TIẾT 17
CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP
I.Mục tiêu:
*.Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm chia hết và chia có dư, nắm được các bước trong thuật toán thực hiện phép chia đa thức A cho đa thức B.
*.Kỹ năng: Học sinh thực hiện đúng phép chia đa thức A cho đa thức B, trong đó chủ yếu B là một nhị thức. Trong trường hợp B là một đơn thức, học sinh có thể nhận ra phép chia A cho B là phép chia hết hay không chia hết.
*.Thái độ: Cẩn thận, linh hoạt trong tính toán.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: SGK Toán 8, giáo án, bảng phụ
2.Học sinh: SGK Toán 8, bảng nhóm
tiết 17 chia đa thức một biến đã sắp xếp Giảng 8A: 8B: 8C: I.Mục tiêu: *.Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm chia hết và chia có dư, nắm được các bước trong thuật toán thực hiện phép chia đa thức A cho đa thức B. *.Kỹ năng: Học sinh thực hiện đúng phép chia đa thức A cho đa thức B, trong đó chủ yếu B là một nhị thức. Trong trường hợp B là một đơn thức, học sinh có thể nhận ra phép chia A cho B là phép chia hết hay không chia hết. *.Thái độ: Cẩn thận, linh hoạt trong tính toán. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: SGK Toán 8, giáo án, bảng phụ 2.Học sinh: SGK Toán 8, bảng nhóm III.Tiến trình tổ chức dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: (6 phút) H/s1: - Phát biểu quy tắc chia một đa thức A cho một đơn thức B ( trong trường hợp mỗi hạng tử của đa thức A chia hết cho B ) Làm tính chia: ( - 2x5 + 3x2 – 4x3 ) : 2x2 H/s2: Không thực hiện phép chia, hãy giải thích rõ vì sao đa thức: A = 3x2y3 + 4xy2 – 5x3y chia hết cho đơn thức B = 2xy 2. Bài mới: (30 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu phép chia hết thông qua ví dụ.(18 phút) G/v:Hãy thực hiện chia đa thức 2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x - 3 (1) cho đa thức: x2 – 4x – 3 (2) (Đa thức (1) gọi là đa thức bị chia, đa thức (2) gọi là đa thức chia) H/s:(thực hiện): G/v:(hỏi). Em nào có thể dựa vào mô hình trên để nói lại phép chia trên đây? H/s: (nói lại các bước của phép chia) G/v:(chốt lại vấn đề ) H/s: (nghe và nhớ cách làm) 1/Phép chia hết: * Ví dụ: Chia đa thức 2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3 Cho đa thức x2 – 4x – 3 Ta thực hiện như sau: 2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3 x2 – 4x – 3 _ 2x4 – 8x3 – 6x2 2x2 – 5x +1 – 5x3 + 21x2 + 11x – 3 – – 5x3 + 20x2 + 15x x2 – 4x – 3 – x2 – 4x – 3 0 G/v:(nói): Nếu ta gọi đa thức bị chia là A, đa thức chia là B, đa thức thương là Q, ta có: A = B.Q Muốn kiểm tra phép chia có đúng hay không, ta lấy B nhân Q. Nếu tích bằng Q thì ta có phép chia đúng. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phép chia có dư thông qua ví dụ.(12 phút) G/v:(ghi bảng ví dụ 2) H/s:(một hs lên bảng thực hiện) G/v:(nêu lại phép chia, lưu ý cho hs viết cách quãng đa thức bị chia khi khuyết hạng tử rồi chốt lại vấn đề): (bậc của R nhỏ hơn bậc của B) G/v:(nêu chú ý SGK) Khi đó ta có: (2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3):(x2 – 4x – 3) = 2x2 – 5x +1 Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết. 2/ Phép chia có dư: * Ví dụ: Chia đa thức (5x3 – 3x2 + 7) cho đa thức (x2 + 1) Ta được: 5x3 – 3x2 + 7 x2 + 1 – 5x3 + 5x 5x – 3 – 3x2 – 5x + 7 – – 3x2 – 3 – 5x + 10 Phép chia này gọi là phép chia có dư và – 5x + 10 gọi là dư. Ta có: (5x3 – 3x2 + 7) =(x2 + 1)(5x – 3) –5x + 10 * Chú ý: - Với A, B tuỳ ý. (B ạ 0) - Tồn tại duy nhất Q, R sao cho: A = B . Q + R - R = 0: Có phép chia hết. - R ạ 0: Có phép chia có dư. 3.Củng cố:(7 phút) H/s: Làm bài 67a, SGK/31 (x3 – 7x + 3 - x2) : ( x – 3) H/s:(lên bảng thực hiện) *Đáp số: x2 + 2x – 1 Bài 68 (x2 + 2xy + y2) : (x + y) *Đáp số: (x2 + 2xy + y2) = (x + y)2 Do đó ta có: (x2 + 2xy + y2) : (x + y) = (x + y)2:(x + y) = (x + y) 4.Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút) - Đọc SGK - Làm các bài tập 67, 68, 69 SGK. - Giờ sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: