I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu được tính chất vật lý của clo
- Khí màu vàng lục mùi hắc rất độc
- Tan được trong nước và nặng hơn không khí.
- Học sinh biết được tính chất hoá học của clo là mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim và còn có tính chất hoá học riêng là tác dụng với nước và dung dịch kiềm.
- Tính tẩy màu của clo.
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, quan sát.
Ngày soạn: 20/12/2009 Ngày giảng: 22/12/2009 Tiết 31- CLO I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu được tính chất vật lý của clo - Khí màu vàng lục mùi hắc rất độc - Tan được trong nước và nặng hơn không khí. - Học sinh biết được tính chất hoá học của clo là mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim và còn có tính chất hoá học riêng là tác dụng với nước và dung dịch kiềm. - Tính tẩy màu của clo. - Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, quan sát. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, SKG. HS : Chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Nêu tính chất hoá học chung của phi kim? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? Học sinh làm bài tập sau? Bài tập: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hoá hoá học sau? H2S S SO2 SO3 H2SO4 K2SO4 BaSO4 FeS H2S 3. Bài mới: I: Tính chất vật lý Giáo viên cho học sinh quan sát lọ dựng khí clo. Học sinh kết hợp đọc SGK. + Nêu tính chất vật lý của clo? + So sánh tỷ khối cuả clo với không khí? HS khác bổ xung và giáo viên trốt kiến thức. Clo là một chất khí màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí Tan được trong nước Clo là một khí độc. II: Tính chất hoá học GV: Thông báo. Clo có tính chất hoá học của phi kim Tác dụng với kim loại tạo ra muối Tác dụng với hiđrô tạo thành khí hiđrô clorua + hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ? + Ghi trạng thái các chất bên cạnh phương trình phản ứng + Học sinh đọc lại kết luận trong SGK. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về thí nghiệm này Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi? Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính chất hoá học của phi kim clo còn có tính chất hoá học nào khác không? Giáo viên giảng giải thí nghiệm tranh: Điều chế khí clo và dẫn khí clo vào cốc dựng nước Nhúng môt mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. + học sinh nêu hiện tượng? + Học sinh viết phương trình phản ứng? Giáo viên đặt vấn đề: Vậy clo có phản ứng với chất nào nữa không? Giáo viên giảng giải thí nghiệm qua tranh: - Dẫn khí clo vào cố đựng dung dịch NaOH - Nhỏ 1-2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím + học sinh nêu hiện tượng? + Viết phương trình phản ứng minh hoa? + Sản phẩm của nước clo là những chất gì? Giáo viên giảng về nước Javen. II. Tính chất hoá học 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không? a) Tác dụng với kim loại. 2Fe (r) + 3Cl2(k) 2FeCl3 (r) Cu (r) + Cl2 (k) CuCl2(r) b) Tác dụng với hiđrô H2(k) + Cl2 (k) 2HCl(k) Kết luấn: Clo mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim như: tác dụng với kim loại, tác dụng với với hiđrô Clo là một phi kim hoạt động mạnh. 2. Clo còn có tính chất hoá học khác nào không? a) Tác dụng với nước Học sinh quan sát * Hiện tượng: Dung dịch nước clo có màu vàng lục. - Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ sau đó mất màu ngay. * Phương trình phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO Học sinh thảo luận nhóm. * Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hai hiện tượng vật lý và hoá học. - Khí clo tan vào nước là hiện tượng vật lý. - Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới đó là: HCl và HClO (Hiện tượng hoá học) b) Tác dụng với dung dịch NaOH. *Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu Giấy quỳ tím mất màu. Clo đã phản ứng với dung dịch NaOH theo phương trình phản ứng: Cl2 +2NaOH NaCl+NaClO + H2O Sản phẩm là: NaCl và NaClO Dung dịch hỗn hợp tạo thành 2 muối gọi là nước Giaven. 4. Củng cố + Nêu tính chất hoá học của clo. Viết phương trình phản ứng? Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Viết các phương trình phản ứng hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho clo tác dụng với: a) Nhôm b) Đồng c) Hiđrô d) Nước e) Dung dịch NaOH 5. Hướng dẫn học ở nhà Bài tập về nhà 3.4.5.6.11 SGK/80 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: