I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
- Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất.
- Học sinh vận dụng được những hiểu biết cảu mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
- Học sinh vận dụng tính chất của bazơ để làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ
Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh
Dụng cụ cho giáo viên:
1. Giá ống gnhiệm
2. Ống nghiệm
3. Đũa thủy tinh.
Ngày soạn: 28/9/2009 Ngày giảng: 29/9/2009 Tiết 11: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được: - Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất. - Học sinh vận dụng được những hiểu biết cảu mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích các hiện tượng trong đời sống. - Học sinh vận dụng tính chất của bazơ để làm bài tập. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh Dụng cụ cho giáo viên: Giá ống gnhiệm Ống nghiệm Đũa thủy tinh. Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài, oxit, axit III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài học 3. Bài mới: (40p) 1) Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm - Nhỏ 1 giọt NaOH lên mẩu quì tím. Quan sát hiện tượng - Nhỏ 1 giọt phenolfalein không màu vào ống nghiệm có sẵn NaOH. Quan sát hiện tượng HS các nhóm báo cáo GV: dựa vào tính chất này có thể phân biệt dd kiềm với các dd khác GV: Gợi ý bài tập Gọi HS trình bày Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh, phenolftalein không màu thành đỏ BT: Có 3 lọ không nhãn mỗi lọ đựng các dd sau: H2SO4; Ba(OH)2; HCl. Em hãy trình bày cách phân biệt 3 lọ trên mà chỉ dùng quì tím Hoạt động 2: Tác dụng của dd bazơ với oxit axit: ? Nhắc lại những tính chất hóa học của Bazơ? ? Viết các PTHH minh họa? 2) Tác dụng của dd bazơ với oxit axit DD bazơ kiềm tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước SO2(k) + NaOH(dd) Na2SO3(dd) + H2O(l) P2O5 (k)+3Ba(OH)2(dd) Ba3(PO4)2 + 3H2O Hoạt động 3: Tác dụng của dd bazơ với axit: ? Nhắc lại tính chất hóa học của axit GV: Giới thiệu bao gồm cả bazơ tan và bazơ không tan ? Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng gì? ? lấy VD minh họa GV: Yêu cầu HS lấy VD cả bazơ tan và bazơ không tan 3) Tác dụng của dd bazơ với axit: Bazơ tác dụng với axit tọa thành muối và nước Fe(OH)2(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + 2H2O(l) Ca(OH)2(r)+2HNO3(dd)Ca(NO3)2(dd)+ H2O(l) Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn - GV: Tạo sẵn Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 tác dụng với NaOH ? Đốt Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng GV: kết luận ? Viết PTHH GV: Giới thiệu T/c bazơ tác dụng với muối sẽ học ở bài sau 4) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(l) (đỏ) (đen) 4. Củng cố. (6p) + Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học. Cho học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Cho các chất sau: Cu(OH)2, MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2. Gọi tên và phân loại các chất trên. Trong các chất trên chất nào tác dụng với: + Dung dịch H2SO4 loãng + Khí CO2 + Chất nào bị nhiệt phân. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2p) Bài tập về nhà 1.2.3.4.5 sgk trang 25 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: