I. MỤC TIÊU
1. HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể.
1. Biết được các cách: ( quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất
- Biết đựoc là mỗi chất đều có những tính chất nhất định
- HS hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cách sử dụng các chất.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. GV: Hoá chất, dụng cụ: Fe, H2O, NaCl, đèn cồn, cân, cốc thuỷ tinh
2. HS: 1 xô nước, chuẩn bị bài ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Bài cũ (5 )
GV: Kiểm tra 1 HS:
Em hãy cho biết: Hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tập tốt môn hoá học?
Ngày soạn: 20/08/2009 Ngày giảng:21/08/2009 Tiết 2: chất I. mục tiêu 1. HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể. Biết được các cách: ( quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất - Biết đựoc là mỗi chất đều có những tính chất nhất định - HS hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cách sử dụng các chất. II. chuẩn bị của gv và hs Gv: Hoá chất, dụng cụ: Fe, H2O, NaCl, đèn cồn, cân, cốc thuỷ tinh hS: 1 xô nước, chuẩn bị bài ở nhà III. Hoạt động dạy học 1. ổn định lớp (1 phút) 2. Bài cũ (5 ’) GV: Kiểm tra 1 HS: Em hãy cho biết: Hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tập tốt môn hoá học? 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 chất có ở đâu? (15 phút) GV: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta? GV: Thông báo: Các vật htể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo ? Các em hãy phân biệt các loại vật thể trên (ở phần ví dụ) HS phân loại, GV ghi lên bảng theo sơ đồ: ? Em hãy cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng vật thể trong bảng sau: TT Tên gọi thôngthường Chất c. tạo nên vật thể 1 ấm đun nước 2 Hộp bút 3 Sách vở GV: Hỏi câu kết luận: - Qua các ví dụ trên các em thấy: “ chất có ở đâu?”. HS: Kể tên Ví dụ: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông, suối, sách, vở, bút HS: Trả lời, ghi vở: Vật thể Vật thể Vật thể tự nhiên nhân tạo Ví dụ: Ví dụ: Cây cỏ Bàn ghế Sông suối Thước kẻ Không khí Com pa HS: Trả lời câu hỏi HS: chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Hoạt động 2 2- tính chất của chất (20 phút) a.Mỗi chất có những tính chất nhất định GV: Thông báo: 1) Mỗi chất có những tính chất nhất định GV: Thuyết trình: Vậy: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? GV: Cho hó sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. GV: Tổng hợp ý kiến các nhóm tổng kết lại thành bảng sau: Chất Cách TN T/C của chất Sắt Nhôm GV: Hỏi câu hỏi kết luận: “ Em hãy tóm tắt lại các cách để xác định được tính chất của chất?” HS: Nghe và ghi vào vở 1) Mỗi chất có những tiính chất nhất định a) Tính chất vật lí gồm: Trạng thái, màu sắc, mùi vị Tính tan trong nước Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy Tính dẫn điện, dẫn nhiệt Khối lượng riêng b) Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác: ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được HS: Các nhóm báo cáo kết quả HS: ghi vở: Quan sát Dùng dụng cụ đo Làm thí nghiệm b. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? GV: Đặt vấn đề: “ Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất?” để trả lời câu hỏi trên, GV yêu cầu HS làm thí nghiệm sau: Trong khay của các em có 2 lọ đựng 2 chất lỏng trong suốt: 1 lọ đựng nước, 1 lọ đựng cồn ( không có nhãn) các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt được 2 chất lỏng trên? GV: Có thể gợi ý HS làm: “ Để phân biệt được hai chất lỏng trên, ta phải dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước. Đó là tính chất nào? GV: Để khoảng 1 - 2 phút cho các nhóm thảo luận. Sau đó GV gọi 1 HS trình bày cách làm. GV: Hướng dẫn HS nhận biết bằng cách đổ mỗi lọ một ít ra lỗ nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm rồi đốt GV: Quay trở về vấn đề đã được đặt ra: “ Tại sao chúng ta phải biết được tính chất của các chất?’ GV: Thuyết trình thêm: Biết tính chất của chất còn giúp cho chúng ta biết cách sử dụng chất và biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất. HS: Dựa vào tính chất khác nhau của nước và cồn là: Cồn cháy được, còn nước thì không cháy được Vậy: Muốn phân biệt được 2 chất lỏng trên, ta lấy ở mỗi lọ một ít chất lỏng và đem đốt: Nếu cháy được thì chất lỏng đen đốt là cồn Nếu không cháy được thì chất lỏng đó là nước HS: a) Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được các chất) b) Biết cách sử dụng chất c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 4- Củng cố – luyện tập (8 phút) GV: Cho HS nhắc lại nội dung trọng tâm của bài. Cho học sinh đọc kết luận SGK 5- Hướng dẫn học ở nhà Về học bài Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK tr.11) Rút kinh nghiệm: .......................................................................... ......................................................................... .........................................................................
Tài liệu đính kèm: