Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 19: Luyện tập chương I các loại hợp chất vô cơ

Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 19: Luyện tập chương I các loại hợp chất vô cơ

I. Mục tiêu:

- Học sinh được ôn tập để hiểu kỹ về tính chất của các hợp chất vô cơ- mối quan hệ giữa chúng.

- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng phân biệt hoá chất

- Tiếp tục rèn kỹ năng làm bài tập định lượng

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Máy chiếu bút dạ

- Bộ bìa màu có ghi các loại hợp chất vô cơ.

- Phiếu học tập

Học sinh Ôn lại các kiến thức Oxit, axit, bazơ, muối.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ:

Bài tập: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hóa học sau?

a) Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3

b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 19: Luyện tập chương I các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/2009
Ngày giảng: 10/11/2009
Tiết 19: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. Mục tiêu:
- Học sinh được ôn tập để hiểu kỹ về tính chất của các hợp chất vô cơ- mối quan hệ giữa chúng.
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng phân biệt hoá chất
- Tiếp tục rèn kỹ năng làm bài tập định lượng
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
- Máy chiếu bút dạ 
- Bộ bìa màu có ghi các loại hợp chất vô cơ.
- Phiếu học tập 
Học sinh Ôn lại các kiến thức Oxit, axit, bazơ, muối. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
Bài tập: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hóa học sau?
a) Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2(SO4)3
3. Bài mới: (35p)
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Phân loại hợp chất vô cơ.
- Giáo viên treo bảng phụ phân loại các hợp chất vô cơ dưới dạng câm
+ Học sinh thảo luận với yêu cầu nội dung câu hỏi sau: 
Câu hỏi 1. Điền các loại hợp chất vô cơ vào các ô trống cho phù hợp với nội dung?
Giáo viên có thể sử dụng bảng màu để học sinh dán vào bảng.	
Giáo viên gọi các học sinh khác lên nhận xét?
2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
Giáo viên giới thiệu tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ như sau:
Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ được thể hiện ở sơ đồ sau:
Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ 2 SGK trang 42.
Muối
Oxit bazơ
Oxit axit
Axit
Bazơ
+ Nêu lại tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối? 
+ Oxit bazơ chuyển hóa thành Muối tác dụng những chất nào?
+ Oxit bazơ chuyển hóa thành Bazơ tác dụng những chất nào?
+ Oxit axit chuyển hóa thành Muối tác dụng những chất nào?
+ Oxit axit chuyển hóa thành Axit tác dụng chất nào?
+ Bazơ chuyển hóa thành Muối tác dụng những chất nào?
?
II- Bài tập
Bài tập 1. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ hoá chất bị mất nhãn sau mà chỉ được dùng quỳ tím? KOH, HCl, H2SO4, Ba(SO)4, KCl.
Học sinh làm vào vở bài tập và giấy trong.
Bài làm:
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
Bước 1: 
Lần lượt lấy mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào mẩu quỳ tím.
Nếu quỳ tím chuyển thành màu đỏ đó là HCl, H2SO4 
Nếu quỳ tím chuyển thành xanh đó là: KOH và Ba(OH)2
Nếu quỳ tím không chuyển màu đó là: KCl
Bước 2: 
Lần lượt lấy các dung dịch ở nhóm 1 nhỏ vào các ống nghiệm có chứa các dung dịch ở nhóm II. 
Nếu thấy kết tủa trắng xuất hiện thì ở nhóm bazơ là Ba(OH)2 và ở nhóm axit là H2SO4.
Còn lại ở nhóm 1: là KOH
Còn ở nhóm II là HCl.
*Phương trình 
Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O
Bài tập 2: Cho các chất Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO, NaOH, P2O5
Gọi tên, phân loại các chất trên 
Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với:
Dung dịch HCl
Dung dịch Ba(OH)2
Dung dịch BaCl2
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể làm như sau?
TT
Công thức
Phân loại
Tên gọi
TD với
dd HCl
TD với dd Ba(OH)2
TD với dd BaCl2
1
2
3
4
5
6
7
Mg(OH)2 CaCO3 K2SO4 HNO3
CuO
NaOH
P2O5
GV đưa bài làm cho học sinh đối chiếu lên màn hình
Bài tập 3. Hoà tan 9,2 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO cần vừa đủ m gam dung dịch HCl 14,6%. Sau phản ứng thu được 1,12 l khí (đktc)
Tính thành phần trăm các chất trong hỗn hợp.
Tính m
Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Học sinh tự làm bài tập trên. Sau đó giáo viên chiếu lên màn hình cho cả lớp nhận xét.
4) Hướng dẫn học ở nhà
Bài tập về nhà 1.2.3 SGK/42
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 19.docx