I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Qua bài học này giúp các em nhận thức được:
- Những nét chính về các nước đế quốc Mĩ:
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế
- Những đặc điểm về chính trị xã hội.
- Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước tư bản chủ yếu ở Âu -Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
2.Tư tưởng:
- Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống tư tưởng sai tráo, bảo vệ hoà bình.
3.Kĩ năng:
- Rèn luện kĩ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc.
- Sưu tầm tài liệu, lập niên biểu về các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Ngày soạn:29/9/2010 Tiết 11 Bài 6: Các nước Anh, pháp, đức, mĩ Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (Tiếp theo) II. chuyển biên quan trọng ở các nước đế quốc I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Qua bài học này giúp các em nhận thức được: - Những nét chính về các nước đế quốc Mĩ: - Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - Những đặc điểm về chính trị xã hội. - Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa. - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước tư bản chủ yếu ở Âu -Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. 2.Tư tưởng: - Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống tư tưởng sai tráo, bảo vệ hoà bình. 3.Kĩ năng: - Rèn luện kĩ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc. - Sưu tầm tài liệu, lập niên biểu về các nước đế quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. II.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận , dùng đồ dùng trực quan, phân tích, giải thích. III.Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị bản đồ: Các nước tư bản đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ 20. - Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc. 2. Chuẩn bị của HS: -Học bài cũ, hoàn thành các bài tập. -Tìm hiểu phần tiếp của bài, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. IV.Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gv: Tình hình kinh tế, chính trị của Đức có điểm gì nổi bật ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã học về tình hình kinh tế, chính trị của 3 nước Anh, Pháp, Đức. Hôm nay chúng ta sẽ tìm về nước Mĩ và những chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hoạt động 1: 4. Mĩ: Mục tiêu - Những nét chính về các nước đế quốc Mĩ: - Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - Những đặc điểm về chính trị xã hội. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Dựa vào nội dung sách giáo khoa: Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như thế nào ? Hs:+Kinh tế Mĩ phát triển mạnh nhất (Công nghiệp vươn lên đứng đầu thế giới). Gv:Nguyên nhân nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh như vậy? Hs: Xuất hiện các tổ chức độc quyền lớn các Tờ-rớt Gv: Sự phát triển kinh tế của các nước có giống nhau hay không? Hs:Kinh tế các nước phát triển không đều. thảo luận nhóm Gv:Các công ty của Mĩ được hình thành trên cơ sở nào? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp? Gv: Các nhóm khác bổ sung ý kiến, giải thích rỏ hình thức độc quỳên ở Đức và Mĩ khác nhau. Gv: Tình hình chính trị nước Mĩ có điểm gì nổi bật ?Có gì giống và khác Anh? Hs: -Theo thể chế cộng hoà, quyền lực tập trung trong tay Tổng thống - Có 2 đảng: Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền. Liên hệ với tình hình chính trị hiện nay? Gv: Chính sách đối ngoại của Mĩ? Hs: Trả lời. Gv:Dùng lược đồ chỉ những vùng Mĩ tiến hành xâm lược. Gv: Qua việc học tình hình của 4 nước đế quốc tiêu biểu. Hãy nhận xét chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế các nước là gì ? Hs: -Quá trình tập trung sản xuất. -Xuất hiện nhiều tổ chức kinh tế độc quyền chi phối mạnh mẽ nền khinh tế đất nước. Gv: phân tích thêm cho học sinh nắm được. Gv: Trước năm 1870 có hiện tượng này không? Hs: Không, chỉ có tự do cạnh tranh ở các nước tư bản. 4. Mĩ: +Kinh tế: - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Mĩ đã phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới. - Sản xuất công nghiệp phát triển vượt bậc hình thành các tổ chức độc quyền lớn các Tờ-rớt. ->Mĩ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. +Chính trị: -Thể chế cộng hoà, quyền lực tập trung trong tay Tổng thống. -Do 2 đảng: Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. -Tăng cường xâm lược thuộc địa. Hoạt động 2: 2.Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc: Mục tiêu Trình bày được những chuyển biến quan trọng ở các nươc đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kì XX. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa? Gv: Treo bản đồ thế giới lên bảng , yêu cầu học sinh quan sát và điền tên các thuộc địa của Anh, Đức, Pháp, Mĩ trên bản đồ. Hs: Quan sát dựa vào kiến thức đã học điền vào bản đồ. Gv: Hoàn thiện phần điền địa danh của học sinh. Gv:Qua lược đồ em có nhận xét gì về phần thuộc địa của các đế quốc? Hs: Trả lời. Gv; Tổng kết lại các kiến thức, giúp học sinh nhận thấy từ tình hình kinh tế, chính trị của các nước đế quốc đã nảy sinh những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chia lại thế giới. 2.Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc: a. Sự hình thành các tổ chức độc quyền: -Tập trung sản xuất -> hình thành các công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế. =>Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. b.Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới: -Nguyên nhân: Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều. - Đến đầu thế kỷ XX thế giới đã bị phân chia xong. 4.Củng cố bài học: Làm bài tập tại lớp : - Nêu đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc ? Những mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, kết quả những mâu thuẫn đó? 5. Hướng dẫn về nhà: .Bài cũ: - Bài tâp: Nêu và giải thích đặc điểm của các nước đế quốc. - Học bài cũ, làm các bài tập ở sách bài tập của bài 6. Bài mới - Tìm hiểu bài mới: Phong trào công nhân cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 dựa vào các câu hỏi sách giáo khoa. -Tìm hiểu công lao, vai trò to lớn của Ăng-ghen và Lê Nin đối với phong trào. -Tìm hiểu tranh ảnh, tư liệu có liên quan bài học, tiểu sử Lê nin. Ngày soạn:2/10/2010 Tiết 12 Bài 7 : phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX I.phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự ra đời của quốc tế thứ hai I. Mục tiêu bài học:Giúp học sinh hiểu được: 1.sKiến thức: - Những nét chính về phong trào công nhân quốc tế: Cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô (Mĩ), sự phục hồi và phát triển của phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước, sự thành lập Quốc tế thứ hai. 2.Tư tưởng: -Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản là vì quyền tự do,vì sự tiến bộ của xã hội. -Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các lảnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản. 3.Kĩ năng: -Tìm hiểu những nét cơ bản các khái niệm: Chủ nghĩa cơ hội, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, Đảng kiểu mới. -Biết phân tích các sự kiện cơ bản của bài bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn. II.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tường thuật. III.Chuẩn bị củ: 1.Chuẩn bị của GV: -Tài liệu tham khảo: Lịch sử thế giới Cận đại. -Chuẩn bị bản đồ: Đế quốc Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. -Tìm hiểu tranh hình 34, 36 , Tiểu sử của Lê Nin. -Sưu tầm 1 số tranh ảnh, lư liệu về cuộc dấu tranh của công nhân thành phố Si-ca-gô, Lê nin... 2.Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ, hoàn thành các bài tập. - Tìm hiểu bài mới,dựa vào các câu hỏi sách giáo khoa soạn vào vở ở nhà. - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô, thuỷ thủ Pô-tem-kin... IV.Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp: 2Kiểm tra bài cũ: Gv Trình bày những chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX? Hãy cho biết quyền lực của các công ty độc quyền ở các nước đế quốc ? 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới: Sau thất bại của Công xã Pa- ri 1871, phong trào công nhân thế giới tiếp tục phát triển hay tạm lắng ? Sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu cầu bức thiết gì cho sự thành lập và hoạt động của tổ chức quốc tế thứ 2 ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: 1.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX: Mục tiêu: Biết được một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .s Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv:Yêu cầu học sinh thống kê các phong trào tiêu biểu cuối thế kỷ 19. Hs: Tự thống kê.(Anh, Pháp, Đức) Gv:Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỷ 19 ? Hs: Tự rút ra nhận xét (Số lượng, quy mô, tính chất). -> gv kết luận. Gv:Vì sao phong trào công nhân sau thất bại của Công xã Pa-ri vẫn phát triển mạnh mẽ ? Hs: Số lượng, chất lượng, ý thức giai cấp công nhân phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Mác và Ăng-ghen với uy tín lớn tiếp tục lảnh đạo phong trào. Học thuyết Mác giành thắng lợi trong phong trào công nhân. Gv:Nguyên nhân, quy mô, phạm vi, hình thức, kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỷ 19 ? Kết quả to lớn nhất phong trào đạt được ? Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời. Gv: chốt lại kiến thức. Vì sao ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động? Hs: Trả lời ,liên hệ hiện nay, . Gv:Hướng dẫn học sinh mô khai thác kênh hình 34 (sgk), I.Phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ 19. Quốc tế thứ hai. 1.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX: +Nguyên nhân: - Mâu thuẫn giữa giai cấp Vô sản và Tư sản. +Hình thức đấu tranh: - Bãi công, biểu tình. - Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển rộng rải ở nhiều nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.. +Mục tiêu đấu tranh: Đòi tăng lương, giảm giờ làm. + Kết quả: thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở các nước: + Năm 1875 Đảng Xã hội Dân chủ Đức thành lập. + Năm 1879 Đảng công nhân Pháp. +Năm 1883 nhóm Lao động Nga . Hoạt động 2: 2.Quốc tế thứ hai (1889-1914): Mục tiêu: Sự ra đời của quốc tế thứ hai Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv:Quốc tế thứ hai thành lập và có những hoạt động gì ? Hs: Dựa vào sách giáo khoa tóm tắt. Gv: Ăng-ghen có đóng góp công lao và vai trò gì cho sự thành lập của Quốc tế thứ 2? Hs:Chuẩn bị chu đáo cho sự thành lập, đấu tranh kiên quyết với tư tưởng cơ hội, thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển. Gv: Sự thành lập Quốc tế thứ 2 có ý nghĩa gì? Thảo luận (4 nhóm) , Một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Gv:Vì sao Quốc tế thứ 2 tan rã? Hs: Ăng-ghen mất (1895) là tổn thất lớn cho Quốc tế thứ 2, khuynh hướng cơ hội trong Quốc tế thắng thế, nội bộ bị phân hoá, các nghị quyết không còn hiệu lực. Hs: Thảo luận so sánh Quốc tế thứ 1và Quốc tế thứ 2 có điểm gì giống và khác nhau? 2.Quốc tế thứ hai (1889-1914): a. Hoàn cảnh ra đời: -Cuối thế kỷ XIX phong trào công nhân phát triển, nhiều tổ chức, chính đảng của công nhân ra đời. =>Đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới trở nên cấp thiết. - Ngày14/7/1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pa-ri. b. Hoạt động: -1889-1895: Thông qua các nghị quyết quan trọng ... ch sử tư tưởng loài người ? - ý nghĩa các thành tựu về khoa học kỉ thuật - Đọc các tài liệu tham khảo khác. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 14 Bài 8 : Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, Văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Qua bài này học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau: - Những thành tựu tiêu biểu về Kỉ thuật, khoa học tự nhiên, Văn học- nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài, họa sĩ nổi tiếng và một số tác phẩm của học thế kỷ XVIII - XIX và ý nghĩa của nó. 2.Tư tưởng: Giúp học sinh nhận thức được chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng KHKT đã chứng tỏ bước tiến lớn so với chế độ phong kiến về lực lượng sản xuất, có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của lịch sẫtã hội, đưa nhân loại bước sang kĩ nguyên mới của nền văn minh công nghiệp. 3.Kĩ năng: - Phân biệt các khái niệm: cách mạng công nghiệp, hiểu và giải thích được các khái niệm thuật ngữ: Cơ khí hoá, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán. - Biết phân tích ý nghĩa ,vai trò của khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử. II.Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, dùng đồ dùng trực quan. III.Chuẩn bị của Thầy và Trò: 1. Chuẩn bị của GV: - Máy chiếu Projector. - Sưu tầm những phát minh, thành tựu đạt được ở thế kỷ 18 -19 của các nhà bác học. -Tranh ảnh phản ánh những thành tựu của khoa học kỉ thuật ở thế kỷ 18 -19,chân dung các nhà khao học, các nhà văn, nhạc sĩ. - Phiếu cho học sinh thảo luận 2. Chuẩn bị của HS: -Học bài cũ, tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi sách giáo khoa để soạn bài. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhà khoa học, nhà văn, nhạc sĩ lớn. IV. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Dùng máy chiếu nêu câu hỏi bài cũ. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Vì sao Mác và Ăng Ghen nhận định: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động” Nhờ nó mà thế kỷ 18 -19 trở thành thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên và xã hội, là thế kỷ phát triển rực rỡ của các trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian. Chúng ta tìm hiểu để nắm nội dung cơ bản của bài hôm nay. Hoạt động 1: I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật: Mục tiêu: Nhận biết những thành tựu chủ yếu về kỉ thuật. Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đã đưa đến việc phải cải tiến kĩ thuật? Hs: Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước châu Âu và Bắc Mĩ (Anh, Pháp, Đức, Mĩ..). Gv: Để hoàn toàn chiến thắng CĐPK về kinh tế giai cấp tư sản cần phải tiến hành cuộc cách mạng gì sau cuộc CMTS? Hs: Tiến hành cuộc CMCN TK 18 tiếp đó là cuộc CMKH-KT cải tiến kĩ thuật sản xuất. Vì: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động” vì thế giai cấp TS tiếp tục làm cuộc CMKH-KT. Gv: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật điến ra chủ yếu trên các lĩnh vực nào? Hs: Công nghiệp, Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, Nông nghiệp và Quân sự Gv: Phóng bảng tổng hợp các thành tựu lên bảng và từng bước nêu vấn đề trên cho học sinh giải quyết. Hs: Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết để hoàn thành Gv:Giới thiệu thêm về kĩ thuật luyện kim chế tạo máy móc (lò Mác-tanh, lò Bét- xơ -me, ra đời máy tiện máy phay). Gv: Kết hợp trong bài giảng cho hs xem các hình minh hoạ. GV:Kể chuyện về phát minh tàu thuỷ của Phơn Tơn, hoặc tàu lửa của Xti-phen-xơn. Gv: Tại sao nói thế kỷ 19 là thế kỷ của sắt, máy móc động cơ hơi nước ? Hs: Gv: Việc ứng dụng những thành tựu kỉ thuật có ý nghĩa như thế nào ? Hs:Máy móc ra đời là cơ sở kỉ thuật - vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. GV: Việc sử dụng các thành tựu quân sự đã dẫn đến những tác hại như thế nào? Hs: Gây chiến tranh xâm lược, giết người hàng loạt tàn phá các thành tựu văn minh của nhân loại, huỷ hoại môi trường sống. I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật: a.Hoàn cảnh: - Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước châu Âu và Bắc Mĩ (Anh, Pháp, Đức, Mĩ..). -Nhu cầu cải tiến kĩ thuật sản xuất. b. Thành tựu: (GVphóng bảng tổng hợp lên bảng) ở phần phụ lục của bài => Thế kỷ XIX là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. Là cơ sở kỉ thuật - vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. Hoạt động 2: 1. Khoa học tự nhiên: Mục tiêu: Biết được một số tiến bộ về khoa học tự nhiên. Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Nêu các thành tựu về khoa học tự nhiên ? (Thời gian, nhà bác học, phát minh khoa học) Hs: Dựa vào những kiến thức đã học ở các môn học để kể tên các nhà bác học và những phát minhvĩ đại trong thế kỷ 18 -19 *Vật lý: -Đầu thế kỷ XVIII: Niu-tơn (Anh) “Thuyết vạn vật hấp dẫn” -Giữa thế kỷ XIX: Lô-mô-nô-xốp (Nga) “Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng” *Toán học: Đầu TK XIX Lê-ba-sep-xki (Nga) phát minh hình học Phi-Ơ -Cơ-lie * Hoá học: Giữa TK XIX Men-đê-lê-ép (Nga) phát minh Bảng tuần hoàn hoá học. *Sinh vật: - Năm 1837: Puốc-kin-giơ (Sec) khám phá bí mật của sự phát triển của tế bào thực vật và đời sống của mô động vật. -Năm 1859 Đác-uyn (Anh) “Thuyết tiến hoá di truyền” Gv: Giới thiệu về tranh một số nhà khoa học trên cho hs thấy chân dung. Gv: Theo em những phát minh khoa học đó có ý nghĩa như thế nào ? Hs: +Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên + Tấn công mạnh mẽ vào các giáo lí Thần học, tà thuyết phản động. + Chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác-xít. II.Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: 1. Khoa học tự nhiên: *Vật lý: -Đầu thế kỷ XVIII: Niu-tơn (Anh) “Thuyết vạn vật hấp dẫn” -Giữa thế kỷ XIX: Lô-mô-nô-xốp (Nga) “Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng” *Sinh vật: - Năm 1837: Puốc-kin-giơ (Sec) khám phá bí mật của sự phát triển của tế bào thực vật và đời sống của mô động vật. -Năm 1859 Đác-uyn (Anh) “Thuyết tiến hoá di truyền” *ý nghĩa: +Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên + Tấn công mạnh mẽ vào các giáo lí Thần học. Hoạt động 3: 2. Khoa học xã hội: Mục tiêu: Biết được một số tiến bộ khoa học xã hội Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Tìm những thành tựu lớn về hoa học xã hội trong thời kỳ này ? Hs: Trả lời - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (Đức). - Chính trị kinh tế học tư sản của Xmít và Ri-các-đô(Anh) - CNXH không tưởng Xanh-xi-mông (Pháp) và Ô-oen (Anh) - Học thuyết CNXHKH của Mác và Ăng Ghen . Đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người ? Thảo luận nhóm: Câu hỏi:Tại sao nói với sự ra đời của học thuyết CNXHKH của Mác và Ăng Ghen .Đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người ? Hs: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Gv: Đánh giá, bổ sung và chuẩn xác kiến thức rồi chiếu hình Mác và Ăng-ghen 2. Khoa học xã hội: - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ,Chính trị kinh tế học tư sản, CNXH không tưởng - Học thuyết CNXHKH của Mác và Ăng-ghen. =>. Đấu tranh chống CĐPK, xây dựng 1 xã hội tiến bộ, phát triển. Hoạt động 4: 3.Sự phát triển của văn học và nghệ thuật: Mục tiêu: Biết được sự phát triển của văn học nghệ thuật Tổ chức thưc hiện: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Gv: Văn học phát triển như thế nào, nội dung? Hs: Xuất hiện nhiều tác giả ở nhiều nước với nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Ban-dắc (Pháp)Si-lơ và Gớt, Bai-rơn (Đức) Lép-tôn-xtôi (Nga) Đích-ken(Anh) Gv: Nội dung văn học ? Hs: + Kịch liệt phê phán chế độ phong kiến. +Văn học hiện thực phê phán. + Đấu tranh vì tự do, châm biếm bọn thống trị phản động,phản ánh những bất công trong xã hội... Gv: Trong lĩnh vực Nghệ thuật có những thành tựu gì nổi bật ? Hs: *Âm nhạc: Xuất hiện nhiều thiên tài Mô-da, Sô-panh, Bách, Bét-tô-ven... Nội dung: Phản ánh cuộc sống, tình nhân ái, ca ngợi đấu tranh tự do *Hội hoạ :Với nhiều danh hoạ gắn bó với quần chúng: Đa-vít, Đơ-la-cloa, Cuốc-bê, Gôi-a Nội dung: Phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, Gv: Tác dụng của văn học- nghệ thuật ? Hs:- Có tác dụng thức tỉnh, kêu gọi trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân, vạch trần bộ mặt thật của phong kiến của xã hội tư bản. - Thể hiện ước muốn bình thường của con người -Nêu rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển. 3.Sự phát triển của văn học và nghệ thuật: a. Văn học: - Nhiều tác giả với các tác phẩm có giá trị lớn:Vôn-te, Rút-xô,Lép-tôn-xtôi. Đích-kenmang nội dung phong phú. b. Nghệ thuật: *Âm nhạc: Nhiều thiên tài Mô-da, Sô-panh... *Hội hoạ :Với nhiều danh hoạ gắn bó với quần chúng: Đa-vít, Gôi-a =>Phê phán chế độ phong kiến, Giáo hội, vạch trầ mặt thật xã hội đương thời. 4.Củng cố bài học: Cho cột A(tên nhà khoa học), cột B(tên phát minh khoa học). Hãy nối cột A sao cho phù hợp với cột B. Lô-mô-nô-xốp Tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn Đác-Uyn Tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng Puốc-kin-giơ Khám phá ra bí mật của sự phát tiển của tế bào thực vật và đời sống của động vật. Niu-tơn Nêu lên “Thuyết tiến hoá và di truyền” 5. Hướng dân về nhà: * Bài cũ: - Nêu các thành tựu về kỉ thuật, khoa học tự nhiên-xã hội? - Các thành tựu, nội dung Văn học- nghệ thuật ? - Tại sao nói với sự ra đời của học thuyết CNXHKH của Mác và Ăng Ghen .Đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người ? - Vai trò của các thành tựu kỉ thuật đối với nền kinh tế TBCB? Bài tập : Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kỉ thuật, khoa học,văn học nghệ thuạt trong các thế kỷ 18 -19? (Lĩnh vực, niên đại, thành tựu (tác phẩm), tác giả) Lĩnh vực Niên đại Thành tựu (tác phẩm) Tác giả * Bài mới: Chuẩn bị bài 9: ấn Độ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX - Nguyên nhân thực dân Anh xâm lược ấn Độ - Chính sách thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay. - Đảng Quốc Đại: hoạt động và vai trò của Ti-lắc Tài liệu phụ lục cho bài dạy Lĩnh vực Thành tựu tiêu biểu Công nghiệp - Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời:máy phay, tiện.. - Máy hơi nước được sử dung rộng rãi, các nguồn nhiên, nguyên liệu mới:than đá, dầu mỏ, sắt.. GTVT-TTLlạc - Năm 1807 Phơn-tơn đóng tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước - Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt kéo 8 toa chạy 6km/h - Giữa TK XIX Máy điện tính ở Mĩ, Nga. Moóc-xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tính. Nông nghiệp - Máy kéo chạy bằng động cơ hơi nước, máy cày nhiều lưỡi Quân sự - Đại bác, súng trường, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt, ngư lôi
Tài liệu đính kèm: