Giáo án môn Hóa học - Tuần 13

Giáo án môn Hóa học - Tuần 13

A) Mục tiêu bài học:

ã HS đợc củng cố kiến thức chơng.

ã Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm

ã GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra

B) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

ã Đề bài phù hợp với trình độ HS

2) Học sinh:

ã Ôn tập kiến thức đã học thật tốt

3) Phơng pháp:

ã Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận

 

doc 7 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết25: 
Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 08/11/2009 
Ngày dạy: 12/11/2009
A) Mục tiêu bài học:
HS đợc củng cố kiến thức chơng.
Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm
GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Đề bài phù hợp với trình độ HS 
2) Học sinh:
Ôn tập kiến thức đã học thật tốt
3) Phơng pháp:
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận
..
C) Bài kiểm tra:
Đề 1
Câu 1: (1 điểm)
Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng:
a/ Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia.
b/ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
c/ Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
d/ Không có phát biểu nào đúng.
Câu 2: (1 điểm)
Câu khẳng định sau gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi (I), còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng (II)”.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu dưới đây cho câu khẳng định trên:
a/ (I) sai, (II) đúng.	b/ (I) đúng, (II) sai.
c/ (I) và (II) đều đúng.	d/ (I) và (II) đều sai.
Câu 3: (1,5 điểm)
Một em học sinh làm 3 thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri (NaHCO3) màu trắng.
- Thí nghiệm 1: Hòa tan một ít chất rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
- Thí nghiệm 2: Hòa tan một ít chất rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
- Thí nghiệm 3: Đun nóng một ít chất rắn trong ống nghiệm, màu trắng không thay đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.
Theo em trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích?
Câu 4: (2 điểm)
Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
a/ Na + S ---> Na2S	b/ Mg + HCl ---> MgCl2 + H2
b/ Fe + O2 ---> Fe2O3 	d/ K2CO3 + H3PO4 ---> K3PO4 + CO2 + H2O
Câu 5: (3,5 điểm)
Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với 21,9 gam axit clohidric (HCl) tạo ra muối nhôm clorua và giải phóng 0,6 gam khí hiđro.
a/ Lập PTHH của phản ứng trên (biết rằng nhôm clorua là hợp chất của Nhôm và Clo).
b/ Tính khối lượng của muối nhôm clorua thu được.
Câu 6: (1 điểm)
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Fe(OH)y + H2SO4 ---> Fex(SO4)y + H2O.
Hãy biện luận để thay x, y bằng các chỉ số thích hợp (biết rằng x ≠ y).
Hết
 Đề 2
Câu 1: (1 điểm)
Trong các cách phát biểu sau, cách phát biểu nào đúng nhất:
Phản ứng hóa học là:
a/ quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
b/ quá trình biến đổi phân tử này thành phân tử khác.
c/ quá trình sinh ra chất mới.
Câu 2: (1 điểm)
Câu khẳng định sau gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (I), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (II)”.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu dưới đây cho câu khẳng định trên:
a/ (I) sai, (II) đúng.	c/ (II) đúng nhưng (I) không giải thích cho (II).
	b/ (I) đúng, (II) sai.	d/ (I) và (II) đúng và (I) giải thích cho (II). 
Câu 3: (1,5 điểm)
Một em học sinh làm 3 thí nghiệm với dung dịch nước vôi trong.
- Thí nghiệm 1: Hòa tan một ít dung dịch trên vào nước thấy dung dịch không thay đổi.
- Thí nghiệm 2: Nhỏ vào dung dịch trên dung dịch CuCl2 thấy dung dịch xuất hiện màu xanh lam.
- Thí nghiệm 3: Thổi dòng khí cacbonic vào dung dịch thấy dung dịch bị vẩn đục.
Theo em trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích?
Câu 4: (2 điểm)
Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
a/ Al + Cl2 ---> AlCl3	b/ Fe + HCl ---> FeCl2 + H2
c/ Al + O2 ---> Al2O3 	d/ Na2CO3 + H3PO4 ---> Na3PO4 + CO2 + H2O
Câu 5: (3,5 điểm)
Cho 16 gam sắt (III) Oxit phản ứng hoàn toàn với 21,9 gam axit clohidric (HCl) tạo ra muối sắt (III) clorua và 5,4 gam Nước.
a/ Lập PTHH của phản ứng trên (biết rằng Sắt (III) clorua là hợp chất của Sắt (III) và Clo).
b/ Tính khối lượng của muối Sắt (III) clorua thu được.
Câu 6: (1 điểm)
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Fe(OH)y + H2SO4 ---> Fex(SO4)y + H2O.
Hãy biện luận để thay x, y bằng các chỉ số thích hợp (biết rằng x ≠ y).
Hết
Ngày soạn: 08/11/2009
Ngày giảng 14/11/2009 Tiết 26
mol
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được các khái niệm mới và quan trọng: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.
- HS vận dụng các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất, thể tích khí (ở đktc)
2. Kỹ năng
Củng cố kỹ năng tính phân tử khối và củng cố về CTHH của đơn chất và hợp chất.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Máy chiếu, phim trong.
Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mol là gì.
- Mục tiêu: giúp HS nắm được khái niệm mol.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Mol là gì?
Gv
Giới thiệu: Trong toán học thì 1000 được viết là 103.
(?)
Biểu diễn 1 triệu và 1 tỷ ra số mũ?
Hs
1 triệu = 106, 1 tỷ = 109.
Gv
Giới thiệu: Bằng thực nghiệm thì các nhà khoa học đã cho chúng ta biết được rằng: 1 gam Hidro có chứa 6.1023 nguyên tử Hidro.
1 gam Hidro chứa 6.1023 nguyên tử Hidro.
Hs
6.1023 lớn hơn rất nhiều so với 109.
(?)
Hãy tính khối lượng của 1 nguyên tử Hidro?
Hs
1 nguyên tử H = (g)
à 1 nguyên tử H = (g)
Gv
Như vậy ta thấy rằng 6.1023 là một số vô cùng lớn, nếu đem vào tính toán thì sẽ rất phức tạp nên người ta coi 6.1023 là 1 đơn vị để tính toán cho thuận lợi hơn. Và đơn vị đó người ta gọi là Mol.
Gv
Nhấn mạnh: cứ 1 mol nguyên tử hoặc phân tử của bất cứ chất nào thì cũng có N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
N (số Avogadro) = 6.1023
(?)
1 mol nguyên tử đồng có chứa bao nhiêu nguyên tử đồng?
Vd:
Gv
Chiếu bài tập 1 lên màn hình.
Bài 1: Em hãy chọn câu đúng trong những câu dưới đây:
a/ Số nguyên tử sắt có trong 1 mol nguyên tử sắt bằng số nguyên tử Magie có trong 1 mol nguyên tử Magie.
b/ Số nguyên tử Oxi có trong 1 mol phân tử Oxi bằng số nguyên tử đồng có trong 1 mol nguyên tử đồng.
c/ 0,25 mol phân tử nước có 1,5.1023 phân tử nước.
gv
- Gọi 1 HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Hs
Trả lời: Chọn câu 1, 3 là câu đúng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol là gì.
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được khái niệm khối lượng mol.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
II. Khối lượng mol là gì?
(?)
Nghiên cứu SGK và nêu định nghĩa khối lượng mol?
Hs
Khối lượng mol (Kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Gv
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
- GV chiếu bài tập:
Bài tập 1: Hãy tính phân tử khối của Oxi, CacbonđiOxit, nước và điền vào cột 2 của bảng sau:
Phân tử khối
Khối lượng mol
O2
CO2
H2O
Hs
Trả lời:
Gv
Nhận xét và đưa ra các giá trị khối lượng mol ở cột 3.
Phân tử khối
Khối lượng mol
O2
32 đvC
32 g
CO2
44 đvC
44 g
H2O
18 đvC
18 g
(?)
Em hãy so sánh phân tử khối của 1 chất với khối lượng mol của chất đó?
Hs
Trả lời:
Gv
Nhắc lại: Khối lượng mol nguyên tử (hay phân tử) của 1 chất có cùng trị số với nguyên tử khối (hay phân tử khối) của chất đó.
Gv
Chiếu đề bài của bài tập 2 lên màn hình:
Bài tập 2: Tính khối lượng mol của các chất: H2SO4, Al2O3, C6H12O6, SO2.
Hs
- Làm bài tập vào vở.
- 2 HS khác lên chữa bài.
Gv
Nhận xét à Đưa đáp án
Bài tập 2:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí là gì.
- Mục tiêu: Giúp HS biết được khái niệm thể tích mol chất khí.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
Gv
Lưu ý: HS cần gạch chân đậm từ “chất khí”.
(?)
Nghiên cứu SGK và cho biết thể tích mol chất khí là gì?
Hs
Trả lời
- Thể tích mol chất khí (V) là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khi đó.
Gv
Đưa hình vẽ lên màn hình
M = 2 g
M = 44 g
M = 29 g
1 mol H2
1 mol CO2
1 mol không khí (N2 và O2)
	 = = 
(?)
Em hãy quan sát Hình và nhận xét về loại chất? Khối lượng mol? Thể tích mol?
Gv
Giới thiệu: ở nhiệt độ bình thường (20oC và 1 atm) 1 mol chất khí có thể tích là 24 lit
+ ở nhiệt độ bình thường (20oC, 1 atm) 1 mol chất khí có thể tích là 24 lit.
Gv
Chiếu Bài tập 3 lên màn hình:
Bài tập 3: Em hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a/ ở cùng 1 điều kiện, thể tích của 0,5 mol khí N2 bằng thể tích của 0,5 mol khí SO3.
b/ ở cùng 1 điều kiện, thể tích của 0,5 mol khí CO là 5,6 lit.
c/ Thể tích của 0,5 mol khí H2 ở nhiệt độ phòng là 11,2 lit.
d/ Thể tích của 1g khí Hidro bằng thể tích của 1g khí Oxi.
Hs
Trả lời: câu 1, 2 đúng; câu 3, 4 sai.
3. Củng cố
Đọc kết luận SGK.
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập vào VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc