I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS ôn tập về công thức của đơn chất, hợp chất, củng cố cách tính phân tử khối của chất.
- Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 nguyên tố và lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào Quy tắc hóa trị.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng làm bài tập hóa học.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
Ngày soạn 4/10/09 Ngày dạy 8/10/09 Tiết 15 Bài luyện tập 2 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS ôn tập về công thức của đơn chất, hợp chất, củng cố cách tính phân tử khối của chất. - Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 nguyên tố và lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào Quy tắc hóa trị. 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng làm bài tập hóa học. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: - Phiếu bài tập. - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. - Bảng một số nguyên tố. 2. Học sinh: ôn lại 1 số kiến thức về công thức hóa học, hóa trị. III. Hoạt động dạy học 1. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Tiết 15 Bài Luyện tập 2 * Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức cần nhớ. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng I. Kiến thức cần nhớ Gv Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản. (?) Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất? 1. Công thức hóa học. Hs - Công thức hóa học của đơn chất: An. + A là kí hiệu hóa học của đơn chất. + n là chỉ số (n = 1 với kim loại; n = 2 với một số phi kim). - Công thức hóa học của hợp chất là: AxBy. + A, B là kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong hợp chất. + x, y là chỉ số. - Công thức hóa học của đơn chất: - Công thức hóa học của hợp chất: (?) Hóa trị là gì? 2. Hóa trị Hs Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - Định nghĩa: (?) Phát biểu và viết biểu thức Quy tắc hóa trị? - Quy tắc hóa trị: Hs Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. x x a = y x b. (?) Quy tắc hóa trị được vận dụng để làm những loại bài tập nào? Hs Quy tắc hóa trị dùng để tính hóa trị của một nguyên tố; Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị. - Vận dụng: * Hoạt động 2: Luyện tập. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng II. Luyện tập Gv - Phát Phiếu bài tập cho HS. - Yêu cầu HS làm vào VBT trong vòng 15 phút. - Gọi HS lên bảng chữa các bài trong PBT à HS khác nhận xét à GV chữa và chiếu đáp án. Bài tập 1: Gv Chữa mẫu 1 câu. Bài 1: - NaCl: Theo quy tắc hóa trị x x a = y x b à 1.I = 1.b ố b = I Vậy hóa trị của Cl trong hợp chất NaCl là I. - Na2SO4: nhóm SO4 có hóa trị II. - N2S: S có hóa trị II. - Na3PO4: nhóm PO4 có hóa trị III. Bài tập 2: Gv Chữa mẫu 1 câu. Bài tập 2: - Silic và Oxi: Tra bảng 1(SGK/42) ta thấy Si(IV). Gọi công thức hóa học là: SixOy. Theo quy tắc hóa trị: x x a = y x b à a.IV = y.II à x:y = 1:2 à x = 1; y = 2 à Công thức hóa học của hợp chất đó là: SiO2. - Photpho (V) và Hidro: PH3 - Nhôm và Clo: AlCl3 - Canxi và (OH): Ca(OH)2 Bài tập 3: GV Đưa ra gợi ý để HS giải: 1. - Hãy tính hóa trị của X và hóa trị của Y? - Lập công thức hóa học của hợp chất gồm X và Y và so sánh với đề bài. 2. - Tính nguyên tử khối của X, Y trong các hợp chất tương ứng? - Tra bảng để biết tên và kí hiệu. Bài tập 3: 1/ - Trong công thức X2O: X có hóa trị I. - Trong công thức YH2: Y có hóa trị II. - Theo Quy tắc hóa trị à công thức hóa học của hợp chất gồm X và Y là: X2Y à b đúng. 2/ - Nguyên tử khối của X là: 23. - Nguyên tử khối của Y là: 32. à X là Natri (Na) và Y là Lưu huỳnh (S) Bài tập 4: Bài tập 4: a/ Công thức đúng là: Al2O3. b/ Các công thức còn lại sai, sửa lại: - AlCl4 à AlCl3. - Al(NO3) à Al(NO3)3. - Al2(SO4)2 à Al2(SO4)3. - Al(OH)2 à Al(OH)3. 2. Hướng dẫn về nhà Bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK/41) Ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết: - Lý thuyết: Chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, Nguyên tố hóa học, hóa trị. - Bài tập vận dụng: + Lập công thức hóa học của 1 chất dựa vào hóa trị. + Tính hóa trị của 1 nguyên tử. + Tính phân tử khối Năm học Ngày soạn 10/10/09 Ngày dạy 12/10/09 Đề kiểm tra Hoá 8 Thời gian 45 phút Đề 1: Câu 1 (1 điểm): Phát biểu nào sau đây là đúng: Nguyên tố hoá học là: a/ Nguyên tử cùng loại. b/ Phần tử cơ bản cấu tạo nên chất. c/ Yếu tố cơ bản tạo nên nguyên tử. d/ Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. Câu 2 (1 điểm): Dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất: a/ Số lượng nguyên tử trong phân tử. b/ Số nguyên tố hoá học trong phân tử. c/ Tính chất hoá học của chất. d/ Tính chất lý học của chất. Câu 3 (3 điểm): Cho hai nguyên tử có số p = 12 và p = 17, hãy tính: + Số electron. + Số lớp electron. + Số electron lớp ngoài cùng. Câu 4 (3 điểm): 1. Lập công thức hoá học của hợp chất có thành phần như sau: a/ Kali (I) và Oxi. b/ Nitơ (III) và Hidro. c/ Nhôm (III) và (NO3) (I). 2. Tính phân tử khối của các hợp chất trên biết: Kali = 39; Oxi=16; Nitơ = 14; Hidro = 1; Nhôm = 27. Câu 5 (2 điểm): Cho biết CTHH của hợp chất của nguyên tố X với oxi và hợp chất của nguyên tố Y với hiđro như sau: XO; YH2 (X, Y là các nguyên tố chưa biết). Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức cho dưới đây: a. XY2; b. X2Y; c.XY; d. X2Y3 Năm học Đề kiểm tra Hoá 8 Thời gian 45 phút Đề 2: Câu 1 (1 điểm): Chọn đáp án đúng trong những câu dưới đây: a. Proton không mang điện, electron mang điện tích âm. b. Proton ở trong hạt nhân nguyên tử còn electron ở lớp vỏ của nguyên tử. c. Proton và electron có khối lượng bằng nhau. d. Số prôtn bằng số nơtron trong hạt nhân Câu 2 (1 điểm): Trong công thức hoá học của hợp chất, chỉ số là: a/ số nguyên tử của từng nguyên tố trong hợp chất. b/ số phân tử của từng nguyên tố trong hợp chất. c/ số nguyên tử của từng nguyên tố trong một phân tử hợp chất. d/ số phân tử của chất. Câu 3 (điểm): 1. Lập công thức hoá học của hợp chất có thành phần như sau: a/ Natri (I) và Oxi. b/ Cacbon (IV) và Hidro. c/ Sắt (III) và (NO3) (I). 2. Tính phân tử khối của các hợp chất trên biết: Natri = 23; Oxi=16; Cacbon = 12; Hidro = 1; Sắt = 56; Nitơ = 14. Câu 4 (3 điểm): Cho hai nguyên tử có số p = 11 và p = 16, hãy tính: + Số electron. + Số lớp electron. + Số electron lớp ngoài cùng. Câu 5 (2 điểm): Cho biết CTHH của hợp chất của nguyên tố X với oxi và hợp chất của nguyên tố Y với hiđro như sau: XO; YH2 (X, Y là các nguyên tố chưa biết). Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức cho dưới đây: a. XY2; b. X2Y; c.XY; d. X2Y3
Tài liệu đính kèm: