I. Mục tiêu: Học sinh nắm được:
- Những tính chất vật lý tính chất hóa học của Ca(OH)2, viết được phương trình phản ứng minh họa.
- Biết được phương pháp sản xuất Ca(OH)2 trong lò thủ công và trong công nghiệp.
- Thang pH và ý nghĩa của thang trên.
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh
Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: bazơ
Ngày soạn: 7/10/2009 Ngày giảng: 9/10/2009 Tiết 13: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (Tiếp) I. Mục tiêu: Học sinh nắm được: - Những tính chất vật lý tính chất hóa học của Ca(OH)2, viết được phương trình phản ứng minh họa. - Biết được phương pháp sản xuất Ca(OH)2 trong lò thủ công và trong công nghiệp. - Thang pH và ý nghĩa của thang trên. - Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: bazơ III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu tính chất hóa học NaOH. Viết phương trình phản ứng minh họa? HS2: làm bài tập sau. Bài tập: Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ sau: Na Na2O NaOH NaCl NaOH Na2SO4 NaOH Na3PO4 3. Bài mới: (40p) B. CAXI HIĐOXIT Ca(OH)2 I:Tính chất Giáo viên giới thiệu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 + Tra bảng tính tan xem Ca(OH)2 như thế nào? + Vậy ta pha chế dung dịch Ca(OH)2 như thế nào để thu được dung dịch? Cách pha chế: Như trong SGK Giáo viên đặt vấn đề: Ca(OH)2 thuộc loại bazơ tan. + Các em hãy dự đoán tính chất của Ca(OH)2? + yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất của bazơ tan? * Học sinh lấy ví dụ minh họa + Hãy kể các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống? 1. Cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 Các nhóm tiến hành pha chế. 2. Tính chất hóa học Dung dịch Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hóa học của bazơ. a) Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị - Quỳ tím thành xanh - Dung dịch phenolphtalenin không màu chuyển thành đỏ. b) Tác dụng với axit phản ứng trung hòa) Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O c) Tác dụng với oxit axit Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O d) Tác dụng với dung dịch muối (học ở bài sau) 3. Ứng dụng (SGK) II: Thang pH Giáo viên giới thiệu: Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch. - Nếu pH= 7: dung dịch là trung tính (Muối TH, nước) - Nếu pH>7: dung dịch có tính bazơ - Nếu pH< 7: dung dịch có tính axit Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng giấy pH của các dung dịch để xác định độ pH của các dung dịch sau. Nước chanh Dung dịch NH3 nước máy + Nêu kết luận về tính axit, bazơ của các dung dịch trên + yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả II. Thang pH Chú ý: Dung dịch có pH càng lớn hơn 7 nhiều thì có thính bazơ càng mạnh Nếu pH nhỏ hơn 7 nhiều thì dung dịch có tính axit càng mạnh. * Học sinh làm việc theo nhóm HS: Báo cáo kết quả của nhóm mình. 4.Củng cố + Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài? + Làm bài tập sau: Bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: CaO + H2O ? Ca(OH)2 +? Ca(NO)3 + H2O CaCO3 CaO + H2O Ca(OH)2 +? ? + H2O Ca(OH)2 +? Ca3PO4 + H2O 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Về học bài theo câu hỏi SGK -Bài tập về nhà: 1.2.3.4 SGK trang 30 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: