Tiết 54
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học trong chương III.
2.Kỹ năng: Nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong khi giải toán. Có ý thức tự học, hứng thú, tự tin trong học tập. Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: SGK toán 8, giáo án, bảng phụ.
2.Học sinh: SGK toán 8, bảng nhóm.
Ngày giảng: Lớp 8B:10/3/08 Tiết 54 ôn tập chương iii I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học trong chương III. 2.Kỹ năng: Nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn. 3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong khi giải toán. Có ý thức tự học, hứng thú, tự tin trong học tập. Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: SGK toán 8, giáo án, bảng phụ. 2.Học sinh: SGK toán 8, bảng nhóm. III.Tiến trình tổ chức dạy – học: 1.ổn định tổ chức lớp: (1phút) 8B: 2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra mà kết hợp trong phần ôn lý thuyết) 3.Bài mới: (39 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.(15 phút) G/v:(gọi học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi theo sgk) - Thế nào là hai phương trình tương đương ? - Nếu nhân hai vế của một phương trình với cùng một biểu thức chứa ẩn thì có thể không được phương trình tương đương. Hãy cho ví dụ ? - Với điều kiện nào của a thì phương trình ax + b = 0 là một phương trình bậc nhất ? G/v:(treo bảng phụ câu hỏi 4 – sgk gọi một học sinh chọn câu đúng. - Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải chú ý đến điều gì ? - Hãy nêu các bước giải toán bằng cách lập phương trình. H/s:(đứng tại chỗ trả lời) G/v:(tóm kết lại và ghi bảng) I/Lý thuyết: 1.Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm. 2.Nhân hai vế của phương trình với cùng một biểu thức chứa ẩn thì có thể không được phương trình tương đương. 3.Với điều kiện a ạ 0 thì phương trình ax + b = 0 là phương trình bậc nhất(a, b là hai hằng số) 4. Một phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất x = . 5. Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải chú ý tìm điều kiện xác định của phương trình. 6. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: +Bước 1: Lập phương trình. - Chọn ẩn số, xác định điều kiện của ẩn số. - Biểu thị các số liệu chưa biết qua ẩn số và các số liệu đã biết. - Tìm mối liên hệ giữa các số liệu để lập phương trình. +Bước 2: Giải phương trình. +Bước 3: Chọn kết quả thích hợp và trả lời. *Hoạt động 2: Chữa bài tập.(24 phút) G/v:(ghi bảng bài tập 50 – sgk ý a và b, sau đó gọi hai học sinh lên bảng trình bày) H/s:(hai học sinh lên bảng thực hiện, các học sinh còn lại theo dõi bạn làm trên bảng) G/v:(nhận xét kết quả của học sinh) G/v:(yêu cầu học sinh làm bài cá nhân trên phiếu học tập, sau đó gọi một học sinh lên bảng trình bày ý c) H/s:(thực hiện theo yêu cầu của gv) G/v:(gọi một học sinh lên bảng thực hiện lời giải ý d) H/s:(cả lớp theo dõi, nhận xét) G/v:(ghi bài tập 52 lên bảng yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ý c) H/s:(các nhóm tiến hành hoạt động theo sự điều khiển của nhóm trưởng) G/v:(theo dõi các nhóm hoạt động) II/Bài tập: *Bài 50(Tr33 – SGK): Phương trình đã cho vô nghiệm. *Bài 51(Tr33 – SGK): Vậy tập nghiệm là *Bài 52(Tr33 – SGK): ĐKXĐ: H/s:(các nhóm treo bảng nhóm và nhận xét chéo nhau) G/v:(cho học sinh hoạt động tiếp ý d theo nhóm) H/s:(các nhóm hoạt động trong ít phút) G/v:(theo dõi, nhắc nhở các nhóm hoạt động sau đó yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm nhận xét chéo nhau) H/s:(đại diện các nhóm nhận xét chéo nhau) G/v:(cho điểm động viên tinh thần hoạt động của các nhóm) Nghiệm đúng với mọi x khác 2 ĐKXĐ: . Ta có: Cả hai giá trị trên của x đều thoả mãn ĐKXĐ. Do đó 4.Củng cố: (3 phút) - Hệ thống nội dung đã ôn tập. - Nhận xét ý thức của học sinh trong giờ ôn tập. 5.Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) - Ôn tập lý thuyết. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Nhắc nhở học sinh về nhà làm tiếp các bài tập trong phần ôn tập để chuẩn bị cho giờ ôn tập sau.
Tài liệu đính kèm: