Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 15

Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 15

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí.

- Biết vận dụng công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hỗn hợp có liên quan đến tỉ khối chất khí.

- Củng cố khái niệm về mol và cách tính khối lượng mol

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tính toán.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày giảng 26/11/2009	Tiết 29
Tỷ khối của chất khí
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí.
- Biết vận dụng công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hỗn hợp có liên quan đến tỉ khối chất khí.
- Củng cố khái niệm về mol và cách tính khối lượng mol
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tính toán.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Máy chiếu, phim trong
Hình vẽ cách thu một số chất khí
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Nhận biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách so sánh khí này nhẹ hơn hay nặng hơn khí khác bao nhiêu lần.
- Tiến hành
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
1. Tỷ khối của khí A đối với khí B.
Gv
Đưa ra VD
VD: MOxi = 32; MHidro = 2
(?)
Khí Oxi nặng hơn khí Hidro bao nhiêu lần?
Hs
16 lần
Vậy O2 nặng hơn H2 là 32/2 = 16 lần
Gv
Giới thiệu: 16 lần đó được gọi là tỷ khối của O2 đối với H2.
(?)
Nếu kí hiệu tỷ khối là d, hãy viết công thức biểu diễn cách tính tỷ khối d của khí A so với khí B?
- Công thức tính tỷ khối của khí A so với khí B:
Hs
Lên bảng viết công thức
(?)
Người ta thường bơm khí nào vào quả bóng bay để nó có thể bay lên được?
Hs
Người ta thường bơm khí Hidro vào quả bóng bay để nó có thể bay lên được.
(?)
Nếu bơm khí Oxi hoặc khí Cacbonic thì bóng có bay lên cao được không? Vì sao?
Hs
Nếu bơm khí Oxi hoặc khí Cacbonic thì bóng sẽ không bay lên được vì hai chất khí đó đều nặng hơn không khí.
Gv
- Phát Phiếu bài tập cho các nhóm.
- Chiếu bài tập 1 lên màn hình:
Bài tập 1: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí Hidro bao nhiêu lần?
Hs
Làm vào vở ghi.
Gv
Gọi 1 HS lên làm trên bảng.
hs
Làm à các HS khác nhận xét và bổ sung nếu cần
à Khí Cacbonic nặng hơn khí Hidro 22 lần. Khí Clo nặng hơn khí Hidro 35,5 lần.
Gv
Nhận xét à Chiếu đáp án.
* Hoạt động 2: Nhận biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách so sánh một chất khí nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
- Tiến hành: (10 phút)
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
2. Tỷ khối của khí A đối với không khí.
(?)
Nếu thay khí B bẳng không khí và không khí có khối lượng mol là 29 thì công thức tính tỷ khối của khí A so với không khí là gì?
- Công thức tính tỷ khối của khí A so với không khí:
Hs
Gv
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong PHT.
- Chiếu bài tập 2 lên màn hình
Bài tập 2: Có các khí sau: SO2; C3H6. Hãy cho biết các khí trên nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Hs
Làm vào vở ghi
Gv
Gọi 2 HS lên làm trên bảng
Hs
Làm à HS khác nhận xét
à Khí SO2 nặng hơn khôngkhí 2,8 lần. Khí C3H6 nặng hơn không khí 1,45 lần.
Gv
Nhận xét à Đưa đáp án.
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách áp dụng tỷ khối để tìm khối lượng mol khí.
- Tiến hành: (9 phút)
3. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 vào VBT.
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày giảng 28/11/2009	Tiết 30
tính theo công thức hoá học p1 + lt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Từ Công thức hoá học, HS biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố.
- Từ thành phần phần trăm tính theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, HS biết cách xác định công thức hoá học của hợp chất.
- HS biết cách thính khối lượng của nguyên tố trong một lượng hợp chất hoặc ngược lại.
2. Kỹ năng
- HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí.
- Củng cố các kĩ năng tính khối lượng mol.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên:
Máy chiếu, phim trong, bút dạ.
Bảng nhóm.
2. Học sinh: Ôn tập và làm đầy đủ bài tập của tiết 29.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Tính phần trăm nguyên tố khi biết công thức hợp chất.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính % nguyên tố từ công thức hợp chất
- Tiến hành: (15 phút)
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
1. Tính thành phần phần trăm nguyên tố khi biết công thức hoá học của hợp chất.
Gv
Chiếu đề bài Ví dụ 1 lên màn hình:
Ví dụ 1: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất đồng sunfat (CuSO4).
Hs
Chép đề bài vào vở
- Ví dụ: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất đồng sunfat (CuSO4).
Gv
Hướng dẫn HS làm bài tập bằng cách chiếu lần lượt các bước làm:
- Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất
- Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
- Bước 3: Từ số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, xác định khối lượng của mỗi nguyên tố à Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố.
(% lượng nguyên tố = )
à Yêu cầu HS giải vào vở à
* Các bước giải:
Gv
Gọi 1 HS lên bảng làm bài (dựa vào phần hướng dẫn trên màn hình)
Hs
Làm bài
Giải
- Bước 1: 
- Bước 2: Trong 1 mol CuSO4 có:
+ 1 mol nguyên tử Cu.
+ 1 mol nguyên tử S.
+ 4 mol nguyên tử Oxi.
- Bước 3:
Gv
Chiếu đề bài Ví dụ 2:
Ví dụ 2: Trong công thức SO3, % lượng Oxi là:
A. 
B. 
Vì sao?
Ví dụ 2:
Hs
Trong công thức SO3, % lượng Oxi là 60% (B). Vì trong công thức trên, số mol của Oxi là 3 nên khối lượng mol của Oxi là 3 x 16 = 48
* Hoạt động 2: Luyện tập – Củng cố. (18 phút)
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Gv
Chiếu đề bài của bài tập 1 lên màn hình:
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong các hợp chất: Sắt (III) Oxit - Fe2O3; Magie Hidroxit – Mg(OH)2; Natri Hidroxit – NaOH; Sắt (III) Sunfat – Fe2(SO4)3.
Hs
Làm
Gv
Gọi đại diện của 4 nhóm lên giải bài tập 1.
Hs
- Trong Fe2O3:
	%Fe = 70%; %O = 30%.
- Trong Mg(OH)2: %Mg = 41,4% %O = 51,2%; %H = 3,4%
- Trong NaOH: %Na = 57,5 %; %O = 40%; %H = 2,5%
- Trong Fe2(SO4)3: %Fe = 28%; %S = 24%; %O = 48%
Gv
Nhận xét và chiếu đáp án à cho điểm.
Gv
Chiếu bài tập 2:
Bài tập 2: Trong các loại quặng sắt có chứa Fe2O3, Fe3O4, FeS2, FeCO3. Hỏi chất nào có chứa nhiều sắt hơn?
Hs
Làm
%Fe trong Fe2O3 = 70%
%Fe trong Fe3O4 = 72,41%
% Fe có trong FeS2 = 46,67%
% Fe có trong FeCO3 = 48,28%
Vậy trong 4 loại trên Fe3O4 có chứa hàm lượng Fe cao nhất.
Gv
Nhận xét, chiếu đáp án à cho điểm
4. Hướng dẫn về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan15.doc