I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu được hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị.
- HS được làm quen với một số nguyên tố và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp.
- Nắm được quy tắc hóa trị và biểu thức.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm.
- Rèn kĩ năng tính hóa trị của một số nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
Ngày soạn 27/9/09 Ngày dạy 1/10/09 Tiết 13 Hóa trị I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị. - HS được làm quen với một số nguyên tố và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp. - Nắm được quy tắc hóa trị và biểu thức. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng thảo luận nhóm. - Rèn kĩ năng tính hóa trị của một số nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Bảng một số nguyên tố hóa học. Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên chữa bài 2, 3, 4. - (?) Viết Công thức chung của đơn chất và hợp chất? 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv Như chúng ta đã biết, các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Và khả năng liên kết đó của các nguyên tử được biểu diễn bằng chỉ số hóa trị. Vậy hóa trị là gì? Tiết 13 Hóa trị * Hoạt động 1: Tìm hiểu các xác định hóa trị của các nguyên tố. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng I. Cách xác định hóa trị của một nguyên tố 1. Cách xác định (?) Đọc SGK à dựa vào đâu để xác định hóa trị của các nguyên tố? Hs - Quy ước: Hidro có hóa trị I. - Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với Hidro và Oxi để xác định hóa trị của các nguyên tố. (?) Trong 1 phân tử nước: 1 nguyên tử Oxi liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hidro? Hs 1 nguyên tử Oxi liên kết với 2 nguyên tử Hidro. Gv Giới thiệu: Trong 1 phân tử nước, do 1 nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử Hidro mà Hidro có hóa trị I nên Oxi có hóa trị II. Chú ý: - Trong mọi hợp chất, Oxi đều có hóa trị II. - Hóa trị phải viết bằng chữ La mã. Gv Đưa ra một số VD. * VD: + HCl: Clo có hóa trị I. + NH3: Nitơ có hóa trị III. + CH4: Cacbon có hóa trị IV. (?) Dựa vào đâu mà người ta có thể xác định được hóa trị của Clo, Nitơ và Cacbon trong các hợp chất trên? Hs - HCl: 1 nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử Hidro. - NH3: 1 nguyên tử Nitơ liên kết với 3 nguyên tử Hidro. - CH4: 1 nguyên tử Cacbon liên kết với 4 nguyên tử Hidro. (?) Hãy xác định hóa trị của Natri, Canxi, Cacbon trong các hợp chất sau: Na2O; CaO; CO2. Hs - Na2O: Natri có hóa trị I vì 2 nguyên tử Natri liên kết với 1 nguyên tử Oxi. - CaO: Canxi có hóa trị II vì 1 nguyên tử Canxi liên kết với 1 nguyên tử Oxi. - CO2: Cacbon có hóa trị IV vì 1 nguyên tử Cacbon liên kết với 2 nguyên tử Oxi. Gv Giới thiệu: Từ cách xác định hóa trị của nguyên tử, chúng ta sẽ xác định được hóa trị của nhóm nguyên tử. (?) Xác định hóa trị của các nhóm nguyên tử SO4, PO4 trong các hợp chất sau: H2SO4; H3PO4? Hs - H2SO4: nhóm nguyên tử SO4 có hóa trị II vì nhóm SO4 liên kết với 2 nguyên tử Hidro. - H3PO4: nhóm nguyên tử PO4 có hóa trị III vì nhóm PO4 liên kết với 3 nguyên tử Hidro. Gv Chú ý: Chỉ số 4 là chỉ số của Oxi, không phải là chỉ số của nhóm SO4; PO4 mà là 1. * Các xác định hóa trị: - Quy ước: Hidro có hóa trị I và Oxi có hóa trị II. - Dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử và nhóm nguyên tử với Hidro và Oxi mà ta xác định được hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử. Gv Giới thiệu hóa trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tử thường dùng thông qua bảng 1 số nguyên tố và yêu cầu HS ghi nhớ. 2. Kết luận (?) Vậy hóa trị là gì? Hs Hóa trị là con số biểu thị khản năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. * Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc hóa trị. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng II. Quy tắc hóa trị 1. Quy tắc Gv Giới thiệu công thức hóa học chung của 1 chất là AxBy. Giả sử: - a là hóa trị của nguyên tố A. - b là hóa trị của nguyên tố B. Công thức hóa học chung của 1 chất là AxBy. Giả sử: - a là hóa trị của nguyên tố A. - b là hóa trị của nguyên tố B. Gv Đưa ra bảng phụ để HS hoàn thành. x x a y x b Al2O3 P2O5 H2S Gv Yêu cầu HS dựa vào bảng hóa trị để tìm hóa trị của nguyên tố nhôm, photpho, lưu huỳnh sau đó hoàn thành bảng. Gv - Gọi một số HS lên hoàn thành bảng. Mỗi HS làm một ví dụ. - Sau đó GV nhận xét và sửa chữa bài làm của HS nếu cần. x x a y x b Al2O3 2xIII 3xII P2O5 2xV 5xII H2S 2xI 1xII (?) So sánh tích số x x a và y x b trong các trường hợp trên? Hs x x a = y x b Gv Giới thiệu: đó chính là biểu thức của quy tắc hóa trị. à Em hãy phát biểu quy tắc hóa trị? Hs Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. x x a = y x b (x, y là chỉ số của A và B) Gv Giới thiệu: Quy tắc hóa trị này đúng với mọi trường hợp của A và B, kể cả B là một nhóm nguyên tử. Gv Đưa ra VD: Zn(OH)2 Hóa trị của Zn là II, chỉ số là 1. Hóa trị của (OH) là I, chỉ số là 2. ố 1 x II = 2 x I. 2. Vận dụng a. Tính hóa trị của 1 nguyên tố. Gv Đưa ra VD1: Tính hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3. Gv Gợi ý: - Viết lại biểu thức tính hóa trị. - Em hãy thay giá trị của O, chỉ số của O, S vào biểu thức. - Tính a. Hs áp dụng quy tắc hóa trị x x a = y x b à 1 x a = 3 x II à a= VI à S có hóa trị VI trong hợp chất SO3. Gv Đưa ra VD 2: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức hóa học sau: H2SO3; N2O5; MnO2; PH3. Biết rằng Hidro có hóa trị I; Oxi có hóa trị II. Hs 3. Củng cố - Hóa trị là gì? - Nêu quy tắc hóa trị? 4. Hướng dẫn về nhà Bài 1, 2, 3, 4 (SGK/37, 38) Ngày soạn 1/10/09 Ngày dạy 3/10/09 Tiết 14 Hóa trị (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. - Củng cố cho HS ý nghĩa của công thức hóa học. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tính toán lập công thức hóa học. - Rèn kĩ năng tính hóa trị của 1 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. - Rèn kĩ năng hoạt động cá nhân. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 4 (SGK/37, 38) - HS3: Hóa trị là gì? Nêu quy tắc hóa trị và viết biểu thức. 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Tiết 14 Hóa trị (tiếp) * Hoạt động 1: Vận dụng: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng 2. Vận dụng a. Tính hóa trị của 1 nguyên tố. b. Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị. Gv Đưa ra VD 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Nitơ (có hóa trị IV) và Oxi. - VD 1: (?) Để viết được công thức hóa học của một hợp chất ta phải biết được điều gì? Hs Phải biết chỉ số của từng nguyên tố trong hợp chất. Gv Như vậy, muốn lập được công thức hóa học của hợp chất ta phải biết được chỉ số của từng nguyên tố trong hợp chất. Gv Hướng dẫn HS cách lập công thức hóa học dựa vào hóa trị của từng nguyên tố trong hợp chất: * Cách lập Công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất: - Bước 1: Viết công thức hóa họcdạng chung của hợp chất: AxBy. - Bước 2: Viết biểu thức quy tắc hóa trị. - Bước 3:Chuyển thành tỉ lệ: à x, y. - Bước 4: Viết Công thức hóa học đúng của hợp chất. (?) Dựa vào các bước trên, hãy hoàn thành VD 1. Hs + Giả sử Công thức hóa học của hợp chất lần lập là NxOy. + Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x IV = y x II + Chuyển thành tỉ lệ: Gv Giới thiệu: Vì x và y là những số nguyên tối giản. Vì vậy x = 1; y = 2. à x = 1; y = 2. + Công thức hóa học của hợp chất là: NO2. Gv Cho HS làm ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm: a/ Kali (I) và nhóm CO3 (II). b/ Nhôm (III) và nhóm SO4 (II). - Ví dụ 2: Gv Yêu cầu HS làm vào vở và 2 HS chữa trên bảng. Hs a/ - Công thức hóa học chung của hợp chất là: Kx(CO3)y. - Theo quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x I = y x II - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 2; y = 1. - Công thức hóa học của hợp chất là: K2CO3 b/ - Gọi công thức hóa học chung của hợp chất là: Alx(SO4)y. - Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x III = y x II - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 2; y = 3 - Công thức hóa học của hợp chất là: Al2(SO4)3 Gv Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. Gv Đặt vấn đề: Khi làm các bài tập hóa học, đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng lập công thức hóa học nhanh và chính xác. Vậy có cách nào để lập công thức hóa học nhanh hơn không? Gv * Lưu ý: - Nếu a = b thì x = y = 1. - Nếu a ≠ b: + a/b tối giản thì x = b; y = a. + a/b chưa tối giản thì giản ước để có a’/b’ và lấy x = b’; y = a’. Gv Yêu cầu HS làm ví dụ 3: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: a/ Na (I) và S (II). b/ Fe (III) và (OH) (I). c/ Ca (II) và (PO4) (III). d/ S (VI) và O. Gv Gọi 4 HS lên bảng làm 4 câu trên. Hs a/ Gọi công thức hóa học chung của hợp chất là: NaxSy. - Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x I = y x II - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 2; y = 1 - Công thức hóa học của hợp chất là: Na2S b/ Gọi công thức hóa học chung của hợp chất là: Fex(OH)y. - Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x III = y x I - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 1; y = 3 - Công thức hóa học của hợp chất là: Fe(OH)3 c/ Gọi công thức hóa học chung của hợp chất là: Cax(PO4)y. - Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x II = y x III - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 3; y = 2 - Công thức hóa học của hợp chất là: Ca3(PO4)2 d/ Gọi công thức hóa học chung của hợp chất là: SxOy. - Theo Quy tắc hóa trị: x x a = y x b à x x VI = y x II - Chuyển thành tỉ lệ: à x = 1; y = 3 - Công thức hóa học của hợp chất là: SO3 Gv Nhận xét và cho điểm. * Hoạt động 2: Luyện tập – Củng cố. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv Đưa ra bài tập củng cố: Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. K(SO4)2; CuO3; Na2O; Ag2NO3; SO2; Al(NO3)2; FeCl3; Zn(OH)3; Ba2OH. Gv - Yêu cầu HS dựa vào hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử à nhận biết công thức hóa học đúng. Nếu sai thì dựa vào quy tắc hóa trị để sửa lại. - Gọi 2 HS lên bảng làm Hs - Những công thức hóa học đúng: Na2O; SO2; FeCl3. - Những công thức hóa học sai: K(SO4)2 à K2SO4; CuO3 à CuO; Ag2NO3 à AgNO3; Al(NO3)2 à Al(NO3)3; Zn(OH)3 à Zn(OH)2; Ba2OH à Ba(OH)2. 3. Củng cố - Đọc kết luận SGK. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài - Làm bài tập 5, 6, 7, 8 (SGK/38) vào VBT.
Tài liệu đính kèm: