I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Biết làm một số thí nghiệm để rút ra kim lạo hoạt động hoá học
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong bút dạ
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu tính chất hoá học cuả kim loại. Viết phương trình phản ứng?
3. Bài mới:
Ngày soạn: 23/11/2009 Ngày giảng: 27/11/2009 Tiết 23: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu: - Học sinh biết được dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Biết làm một số thí nghiệm để rút ra kim lạo hoạt động hoá học II. Chuẩn bị: Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong bút dạ III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu tính chất hoá học cuả kim loại. Viết phương trình phản ứng? 3. Bài mới: I: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào? HĐ của GV HĐ của HS GV tiến hành thí nghiệm: *Thí nghiệm 1: - Cho một mẩu Na vào cốc 1 đựng nước cất có cho thêm một số giọt dung dịch phenolphtalein - Cho 1 chiếc đinh sắt vào ống nghiệm có chứa nước cất cho thêm một số giọt dung dịch phenolphtalein * Thí nghiệm 2: - Cho một đinh sắt vào ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 - Cho một mẩu dây Cu vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeSO4 - Gọi đại diện các nhóm học sinh làm thí nghiệm lên nêu hiện tượng thí nghiệm 1: - Viết phương trình phản ứng? - Nhận xét - Gọi đại diện học sinh nêu: - Hiện tượng thí nghiệm 3. + Viết phương trình phản ứng + Nhận xét + Kết luận (giáo viên chiếu các ý kiến đó lên mà hình) Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng rồi chiếu lên màn hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. + Gọi đại diện học sinh nêu: Hiện tượng thí nghiệm 4 Viết phương trình phản ứng Nhận xét Kết luận (giáo viên chiếu các ý kiến đó lên mà hình) Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng rồi chiếu lên màn hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Giáo viên: Tổng kết lại các kết luận đúng. Học sinh nghe và ghi dãy hoạt động hoá học của kim loại. 1. Thí nghiệm 1. Học sinh nêu hiện tượng ở TN 1. * ở cốc 1: - Na chạy nhanh trên mặt nước, có khí thoát ra. - Dung dịch có màu đỏ * ở cốc 2: - Không có hiện tượng gì. Nhận xét: Na phản ứng với nước sinh ra khí và dung dịch bazơ nên làm cho phenolphtalein chuyển đỏi thành đỏ. Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O NaOH + H2 Kết luận: Na hoạt động hoá học mạnh hơn sắt. Ta xếp Na đứng trước Fe. 2. Thí nghiệm 2. Hiện tượng. - ở ống nghiệm 1: có chất rắn màu đỏ sinh ra bám vào thanh sắt, màu xanh cuả dung dịch CuSO4 bị nhạt dần. - ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì. Nhận xét: - ở ống nghiệm 1: Sắt đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối đồng * phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu - ở ống nghiệm 2: Đồng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt Kết luận: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn Đồng Ta xếp sắt đứng trước đồng. 3. Thí nghiệm 3. Hiện tượng: - ở ống nghiệm 1: có chất rắn màu xám bám vào đồng, dung dịch chuyển dần sang màu xanh. - ở ốngnghiệm 2: Không có hiện tượng gì. Nhận xét: Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch. Phương trình phản ứng: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag Bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch. Kết luận: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc nên ta xếp đồng đứng trước bạc. 4. Thí nghiệm 4. Hiện tượng. - ở ống nghiệm 1: Có nhiều bọt khí thoát ra. - ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng phản ứng. Nhận xét; Sắt đẩy H2 ra khỏi dung dịch axit. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit. Kết luận: Ta xếp Fe đứng trước H và Cu đứng sau H Thứ tự: Fe, H, Cu Dãy hoạt động hoá học của kim loại. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb,H, Cu, Ag,Au II: Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? Giáo viên chiếu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học và giải thích. 1) Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải. 2) Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở đk thường tạo thành kiềm và giải phóng H2 3) Kim loại đứng trước H đẩy được H ra khỏi dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) 4) Từ Mg kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. 4. Củng cố – Luyện tập +Nhắc lại nội dung chính của bài. Học sinh làm bài tập sau: Bài tập 1: Cho các kim loại sau: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào tác dụng với: Dung dịch H2SO4 loãng Dung dịch FeCl2 Dung dịch AgNO3 Viết các phương trình phản ứng xảy ra.. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1p) Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5 SGK/54 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: