Giáo án môn Hóa học 9 cả năm

Giáo án môn Hóa học 9 cả năm

Tiết : 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể, hệ thống hóa kiến thức về các công thức tính toán.

2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hóa học, tư duy lo ghíc về hệ thống các kiến thức đã học.

3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

II. PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.

III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Tiến trình học bài:

 

doc 225 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án giảng dạy
Môn: 
Giáo viên : 
Trường: 
Năm học : 2009 - 2010
Ngày soạn :12/08/2009 Ngày dạy:15/08/2009
Tiết : 1 ôn tập đầu năm. 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể, hệ thống hóa kiến thức về các công thức tính toán.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hóa học, tư duy lo ghíc về hệ thống các kiến thức đã học.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
III. Hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Kiến thức về chất . (20 phút)
HS : Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.
HS: Nêu các khái niệm , cách phân loại, gọi tên các đơn chất, hợp chất trong chương trình học ở lớp 8 theo yêu cầu của giáo viên.
HS : Sự khác nhau đó là :
- Đơn chất kim loại dẫn điện, dẫn nhiêt tốt, có ánh kim, tồn tại chủ yếu ở dạng rắn.
- Đơn chất phi kim chủ yếu tồn tại ở cả ba trạng thái, không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
HS : Oxit axit cấu tạo từ phi kim và oxi còn oxit bazơ cấu tạo từ kim loại và oxi.
HS : Nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol .
GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ:
Nguyên tố
Chất
 Đơn chất Hợp chất
Oxi Hiđro Oxit Bazơ Axit Muối
GV : Cho học sinh nêu các khái niệm : Đơn chất, hợp chất.
- Nêu các khái niệm và nêu tên gọi, cách phân loại của các hợp chất : Oxit, bazơ, muối, axit.
GV : Em hãy nêu sự khác nhau giữa đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ?
KG : Oxit axit khác oxit bazơ ở điểm nào ?
GV : Cho học sinh nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol.
Hoạt động II
Kiến thức về các công thức tính toán. (20 phút)
HS : Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.
HS: Hoạt động nhóm nêu các công thức :
- n, CM , Vdd: 
n = CM . Vdd ; CM = , Vdd= 
HS : Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.
- n, m, M :
n = ; m = n.M ; M =.
HS : Nêu được ýa nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu.
- n, Vkhí : n = ; V = 22,4 . n 
- n, C% : C% = ; n=
HS : Hoạt động cá nhân biểu diễn nồng độ phần trăm theo nồng độ dung dịch.
 C%=
Trong đó : M là khối lượng mol của chất tan, d là khối lượng riêng của dung dịch.
HS : Dùng công thức tính tỉ khối của chất khí :
- dA/B = ; MA= dA/B. MB; MB=.
Đối với không khí : kk = 29.
HS : Nêu các bước tính theo phương trình hóa học :
- Viết phương trình hóa học.
- Tính số mol của chất đã cho dữ liệu có thể chuyển đổi thành số mol trong bài toán.
- Theo phương trình hóa học tính số mol của chất bài toán yêu cầu xác định.
- Chuyển sang khối lượng hoặc thể tích, nồng độ ..... Theo yêu cầu của bài toán.
GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ:
GV : Cho học sinh nêu các công thức có biểu diễn mối quan hệ của các đại lượng như sơ đồ trên.
YK : Em hãy nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu ?
GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng.
GV: Em hãy biểu diễn công thức tính nồng độ C% theo nồng độ dung dịch ?
GV : Cho học sinh nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cho đúng.
GV : Làm thế nào để so sánh khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào bao nhiêu lần ?
GV : Cho học sinh nêu các bước tính theo phương trình hóa học.
GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng
4. Hướng dẫn học bài:
	Giáo viên cho học sinh củng cố bài.
	Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài, nghiên cứu chương I, bài 1 “Tính chất của oxit” : Theo em oxit có những tính chất hoá học nào ? Chúng được chia thành mấy loại ?
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn :13/08/2009 Ngày dạy:17/08/2009
Tiết : 2 Tính chất hóa học của oxit - phân loại oxit. 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những phương trình hóa học để minh họa.
	- Học sinh hiểu được để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của các oxit đó.
2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
Iii. Hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit bazơ . (18 phút)
1. Tác dụng với nước.
HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
 Hiện tượng : ống chứa CaO tác dụng với nước toả nhiệt và tạo thành dd Ca(OH)2, còn ống nghiệm chứa CuO không có hiện tượng gì sảy ra :
- PTHH : CaO + H2OCa(OH)2.
HS : Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
2. Tác dụng với axit.
HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm.
 Hiện tượng quan sát được: Bột CuO tan ra tạo thành dung dịch có màu xanh của muối đồng II clorua.
PTHH: 
CuO + 2 HCl CuCl2 + H2O
 ( r) (dd) (dd) (l)
HS : Oxit bazơ tác dụng với axit tạo ra dung dịch muối và nước.
3. Tác dụng với oxit axit.
HS : Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
PTHH : CaO + CO2 CaCO3
 ( r ) (k) (r )
GV : Cho học sinh hoạt động nhóm làm các thí nghiệm sau :
- Cho cùng lúc CaO và CuO vào 2 ống nghiệm, nhỏ nước dần dần vào cả 2 ống nghiệm, quan sát hiện tượng sảy ra.
GV : Vậy qua thí nghiệm trên em rut ra được kiến thức gì về tính chất của oxit bazơ với nước ?
GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng.
GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hóa học của oxit bazơ với axit ? 
GV : Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết oxit bazơ tác dụng với oxit axit thì sản phẩm là gì ?
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng.
Hoạt động II
Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit axit. (15 phút)
HS : Hoạt động nhóm nêu tính chất hóa học của oxit axit.
1. Tác dụng với oxit bazơ.
- Một số oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
VD : Na2O + CO2 Na2CO3
 (r ) (k) (r )
2. Tác dụng với nước .
- Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit.
VD : P2O5 + 3H2O 2H3PO4
 (k) (l) (dd)
3. Tác dụng với dd bazơ.
- Một số oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối.
VD :
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3+ H2O
 (k) (dd) (r ) (l)
YK : Em hãy nhớ lại kiến thức ở lớp 8 và nghiên cứu SGK nêu tính chất hóa học của oxit axit ?
GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động III
Nghiên cứu phân loại oxit. (7 phút)
HS : Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ....
- Các oxit được chia thành 4 loại :
	Oxit axit.
	Oxit bazơ.
	Oxit trung tính và oxit lưỡng tính.
HS : Trả lời câu hỏi của giáo viên như SGK.
GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu cách phân loại oxit.
GV : Yêu cầu học sinh cho biết oxit trung tính là oxit như thế nào, tương tự với oxit lưỡng tính ?
GV : Cho học sinh nhận xét, đánhg giá, bổ sung cho đúng.
4. Hướng dẫn học bài:
	Giáo viên cho học sinh củng cố bài.
	Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK.
-Làm bài tập từ 1 đến 6 SGK trang 6.
- Nghiên cứu trước bài “ Một số oxit quan trọng” : Theo em CaO có những tính chất và ứng dụng gì ?
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn :17/08/2009 Ngày dạy:22/08/2009
Tiết : 3 một số oxit quan trọng.
 “canxi oxit”.
I. mục tiêu:
1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học của canxi oxit, biết được những ứng dụng và phương pháp điều chế trong công nghiệp .
2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập lí thuyết và bài tập thực hành hóa học.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
3. Dụng cụ và hóa chất.
a. Dụng cụ : ống nghiệm, pipét, sơ đồ hình 1.4 và hình 1.5 phóng to.
b. Hóa chất : Nước, CaO, dd HCl.
Iii. Hoạt đ ộng học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết phương trình hóa học để minh họa ?
3. Nêu vấn đề bài mới : Theo em Canxi oxit có những tính chất nào ? Nó có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ở nước ta ?
4. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Nghiên cứu tính chất hóa học của Canxi oxit . (18 phút)
1. Tác dụng với nước.
HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
 Hiện tượng : Có khói bốc lên, phản ứng toả nhiệt, đồng thời có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm, dd trong xuốt.
- PTHH : CaO + H2OCa(OH)2.
 (r ) (l) (r ).
HS : Sản phẩm tạo thành là Canxi hiđroxit, là một chất ít tan trong nước.
2. Tác dụng với axit.
HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CaO, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm.
 Hiện tượng quan sát được: Bột CaO tan ra tạo thành dung dịch không màu, đồng thời ống nghiệm nóng lên, chứng tỏ phản ứng tỏa nhiệt.
PTHH: 
CaO + 2 HCl CaCl2 + H2O
 ( r) (dd) (dd) (l)
3. Tác dụng với oxit axit.
HS : Canxi oxit tác dụng với một số oxit axit tạo thành muối.
PTHH : CaO + CO2 CaCO3
 ( r ) (k) (r )
HS : Canxi oxit là một oxit bazơ.
GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghi ... ..........................................................................................
Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:.........................................
Tiết : 67 Thực hành VII : tính chất của gluxit.
I. mục tiêu:
1. Kiến thức :- Củng cố tính chất đặc trưng của gluxit, saccarozơ, tinh bột.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học, thí nghiệm với lượng nhỏ các chất.
	- Rèn luyện ý thức cẩn thận kiên trì trong thực hành hóc học.
3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng hái.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa, chuẩn bị báo cáo thực hành.
3. Dụng cụ và hóa chất.
- Dụng cụ : Mỗi nhóm : mỗi nhóm 4 ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, pipet.
- Hóa chất : dd AgNO3, ddNH3, glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột, dd iot.
Iii. Hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh :Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm mình.
3. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động i
Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong amoniac . (9 phút)
HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
Thí nghiệm : Cho vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm đựng dd NH3 rồi lắc nhẹ, cho tiếp dd glucozơ vào ống nghiệm, lắc khẽ, để ống nghiệm trong cố nước nóng.
Hiện tượng : Có chất rắn màu sáng bạc bám vào thành ống nghiệm.
PTHH : 
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
 (dd) (dd) (dd) (r)
GV : Cho học sinh cả lớp tiến hành nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm 1 trogng SGK, tiến hành thí nghiệm theo nhóm :
GV : Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, cho hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
 Cho học sinh tiến hành thí nghiệm- quan sát hiện tượng .
GV : Cho học sinh giải thích hiện tượng trên.
Hoạt động II.
Nhiệt phân muối NaHCO3 . (15 phút)
HS : Nêu mụ ctiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm : Có ba lọ đựng các chất được đánh số ngẫu nhiên 1, 2, 3 đựng dd glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Lấy ba ống nghiệm đánh số tương ứng với ba lọ dd rồi trích mẫu thử vào ba ống nghiệm tương ứng.
- Nhỏ vài giọt hồ tinh bột vào cả ba ống nghiệm, để riêng lọ được nhận biết ra.
- Hai ống nghiệm còn lại cho vào 2-3ml ddNH3, cho thêm vào 3 giọt dd AgNO3 lắc nhẹ, cho cả hai ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Hiện tượng : Khi cho dd iot vào thì một ống nghiệm có dd chuyển màu xanh dd hồ tinh bột, nhận biết được lọ đựng hồ tinh bột.
- Cho các dd NH3 và AgNO3 vào hai ống nghiệm còn lại, cho vào cốc nước nóng. Có một ông nghiệm cókết của màu sáng bạc ống nghiệm chứa dd glucozơ, ta nhận biết được lọ chứa glucozơ, lọ còn lại là lọ chứa saccarozơ.
- PTHH :
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
 (dd) (dd) (dd) (r)
GV : Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm 2.
GV : Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
GV : Cho học sinh nêu hiện tượng, giải thích viết phương trình hóa học.
GV : Cho học sinh các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả vừa làm của nhóm mình.
4. Hướng dẫn học bài:
	Giáo viên cho học sinh thu dọn thí nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, viết báo cáo thí nghiệm.
	Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm.
Về nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hóa chất.
- Nghiên cứu trước bài “ Ôn tập cuối năm .”.
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:.........................................
Tiết : 68 Ôn tập cuối năm . 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức : Được hệ thống lại kiến thức về hoá vô cơ đã học theo hệ thống lô ghíc, liền mạch.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Hệ thống kiến thức đã học theo một hệ thống lo ghíc.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
Iii. Hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Ôn tập về tính chất của các hợp chất vô cơ . (20 phút)
HS : Hệ thống lại tính chất của các hợp chất vô cơ theo nhóm.
 Kim loại Phi kim
(9)
(1)
Oxit bazơ Muối Oxit axit 
(10)
(2)
 (4) (7) 
 Bazơ Axit.
HS : Viết phương trình hóa học minh họa.
PTHH :
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
CuCl2 + Fe Cu + FeCl2
Cl2 + 2Na 2NaCl
S + O2 SO2
SO2 + H2O H2SO3
NaOH + MgCl2 Mg(OH)2 + 2NaCl
 ................................
GV : Từ các hợp chất sau: Kim loại, phi kim, oxit axit, oxit bazơ, bazơ, axit, muối. Em hãy lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ trên theo hai cột kim loạ và phi kim ?
GV : Cho học sinh viết phương trình hoá học để minh hoạ cho những mối quan hệ ở trên.
GV : Cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho đúng .
Hoạt động II
Luyện tập . (20 phút)
HS : Hoạt động nhóm làm bài tập1.
- Dùng quỳ tím : Nếu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ thì dd đó là dd H2SO4, dd còn lại là dd Na2SO4.
- Dùng quỳ tím tương tự như câu a.
- Dùng dd H2SO4 : Nếu có chất khí bay ra, chất rắn tan hết là Na2CO3, nếu có chất khí bay ra, đồng thời có kết tủa là CaCO3.
HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập 2.
- Dãy hoạt động hoá học của các chất có thể là :
- FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2
GV : Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 1 SGK trang 167.
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá cho đúng.
HS : Nhận xét, bổ sung cho đúng.
GV : Cho học sinh hoạt động cá nhân, làm bài tập 2.
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng.
4. Hướng dẫn học bài:
	Giáo viên cho học sinh củng cố bài.
	Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Làm các bài tập 3, 4, 5 SGK trang 167.
- Nghiên cứu phần ôn tập hoá hữu cơ.
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:.........................................
Tiết : 69 Ôn tập cuối năm . (Tiếp) 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức : Được hệ thống lại kiến thức về hoá hữu cơ đã học theo hệ thống lô ghíc, liền mạch.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Hệ thống kiến thức đã học theo một hệ thống lo ghíc.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
3. Đồ dùng học tập : Bảng phụ và phiếu học tập ghi một số chất hữu cơ, cấu tạo, tính chất của chúng.
Công thức cấu tạo
Tính chất vật lí
Tính chất hoá học
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Rượu etylic
Axit axetic
Iii. Hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Tiến trình học bài:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Kiến thức cần nhớ . (20 phút)
HS : Hoạt động nhóm làm bài tập, điền các thông tin vào phiếu học tập như yêu cầu của giáo viên.
- Metan : CH4.
 Tính chất hoá học đặc trưng : Phản ứng thế.
PTHH : 
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 (k) (k) (k) (k)
- Etilen : C2H4.
 Tính chất đặc trưng : Phản ứng cộng.
PTHH :
 CH2 = CH2 + Br2 CH2Br- CH2Br
 (k) (dd) (dd)
- Axetilen : C2H2.
 Tính chất đặc trưng : Phản ứng cộng.
- Benzen : C6H6.
 Tính chất đặc trưng : Phản ứng thế, phản ứng cộng.
PTHH : 
 C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 (l) (l) (l) (k)
- Rượu etylic : C2H5OH.
 Tính chất đặc trưng : Phản ứng với Na
PTHH: 
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
 (dd) (r) (dd) (k)
..........
HS : Hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của học sinh.
- Glucozơ : C6H12O6
- Saccarozơ : C12H22O11.
- Chất béo : (RCOO)3C3H5.
- Tinh bột : (- C6H10O5-)n.
GV : Em hãy nghiên cứu bảng sau và làm vào phiếu học tập của nhóm theo nhóm ?
GV : Phát phiếu học tập, treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.
GV : Cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho đúng .
GV : Yêu cầu học sinh lên bảng viết công thức của các hợp chất như : Glucozơ, saccarozơ, chất béo, tinh bột và xenlulozơ.
GV : Cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho đúng .
Hoạt động II
Luyện tập . (20 phút)
HS : Hoạt động nhóm làm bài tập1.
 Đặc điểm chung của các chất :
a - Đều là hiđrocacbon.
b - Đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
c - Đều là hợp chất cao phân tử.
d - Đều là este.
HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập 7.
Vì khi đốt cho khí N2 nên chỉ có protein là có Ntrong phân tử : Vậy chất A là protein.
GV : Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 1 SGK trang 168.
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá cho đúng.
HS : Nhận xét, bổ sung cho đúng.
GV : Cho học sinh hoạt động cá nhân, làm bài tập 7.
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng.
4. Hướng dẫn học bài:
	Giáo viên cho học sinh củng cố bài.
	Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 168.
- Ôn tập chuẩn bị cho thi kiểm tra học kì II.
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tiết 70 : thi chất lượng học kì II
đề thi : Phòng giáodục ra đề .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An(13).doc