I. Mục tiêu:
- Học sinh được khắc sâu kiến thức hoá học cảu nhôm và sắt.
- Tiếp tục rèn kỹ năng thực hành hoá học, khả năng làm thực hành hoá học.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận trong thực hành hoá học và tính kiên trì trong giải các bài tập hoá học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Dụng sụ và hóa chât 4 nhóm HS
Học sinh Ôn tập lại các kiến thức bài nhôm sắt.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn: 14/12/2009 Ngày giảng: 15/12/2009 Tiết 29- Thực hành: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I. Mục tiêu: - Học sinh được khắc sâu kiến thức hoá học cảu nhôm và sắt. - Tiếp tục rèn kỹ năng thực hành hoá học, khả năng làm thực hành hoá học. - Rèn luyện ý thức cẩn thận trong thực hành hoá học và tính kiên trì trong giải các bài tập hoá học. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Dụng sụ và hóa chât 4 nhóm HS Học sinh Ôn tập lại các kiến thức bài nhôm sắt. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I: Tiến hành thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm1 Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn + Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng? Chú ý quan sát kỹ trạng thái, màu sắc của chất tạo thành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm Thí nghiệm. - Lấy một thìa nhỏ bột sắt và bột lưu hùynh (theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng) vào ống nghiệm. - Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lử đèn cồn. + Quan sát hiện tượng hoá học trên? Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh và hỗn hợp bột sắt, lưu hùynh và của chất tạo ra sản phẩm phản ứng? + hãy dùng nam châm cho vào hỗn hợp sau phản ứng? + Vậy có chất mới sinh ra không? + Viết phương trình phản ứng? Giáo viên: Nêu vấn đề: Có hai lọ không nhãn đựng 2 chất rắn riêng biệt là: Fe, Al .. + Gọi học sinh nêu cách làm Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. + Gọi đại đặc điển các nhóm báo cáo kết quả? 1. Thí nghiệm 1: Nhôm tác dụng với oxi. Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Nhận xét hiện tượng: Viết phương trình phản ứng: 2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm * Hiện tượng: - Trước thí nghiệm. + Bột sắt có màu xám, bị nam châm hút + Bột lưu hùynh có màu vàng nhạt - Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn: hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả ra nhiều nhiệt. + Sản phẩm tạo thành khi để nguội là chất rắn màu đen, không bị nam châm hút Phương trình phản ứng: Fe + S FeS 3. Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại được đựng trong 2 lọ không dán nhãn. Học sinh nêu cách làm: - Lấy một ít bột nhôm, sắt vào 2 ống nghiệm 1 và 2 - Nhỏ 4 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm. Tiến hành thí nghiệm quan sát và giải thích viết phương trình hoá học. Học sinh báo cáo kết qủa thí nghiệm. II. Viết bản tường trình Giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn hoá chất, thu dọn rửa dụng cụ hoá chất. Giáo viên nhận xét buổi thực hành Học sinh viết tiếp bản tường trình thí nghiệm. Học sinh viết theo mẫu. 4- Dặn dò - Về hoàn thành bản tường trình - Chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: