I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa các đại lượng trên.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng làm bài tập tính toán: tính khối lượng mol, thể tích mol chất khí
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
Ngày soạn: 15/11/2009 Ngày giảng 19/11/2009 Tiết 27 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất P1 + lt I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Biết vận dụng các công thức trên để làm các bài tập chuyển đổi giữa các đại lượng trên. 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng làm bài tập tính toán: tính khối lượng mol, thể tích mol chất khí 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ HS học kĩ bài mol. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới* Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất. - Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuyển đổi giữa lượng chất với khối lượng chất và ngược lại. - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất Gv Yêu cầu HS quan sát lại phần tính khối lượng của CO2 trên góc bảng (?) Muốn tìm khối lượng của 1 chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào? Hs Muốn tính khối lượng chất ta lấy khối lượng mol (M) nhân với lượng chất (số mol) (?) Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất, m là khối lượng chất. Hãy rút ra biểu thức tính khối lượng chất? Hs m =n.M Trong đó: + m: khối lượng chất (g) + M: khối lượng mol + n: số mol (?) Có thể tính được lượng chất (n) nếu biết khối lượng (m) và khối lượng (M) của chất không? Hs (mol) (?) Có thể tìm được khối lượng mol (M) của chất nếu ta biết lượng chất (n) và khối lượng (m) của chất đó không? Hs Gv Cho HS làm nhanh bài tập áp dụng vào vở: a/ Tính lượng chất có trong 28g Fe; 36g H2O. b/ Tìm khối lượng mol của 1 chất biết rằng 0,25 mol của chất đó có khối lượng là 20g. Hs * Hoạt động 2: Chuyển dổi giữa khối lượng và thể tích chất khí. - Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuyển đổi giữa lượng chất với thể tích chất khí và ngược lại. - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng II. Chuyển đổi giữa khối lượng và thể tích chất khí (?) ở đktc, 0,25 mol O2 có thể tích là bao nhiêu? Hs Ghi ra góc bảng: (?) Vậy muốn tìm thể tích của 1 chất khí ở đktc nếu biết lượng chất của chất khí đó thì ta phải làm như thể nào? Hs Muốn tìm thể tích khí (ở đktc) ta lấy lượng chất (số mol) nhân với thể tích của 1 mol khí ở đktc (22,4 l) (?) Tìm biểu thức tính thể tích của chất khí ở đktc nếu kí hiệu thể tích là V? Hs V = n.22,4 (l) Trong đó: + V: thể tích của chất khí ở đktc. + n: Số mol của chất khí. (?) Từ công thức trên ta có thể tính được số mol chất khí nếu biết thể tích của chất khí đó ở đktc không? hs Gv Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng sau: a/ Tính số mol của 1,12 (l) khí CO2 ở đktc? b/ Tìm lượng chất khí N2 có trong 8,96 (l) khí N2 ở đktc? Hs 1 HS lên chữa à các HS khác làm vào vở bài tập. 3. Củng cố - GV cho HS làm bài tập sau để củng cố kiến thức: + GV treo bảng phụ à chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm với một chất. n (mol) m (g) V khí (l) (đktc) Số phân tử CO2 0,01 N2 5,6 SO3 11,2 CH4 1,5.1023 + GV cho các nhóm làm trong 3 phút và báo cáo kết quả. + GV nhận xét và đưa đáp án. n (mol) m (g) V khí (l) (đktc) Số phân tử CO2 0,01 0,44 0,224 0,06.1023 N2 0,2 5,6 4,48 1,2.1023 SO3 0,05 4 11,2 0,3.1023 CH4 0,25 4 5,6 1,5.1023 - Đọc kết luận SGK. 4. Hướng dẫn về nhà Học bài, làm bài tập vào VBT. Ngày soạn: 15/11/2009 Ngày giảng 21/11/2009 Tiết 28 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất P2 + lt I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng, lượng chất, thể tích chất khí để giải các bài toán hoá học. - Củng cố các công thưc trên dưới dạng các bài tập hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định công thức hoá học của một chất khi biết khối lượng và số mol. - Củng cố các kiến thức về công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải các bài tập hoá học. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: Máy chiếu, phim trong, phiếu học tập. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về công thức hoá học. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - HS1: + Viết các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất và khối lượng mol. + Tính khối lượng của 0,35 mol K2SO4.2. Bài mới * Hoạt động 1: Chữa bài tập 3 (SGK/67). Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv - Chiếu đề bài số 3 lên màn hình và gọi 3 HS lên bảng làm. (HS1 làm câu a, HS2 làm câu b, HS3 làm câu c). - Trong thời gian HS làm bài trên bảng, GV chấm vở bài tập của 3 HS khác. Hs Bài tập 3 (SGK/67) a/ nFe = 0,5 (mol); nCu = 1(mol); nAl = 0,2 (mol). b/ = 3,92 (l); = 28 (l); = 67,2 (l) c/ à * Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập xác định công thức hoá học của 1 chất khí biết khối lượng và lượng chất. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv - Phát phiếu bài tập cho HS. - Đưa bài tập lên màn hình Bài tập 1: a/ Hợp chất A có công thức là R2O3 biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5g. Xác định công thức của A. b/ Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6l khí B (đktc) là 16g. Hãy xác định công thức của B. Gv - Cho HS làm trong 2 phút. Nhóm 1 làm câu a; nhóm 2 làm câu b. - Giáo viên gọi 2 HS lên làm bài tập. - Trong quá trình HS làm, GV chấm vở của một số HS khác. Hs Bài tập 1: a/ áp dụng công thức à à à Vậy R là Natri (Kí hiệu: Na) à Công thức hoá học của hợp chất A là: Na2O. b/ à à MR = 64 – 16.2 = 32(g) à Vậy R là lưu huỳnh (Kí hiệu: S) à Công thức hoá học của hợp chất B là: SO2 Gv Gọi HS khác nhận xét à GV chữa bài và cho điểm à Đưa đáp án lên màn hình và à HS sửa vào bài làm của mình. * Hoạt động 3: Luyện tập bài tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí khi biết thành phần của hỗn hợp. Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv Chiếu bài tập 2 lên màn hình: Bài tập 2: Em hãy điền các số thích hợp vào các ô trống sau: Hs Thảo luận nhóm (trong 5 phút) dựa vào những công thức đã học để tính toán ra kết quả và điền vào bảng trong bài tập 2. Thành phần của hỗn hợp khí Số mol (n) của hỗn hợp khí (mol) Thể tích (V) của hỗn hợp khí (đktc) (l) Khối lượng (m) của hỗn hợp khí (g) (I) 0,1 mol CO2 và 0,4 mol O2 0,5 11,2 17,2 (II) 0,2 mol CO2 và 0,3 mol O2 0,5 11,2 18,4 (III) 0,25 mol CO2 và 0,25 mol O2 0,5 11,2 19 (IV) 0,3 mol CO2 và 0,2 mol O2 0,5 11,2 19,6 (V) 0,4 mol CO2 và 0,1 mol O2 0,5 11,2 20,8 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập vào VBT.
Tài liệu đính kèm: