Giáo án môn hóa học - Tuần 3

Giáo án môn hóa học - Tuần 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, trung hòa về điện tạo ra mọi chất.

- HS biết được cấu tạo của nguyên tử:

 + Hạt nhân tạo bởi proton và notron; đặc điểm của 2 loại hạt đó; những nguyên tử cùng loại thì cùng số proton

 + Đặc điểm của electron: số e = số p trong nguyên tử; lớp e

- HS biết được nhờ có e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng thảo luận nhóm

3. Thái độ

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Màn hình, máy projector, máy tính.

- Phiếu bài tập

 

doc 12 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn hóa học - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn27/8/ 2009
Ngày giảng31/9/2009 Tiết 5
Nguyên tử
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, trung hòa về điện à tạo ra mọi chất.
- HS biết được cấu tạo của nguyên tử:
	+ Hạt nhân tạo bởi proton và notron; đặc điểm của 2 loại hạt đó; những nguyên tử cùng loại thì cùng số proton
	+ Đặc điểm của electron: số e = số p trong nguyên tử; lớp e
- HS biết được nhờ có e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng thảo luận nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Màn hình, máy projector, máy tính.
Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
(?)
Chất có ở những đâu?
Hs
Vật thể
Gv
Ta biết rằng mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy chất được tạo ra từ đâu hay nói cách khác chất có nguồn gốc từ đâu? Câu hỏi này sẽ được giải thích qua bài ngày hôm nay.
Tiết 5
Nguyên tử
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì?
- Mục tiêu: HS biết được nguyên tử là gì và cấu tạo của nguyên tử.	
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
1. Nguyên tử là gì?
(?)
Nghiên cứu SGK và cho biết cấu tạo của chất?
Hs
Chất có cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.
(?)
Những hạt đó gọi chung là gì?
Hs
Nguyên tử
(?)
Vậy nguyên tử là gì?
Hs
a. Định nghĩa: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.
Gv
Bằng sự tiến bộ của KHKT, mà con người biết được nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé. VD như nếu xếp hàng các nguyên từ Sắt liên kết với nhau thì với độ dài là 1mm phải cần khoảng 4 triệu nguyên tử sắt.
Hiện nay trên Trái đất có hàng triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên 100 nguyên tử.
(?)
Cấu tạo của nguyên tử được chia thành những bộ phận nào?
Hs
b. Cấu tạo: Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dượng.
- Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều lớp e mang điện tích âm.
(?)
Hãy đọc thông tin trong SGK và nêu đặc điểm của e.
Hs
- Kí hiệu: e
- Điện tích: -1
- Khối lượng: 9,1.10-28.
Gv
Như vậy nguyên tử gồm 2 phần chính là hạt nhân nguyên tử ở trong và ở ngoài là các lớp e. Chúng ta cùng chuyển sang các phần tiếp theo của bài để tìm hiểu cấu tạo của hạt nhân và lớp vỏ e.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hạt nhân nguyên tử.
- Mục tiêu:
+ HS nắm được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
+ HS biết được số p = số e.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
2. Hạt nhân nguyên tử.
(?)
Nghiên cứu SGK và cho biết hạt nhân nguyên tử có cấu tạo từ những loại hạt nào?
Hs
Proton và Notron.
(?)
Nêu đặc điểm của từng loại hạt?
Hs
Gv
Hạt nhận được cấu tạo từ 2 loại hạt là hạt proton và hạt notron. Proton kí hiệu là p và có điện tích bằng điện tích của e nhưng trái dấu. Còn Notron là những hạt không mang điện, kí hiệu là n và khối lượng của Notron bằng khối lượng của Proton ằ 1,67.10-24g.
- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi hạt Proton và Notron.
+ Proton (p): mang điện tích dương.
+ Notron (n): không mang điện.
+ mp = mn.
Gv
Cho HS quan sát mô hình nguyên tử Hidro (1) và môt hình nguyên tử Hidro có 1 Notron (2).
(?)
Nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau của 2 mô hình trên?
Hs
- Giống: đều có 1p và 1e.
- Khác: mô hình (2) có 1n.
Gv
Giới thiệu: Những nguyên tử như vậy được gọi là nguyên tử cùng loại.
(?)
Nguyên tử cùng loại là gì?
Hs
- Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân.
Gv
Chúng ta biết rằng nguyên tử là trung hòa về điện; e mang điện tích âm; p mang điện tích dương, n không mang điện.
(?)
Vậy em có nhận xét gì về số lượng của e và p trong nguyên tử.
Hs
Số p = số e.
- Số p = số e.
(?)
So sánh khối lượng của e và khối lượng của p (hoặc n).
Hs
Khối lượng của p (hoặc n) lớn hơn khối lượng của e.
Gv
Electron có khối lượng vô cùng bé chỉ bằng khoảng 1/2000 lần khối lượng của p. Chính vì vậy mà khối lượng của hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng của nguyên tử.
- Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lớp Electron.
- Mục tiêu: HS biết được trong nguyên tử, các Electron chuyển động quanh hạt nhân và Electron sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
3. Lớp Electron.
Gv
Cho HS quan sát sơ đồ nguyên tử H, O, Na
(?)
Nghiên cứu SGK và quan sát trên màn hình các sơ đồ của nguyên tử H, O, Na và rút ra nhận xét về các Electron ở lớp vỏ.
Hs
- Electron chuyển động quanh hạt nhân.
- Sắp xếp thành từng lớp.
- Mỗi lớp có số Electron nhất định.
- Electron chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Gv
Giới thiệu trên hình sơ đồ nguyên tử O (số e, số lớp e và số e ngoài cùng)
Gv
- Phát PBT cho các nhóm.
- Chiếu mô hình sơ đồ nguyên tử H, Mg, N, Ca (chỉ có số lớp và số e từng lớp).
(?)
Quan sát sơ đồ và làm bài tập 1 trong PBT
Gv
Gọi đại diện một số nhóm trả lời và GV đưa đáp án lên màn hình
(?)
Qua sơ đồ của các nguyên tử hãy nêu số e tối đa trong từng lớp?
Hs
- Lớp 1 có tối đa 2e.
- Lớp 2 có tối đa 8e.
- Mỗi lớp có một số e nhất định: lớp 1 có tối đa 2e, lớp 2 có tối đa 8e.
Gv
- Cho HS làm tiếp bài tập 2 trong PBT.
- Sau khi các nhóm làm xong, GV thu PBT và phát chéo cho các nhóm khác kiểm tra.
- Gọi từng nhóm trả lời và các nhóm khác báo cáo kết quả làm được của nhóm mình chấm.
- Sau đó GV thu lại PBT.
Gv
Chúng ta biết rằng hiện nay có hàng triệu chất khác nhau nhưng chỉ có hơn 100 nguyên tử.
(?)
Vậy tại sao từ hơn 100 nguyên tử đó lại có thể tạo ra hàng triệu chất như vậy?
Hs
Đó chính là nhờ các e lớp ngoài cùng liên kết với nhau.
Gv
Nhờ có các e lớp ngoài cùng của nguyên tử này có thể liên kết với e lớp ngoài cùng của nguyên tử khác để tạo ra những chất khác nhau.
- Nhờ Electron lớp ngoài cùng mà các nguyên tử có thể liên kết với nhau để tạo thành chất mới.
2. Củng cố
- Nguyên tử là gì?
- Cấu tạo của nguyên tử?
- Đặc điểm của e, p ,n.
- Nguyên tử cùng loại là gì?
- Vì sao các nguyên tử lại có khả năng liên kết với nhau?
- Đọc kết luận SGK.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập 1 à 5.
- Đọc phần đọc thêm.
Ngày soạn1/9/ 2009
Ngày giảng3/9/2009 Tiết 6
Nguyên tố hóa học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm được: “Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số Proton trong hạt nhân”
- HS biết được: kí hiệu hóa học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
- Nhớ được kí hiệu của 1 số nguyên tố thường gặp.
- Biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. HS biết được 1 số nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ Trái Đất: Oxi, Silic.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm.
- Rèn kĩ năng viết kí hiệu các Nguyên tố hóa học.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ “Tỉ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất”
Bảng một số nguyên tố hóa học.
Máy chiếu, phim trong.
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 15 phút.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Tiết 6
Nguyên tố hóa học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Nguyên tố hóa học là gì?
- Mục tiêu: 
+ HS biết được thế nào là Nguyên tố hóa học.
+ Biết được rằng kí hiệu hóa học được dùng để chỉ nguyên tố hóa học.
+ Biết cách viết kí hiệu hóa học chính xác.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Nguyên tố hóa học là gì?
a.Vấn đề 1: Định nghĩa.
1. Định nghĩa
(?)
Nêu cấu tạo của chất?
Hs
Chất được cấu tạo từ những nguyên tử.
Gv
Bài trước chúng ta đã được biết rằng Chất được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện gọi là nguyên tử.
(?)
Đọc thông tin trong SGK và cho biết nước được tạo nên từ những Nguyên tử nào?
Hs
Nước được tạo nên từ 2 nguyên tử: Hidro và Oxi.
(?)
Hãy nhận xét số lượng của 2 nguyên tử này trong 1g nước.
Hs
Trong 1g nước thì số lượng của 2 nguyên tử trên là vô cùng lớn.
Gv
Trong 1g nước thì 2 nguyên tử trên có số lượng vô cùng lớn. (hơn 3 vạn tỉ nguyên tử Oxi và số nguyên tử Hidro thì gấp đôi). Và trong tất cả những chất khác trên Trái Đất cũng có số lượng nguyên tử là vô cùng lớn. Vì vậy đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì người ta thay bằng Nguyên tố hóa học này, Nguyên tố hóa học kia.
(?)
Nguyên tố hóa học là gì?
Hs
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số Proton trong hạt nhân.
Gv
Thông báo: Như vậy, số p là đặc trưng của một Nguyên tố hóa học. Các nguyên tử thuộc cùng một Nguyên tố hóa học đều có tính chất giống như nhau.
Gv
Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PBT.
Đưa đề bài lên màn hình và treo bảng “Một số nguyên tố hóa học”.
Hs
Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập vào bảng nhóm.
Sau khi hết 3 phút thảo luận và hoàn thành bảng, gv chiếu bài làm của 2 nhóm làm trên phim trong và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
Gv
Đưa đáp án để các nhóm bổ sung nếu cần.
(?)
Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một Nguyên tố hóa học? Vì sao?
Hs
Nguyên tử 1 và nguyên tử 3 thuộc cùng 1 Nguyên tố hóa học (nguyên tố Kali) vì có cùng số p là19.
Nguyên từ 4 và nguyên tử 5 thuộc cùng 1 Nguyên tố hóa học (nguyên tố Clo) vì có cùng số p là 17.
Gv
Trả lại phim trong cho 2 nhóm.
Gv
Và để đơn giản hơn trong cách viết tên của Nguyên tố hóa học người ta sử dụng kí hiệu hóa học.
b. Vấn đề 2: Kí hiệu hóa học.
2. Kí hiệu hóa học
GV
Gọi 1 HS đọc những thông tin trong SGK.
(?)
Dựa và những thông tin trong SGK mà bạn vừa đọc. Em hãy nêu cách biểu diễn kí hiệu hóa học?
Hs
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.
Gv
Giới thiệu một số ví dụ trong bảng “một số nguyên tố hóa học” (Bảng 1 – SGK/42)
- Ví dụ:
+ Kí hiệu của nguyên tố canxi là Ca.
+ Kí hiệu của nguyên tố nhôm là Al
(?)
Yêu cầu các nhóm làm tiêp câu hỏi 2 trong PBT.
Gv
Sau khi các nhóm làm xong, GV chiếu bài làm của 2 nhóm dùng phim trong, các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu cần.
Gv
Nhận xét cách viết của từng HS và từ đó đưa ra một số lưu ý khi viết kí hiệu hóa học.
- Cách viết kí hiệu hóa học:
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa.
+ Chữ cái thứ 2 (nếu có) viết bằng chữ thường và viết nhỏ hơn chữ đầu.
Gv
Giới thiệu: Mỗi kí hiệu của một nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
VD: Viết H chỉ 1 nguyên tử hidro, viết Fe chỉ 1 nguyên tử sắt, nếu viết 2Fe thì chỉ 2 nguyên tử sắt.
Gv
Yêu cầu các nhóm hoàn thành tiếp câu hỏi 3 trong PBT.
Sau khi các nhóm làm xong, GV chiếu bài làm của 2 nhóm dùng phim trong, các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu cần.
Gv
Giới thiệu: kí hiệu hóa học được qui định thống nhất trên toàn thế giới.
Hướng dẫn HS cách chi nhớ các kí hiệu hóa học.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tố trong tự nhiên.
- Mục tiêu: HS biết được số lượng các nguyên tố và thành phần của chúng trong tự nhiên..
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
II. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Gv
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1 thông tin trong SGK.
(?)
Ngày này khoa học đã biết được bao nhiêu Nguyên tố hóa học?
Hs
Khoảng 110 Nguyên tố hóa học trong đó 92 nguyên tố có trong tự nhiên còn lại là những nguyên tố nhân tạo.
- Có trên 110 Nguyên tố hóa học trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên.
Gv
Như vậy hiện nay chúng ta đã biết được khoảng 110 Nguyên tố hóa học. Vậy các nguyên tố này có chiếm số lượng như thế nào trên Trái Đất?
Gv
Treo tranh “Tỉ lệ thành phần khối lượng các Nguyên tố hóa học trong vỏ Trái Đất”.
(?)
Quan sơ đồ về tỉ lệ thành phần các nguyên tố hóa học trong vỏ Trái Đất, em hãy kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ Trái Đất.
Hs
4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ Trái Đất là: Oxi (49,4%); Silic (25,8%); Nhôm (7,5%); Sắt (4,7%)
- Các nguyên tố tự nhiên trong vỏ Trái đất có khối lượng không đồng đều: Oxi (49,4%); Silic (25,8%)
Gv
Thông báo:
- Hidro chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng nếu xét về số nguyên tử thì nó chỉ đứng sau oxi.
- 2 nguyên tố C và N mặc dù chiếm rất ít về khối lượng trong vỏ trái đất nhưng chúng là 2 trong 4 nguyên tố thiết yếu trong cơ thể sinh vật (C, H, O, N)
3. Củng cố
* GV chiếu câu hỏi lên màn hình:
Hãy cho biế trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:
a. Tất cả các nguyên tử có cùng số Notron bằng nhau thuộc cùng một Nguyên tố hóa học.
b. Tất cả các Nguyên tử có cùng số Proton như nhau đều thuộc cùng một Nguyên tố hóa học (những nguyên tử cùng loại).
c. Trong hạt nhân nguyên tử: số Proton luôn bằng số Notron.
d. Trong hạt nhân nguyên tử: số Proton luôn bằng số electron. Vì vậy nguyên tử trung hòa về điện.
	Đáp án: câu đúng là b, d.
	* Yêu cầu các nhóm làm câu hỏi 4 trong PBT.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập vào VBT.
- Học thuộc kí hiệu hóa học của các Nguyên tố hóa học ở bảng 1 (SGK/42)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc