tìm hiểu phần Lịch sử thế giới hiện đại (1917 -1945), bài 15 (phần 1): - Những nét chung của tình hình nước Nga dầu thế kỷ XX, tại sao nước nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng. - Diễn biến chính cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. + Dựa vào các câu hỏi trong sách giao khoa suy nghĩ và trả lời. + Sưu tầm tranh ảnh nước Nga trước và sau Cách mạng tháng Mười. + Đọc một số tài liệu có liên quan đến bài. + Quan sát, nhận xét các tranh ảnh ở sách giáo khoa(hình 52, 53,54).
Tài liệu đính kèm: