I. Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm.
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng phán đoán quan sát thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm tại phòng học bộ môn thực hành theo nhóm.
4 Bộ dụng cụ thí nghiệm của học sinh
* Hoá chất:
Dung dịch NaOH
Dung dịch FeCl3
Dung dịch CuSO4
Dung dịch HCl
Dung dịch BaCl2
Dung dịch Na2SO4
Dung dịch H2SO4
Đinh sắt
Học sinh Ôn lại các kiến thức bài bazơ, muối.
Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng: 30/10/2009 Tiết 19: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ – MUỐI I. Mục tiêu: Học sinh được củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm. Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng phán đoán quan sát thí nghiệm. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm tại phòng học bộ môn thực hành theo nhóm. 4 Bộ dụng cụ thí nghiệm của học sinh * Hoá chất: Dung dịch NaOH Dung dịch FeCl3 Dung dịch CuSO4 Dung dịch HCl Dung dịch BaCl2 Dung dịch Na2SO4 Dung dịch H2SO4 Đinh sắt Học sinh Ôn lại các kiến thức bài bazơ, muối. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức : ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ hóa chất của học sinh 3. Bài mới: ( 40p) A: Kiểm tra lý thuyết có liên quan đến buổi thực hành. + Nêu tính chất hoá học của bazơ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? +Nêu tính chất hoá học của muối? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? B: Mục tiêu của tiết thực hành.- Những điểm cần lưu ý trong buổi thực hành. I: Tiến hành thí nghiệm (30p) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Thí nghiệm 1. Nhỏ một vài dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3 lắc nhẹ ống nghiệm Quan sát hiện tượng? Thí nghiệm 2. Đồng (II) hiđrôxit tác dụng với axit: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl lắc đều quan sát? GV: Gọi học sinh nêu: - Hiện tượng quan sát được. - Giải thích và viết phương trình phản ứng - Kết luận tính chất hoá học của bazơ. Thí nghiệm 3. Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại. Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch CuSO4, quan sát hiện tượng. Thí nghiệm 4. Dung dịch BaCl2 tác dụng với Na2SO4. Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch Na2SO4 (Quan sát Thí nghiệm 5. Dung dịch BaCl2 tác dụng với axit. Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4 loãng,Quan sát. Giáo viên: Yêu cầu học sinh các nhóm nêu hiện tượng: Viết phương trình phản ứng. Giải thích các hiện tượng Kết luận về tính chất hoá học của muối. I. Tiến hành thí nghiệm 1. Tính chất hoá học của bazơ. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm Học sinh: Nêu hiện tượng viết phương trình hoá học và nêu kết luận. 2. Tính chất hoá học của muối. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm HS: Nêu hiện tượng Viết phương trình phản ứng Giải thích các hiện tượng Kết luận về tính chất hoá học của muối II: Viết bản tường trình thí nghiệm (6p) Gv: Nhận xét buổi thục hành thí nghiệm. Cho học sinh kê lại bàn ghế – Rửa dụng cụ. GV: Yêu cầu học sinh viết bản tường trình thí nghiệm (Theo mẫu cho sẵn) Học sinh kê lại bàn ghế và rửa dụng cụ Học sinh viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: