Giáo án môn Hóa học - Tuần 25

Giáo án môn Hóa học - Tuần 25

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh biết được các tính chất vật lý và tính chất hoá học của Hiđro

2. Kỹ năng

- Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng và khả năng quan sát thí nghiệm của HS

- Tiếp tục rèn luyện cho HS làm bài tập tính theo phương trình hoá học

3. Thái độ

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/02/2010
 Ngày dạy: 22/02/2010
	Tiết 47
tính chất – ứng dụng của hidro
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết được các tính chất vật lý và tính chất hoá học của Hiđro
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng và khả năng quan sát thí nghiệm của HS
- Tiếp tục rèn luyện cho HS làm bài tập tính theo phương trình hoá học
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Phiếu học tập
2. Các thí ghiệm;
- Quan sát tính chất vật lý của Hiđro
- Hiđro tác dụng với oxi
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Tính chất vật lý của Hiđro ( 15 phút)
Giới thiệu mục tiêu của tiết học
Các em hãy cho biết: kí hiệu, cong thức hoá học của đơn chất, nguyên tử khối và phân tử khôia của Hiđro
Kí hiệu nguyênt ử Hidro là H. Nguyên tử khối: 1 đ.v.c.
Công thức hoá học cảu đơn chất hiđro: H2
Phân tử khối :2 đ.v.c
Các em quan sát lọ đựng khí H2 và nhận xét về các trạng thái, màu sắc...
Quan sát qảu bóng bay mà bạn lớp trưởng đang cầm, em có nhận xét gì?
Khí Hiđro là chất khí không màu, không mùi, khôg vị
Quả bóng bay lên được chứng tỏ: Hiđro nhẹ hơn không khí
Các em hãy tính khối lượng của hiđro só với không khí
Thông báo:
Hiđro là chất khí ít tan được 20ml khí H2
dH2/KK = 2/29
Nêu kêdts luận về tính chất vật lý cảu Hiđro:
Nêu kết luận:
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
Hoạt động 2
II. tính chất hoá học ( 18 phút)
1. Tác dụng với oxi (18 phút)
Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm:
- Giới thiệu dụng cụ điều chế hiđro
- GV giới thiệu cách thử đột inh khiết của hiđro khi biết chắc rằng hiđro đa tinhh khiết, GV châm lửa đốt.
Vậy : cá em hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên viết phương trình phản ứng
t0
Hiđro tác dụng với oxi, sih ra nước
2H2 +O2 2H2O
giới thiệu:
Hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời toả nhiệt -> vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi - hdro để hàn cắt kim loại
Giới thiệu nếu lấy tỷ lệ về thể tích:
VH2/VO2 = 2/1
Thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh ( hỗn hợp nổ)
Nghe giảng
Có thể thu sẵn hỗn hợp nổ vào túi nilon vfa đốt thử
cho học sinh đọc bài đọc thêm (SGK tr.109) để hiểu thêm hỗn hợp nổ.
Hoạt động 3
Luyện tập - củng cố (10 phút)
Các em làm bài tập trong phiếu học tập:
Bài tập 1:
Đốt cháy 2,8 lít khí hiđro sinh ra nước
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thẻ tích và khối lượng oxi cần dùng cho thí nghiệm trên.
c. Tính khối lượng nước thu được?( Thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chủân)
Chấm vở của học sinh và gọi một em lên làm bài
Học sinh làm bài tập vào vở.
t0
a. 2H2 +O2 2H2O
nH2 = V / 22,4 = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)
theo phương trình:
nO2 = 1/2x nH2 = 0,125/2 = 0,0625 (mol)
b. VO2 (ở đktc) = nx 22,4 = 0,0625 x22,4 = 1,4 (lít)
-> mO2 = n xM = 0,0625 x 32 = 2 (gam)
c. Theo phương trình
nH2O = nH2 = 0,125 (mol)
mH2O = nxM = 0,125 x 18 = 2,25 (gam)
Em nào có cách khác không?
GV hướng dẫn theo cách tính nhanh hơn
Đối với các chất khí( ở cùng một điều kiện) tỉ lẹ về thể tích bằng tỷ lệ về số mol
Theo phương tình:
nH2/nO2 = 2/1
-> VH2/VO2 = 2/1
->VO2 = VH2/2 = 2,8/2 = 1,4 (lít)
Yêu cầu học sinh làm bải tập số 2:
Bài tập 2:
Cho 2,24 lít khí hiđro tác dụng với 1,68 lít khí oxi. Tính khối lượng nước thu được ( thể tíh các chất khí đo ở đktc).
Bài tập 2 khác bài tập 1 ở chỗ nào?
-> GV yêu cầu một học sinh xác định chất dư
Gọi mọt học sinh khác làm tiếp bài
Phải xác định được chất khí nào phản ứng hết, chất khí nào dư?
nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
nCO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
Phương tình 
t0
2H2+ O2 2 H2O 
-> Khí oxi dư, khí hiđro phản ứng hết
Chúng ta sử dụng số mol chất phản ứng hết để tính theo phương trình:
- > Theo phương trình:
nH2O = nH2 = 0,1 (mol)
->mH2O = 0,1 x 18 = 1,8 (gam)
Hoạt động 4
Bài về nhà ( 2 phút)
Bài tập (SGK tr.109)
2. Củng cố
- Đọc kết luận SGK.
- Nhắc lại những nội dung chính của bài
3. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập vào VBT.
Ngày soạn:18/02/2010
 Ngày dạy: 23/02/2010
	Tiết 48
tính chất – ứng dụnc của hidro (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết và hiẻu Hiđro có tính khử, hiđro khôg những tác dụng với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt.
- HS biết Hđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt
2. Kỹ năng
Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Biét viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, kẽm, axit HCl, CuO, diêm, giấy lọc, Cu, khay nhựa, khăn bông ( đủ cho 5 nhóm)
- Phiếu học tập cho cả lớp.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
(?)	1 So sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lý giữa H2 và O2
2. Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm thí nghiệm, chúng ta cần phải thử độ tinh khiết của khí H2? Nêu cách thử?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Tìm hiểu tác dụng của Hiđro với đồng (II) oxit (18 phút)
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm - yêu cầu tất cả các học sinh tham gia làm thí nghiệm.
+ Hướng dẫn HS làm thí nghiện tác dụng của H2 với CuO
- Nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế khí H2 ( đã làm ở tiết trước)
-Giới thiệu cho học sinh ống nghiệ thủng 2 đầu, có nút cao su với ống dẫn xuyên qua có đựng sẵn CuO ở trong
- Giới thiệu đèn cồn, cốc thuỷ tinh có nước, ống nghiệm và nhiệm vụ của từng dụng cụ
Nghe giáo viên hướng dẫn trên bảng
Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc của 'CuO trong ống nghiệm thủng 2 đầu
Quan sát màu của CuO trong ống nghiệm
Cho học sinh điều chế H2O theo nhóm
điều chế H2O theo hướng dẫn của giáo viên
Yêu cầu học sinh thu H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước rồi thử độ tinh khíêt cảu H2
Một học sinh thu khí H2 vào ống nghiệm rồi thử độ tinh khiết của H2 ( sau khi để cho H2 thoát ra 1 phút ).
Yêu cầu học sinh dẫn luồng khí H2 vào ống nghiệm có chứa CuO
Nối ống cao su có H2 thoát ra vào đầu ống thuỷ tinh ở ống nghiệm có chứa CuO
Yêu cầu học sinh quan sát màu màu của CuO sau khi luồng H2 đi qua ở nhiệt độ thường. Nêu nhận xét.
Quan sátmàu của CuO sau khi cho luồng khí H2 đi qua nhiệt độ thường. Nêu nhận xét
-> ở nhiệt độ thường: Không có phản ứng hoá học xảy ra
Hướng dẫn đưa đèn cồn đang cháy vào ống nghiệm phía dưới CuO. cho học sinh quan sát hiện tượng và nêu nhận xét.
(Trong quá trình làm thí nghiệm, GV quan sát, hướng dẫn HS)
Học sinh đưa đèn cồn đang cháyvào chỗ ống nghiệm có chưa CuO
Quan sát hiện tượng xảy ra, 1 - 2 nhóm nêu hiện tượng đã quan sát được:
- Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch;
- Xuất hiện những giọt nước;
Các nhóm khcá bổ xung ( nếu cần)
Cho HS so màu cảu sản phẩm thu được với kim loại Cu rồi nêu tên của sản phẩm.
So màu của sản phẩm với kim loại Cu - > Nêu tên sản phẩm.
Chốt kiến thức
Khi cho một luồng khí H2 đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu và H2O được tạo thnhf. Phản ứng toả nhiệt.
Nghe GV chốt kết quả thí nghiệm
Cho hcọ sinh lên viết phương trình phản ứng ( lưu ý HS ghi trạng thái, màu sắc của cá chất trong phản ứng hoá học)
Một HS lên viết -> cá HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu cần).
Bật máy chiếu về phương trình hoá học của H2 tác dụng với CuO.
t0
Viết vào vở
H2(k) + CuO (r) H2O (l) + Cu (r)
	 (đen) 	 (đỏ)
Nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng?
Khí H2 có vai trò gì trong phản ứng trên?
1-> 2 HS nêu nhận xét thành phần phân tử của các chất trong phản ứng
Nêu vai trò của H2 trong phản ứng - > các HS khác bổ sung ( nếu cần)
ở những nhiệt độ khác nhau, H2 đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxits kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những phương pháp điều chế kim loại.
ở tiết trước chúng ta đã học tác dụng của H2 với O2, tiết này chúng ta vừa học xong tác dụng của H2 với CuO
Vậy em có kết luận gì về tính chất hoá học của H2
1 -> 2 Học sinh nêu kết luận về tính chất hóa học của H2
bật máy chiếu phần kết luận
chuyển ý:
Chúng ta đã học xong tính chất của H2. Những tính chất này có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất
Một học sinh đọc cho cả lớp nghe kết luận
Hoạt động 3
Tièm hiểu ứng dụng cảu Hiđro ( 3phút)
Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.3 SGK nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó.
Quan sát hình trong SGK 1 ->2 em HS trả lời câu hỏi -> HS khác nhận xét bổ sung ( nếu cần)
Giáo iên chiếu phần ứng dụng của H2 lên màn hình
Quan sát ứng dụng của Hiđro
chốt kiến thức về ứng dụng của H2:
Nghe GV trình bày
Qua hai tiết học em thấy cần phải nhớ những điều gì về H2
Gọi 1 -> 2 HS trả lời
Bật máy chiếu phần ghi nhớ -> yêu càu một học sinh đọc phần ghi nhớ
1-> 2 HS trả lời, các em khác bổ sung nếu cần
Xem phần ghi nhớ trên màn hình - > một HS đọc to phần ghi nhớ
Hoạt động 4
Vận dụng củng cố - hướng dẫn về nhà
Treo bài tập 1 lên bảng:
t0
Bài tập1 : Hãy chọn phương trình hoá họcmà em cho là đúng. Gải thích sự lựa chọn.
a. 2H + Ag2O 2Ag + H2O 
t0
t0
b. H2 + AgO Ag + H2O
t0
c. H2 + Ag2O 2Ag + H2O
d.2H2 + Ag2O Ag + 2H2O
Làm việc cá nhân chọn phương trình hoá học đúng bằng cách bấm nút đèn tín hiệu :
+ Nếu đèn sáng -> Phương trình hoá học chọn đúng.
+ Néu chuông kêu - > Phương trình hoá học chọn sai
Hs giải thích phương trình hoá học chọn sai.
3. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập vào VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc