Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 60 đến 63

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 60 đến 63

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu được cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng cách khai triển các mặt.

- Được thực hành tính diện tích ngay tại lớp.

II. CHUẨN BỊ:

 GV:Mô hình lăng trụ đứng tam giác ,mặt khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác .

 HS:Xem trước baì ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra:

? Nêu các đặc điểm của hình lăng trụ đứng tam giác?

2. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 60 đến 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết60 Bài 4. hình lăng trụ đứng
I. Mục tiêu:
Biết cách nhận biết một hình lăng trụ đứng trong thực tế
Nắm được các khái niệm cạnh, mặt bên, đáy và đường cao
II. Chuẩn bị:
 GV: Hình lăng trụ đứng bằng nhựa trong.Bảng phụ
 HS : Bảng phụ nhóm ,bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Viết công thức tính độ dài đường chéo của hình hộp chữ nhật.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Quan sát hình lăng trụ đứng và trả lời các câu hỏi sau:
Kể tên các đỉnh.
Kể tên các cạnh.
Kể tên các mặt.
? Các cạnh bên có song song với nhau không? Vì sao?
+ Học sinh: Trả lời.
GV:Hai mặt đáy có song song với nhau không? vì sao?
+ Học sinh: Trả lời
GV: Các cạnh bên có vuông góc với mặt đáy không?
-Kể tên các mặt vuông góc với hai mặt đáy?
- Lấy các ví dụ về hình lăng trị đứng mà em biết.
- Quan sát hình lăng trụ ở ví dụ và cho biết:
Hai đáy là hình gì?
Đâu là đường cao?
Kể tên các mặt bên.
+ Học sinh: Trả lời các câu hỏi.
* Giáo viên: Cho học sinh đọc phần chú ý và hướng dẫn học sinh khi vẽ hình chữ nhật trong không gian
3.Luyện tập củng cố:
+ Làm bài tập 19 SGK – Tr 108
1. Hình lăng trụ đứng.
A 
C 
C' 
D' 
A' 
D 
B' 
B
Các đỉnh: A, B, C, .
Các cạnh bên AA’, BB’, CC’, DD’ song song với nhau.
Hai mặt đáy: ABCD và A’B’C’D’ thì song song với nhau.
* Kí hiệu: ABCD.A’B’C’D’
2. Ví dụ:
Lăng trụ tam giác ABC. DEF
Đường cao: h = AD (cạnh bên)
Mặt bên ADEB, BEFC, CFDA
Hai đáy là hình tam giác
* Chú ý: SGK
IV/ Hướng dẫn về nhà : 
+ Học lý thuyết theo SGK + vở ghi
+ Làm các bài tập: 20, 21 SGK trang 108
V-Rút kinh nghiệm
Tiết: 61 
Bài 5. diện tích xung quanh của 
hình lăng trụ đứng
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu được cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng cách khai triển các mặt.
Được thực hành tính diện tích ngay tại lớp.
II. Chuẩn bị:
 GV:Mô hình lăng trụ đứng tam giác ,mặt khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác .
 HS:Xem trước baì ở nhà. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu các đặc điểm của hình lăng trụ đứng tam giác?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Cho học sinh quan sát hình khai triển của lăng trụ đứng.
? Đo độ dài các cạnh của hai đáy?
? Từ đó tính chu vi đáy?
? Tính diện tích của các hình chữ nhật?
? Tính tổng của ba hình chữ nhật?
? Từ đó hãy biểu diễn diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng công thức?
? Nếu gọi chu vi đáy là p, chiều cao là h thì công thức tính diện tích xung quanh như thế nào?
+ Học sinh: Đọc đề bài ví dụ SGK.
? Muốn tính được diện tích toàn phần của hình lăng trụ này ta cần phải biết các yếu tố nào?
+ Học sinh: Trả lời.
? Tính BC = ?
? Tính Sxq
? Tính diện tích hai đáy?
3.Luyện tập củng cố:
+ Làm bài tập 23 SGK – Tr 111
1. Công thức tính diện tích xung quanh
Đáy
Các mặt
bên
Đáy
 Chu vi đáy
Công thức: Sxq = 2p . h
* Diện tích toàn phần:
Stp = Sxq + 2Sđ
2. Ví dụ:
C 
A’ 
A 
B 
C’ 
B’ 
IV/ Hướng dẫn về nhà : 
+ Học lý thuyết theo SGK + vở ghi
+ Làm các bài tập: 24, 25 SGK – Tr 111
V-Rút kinh nghiệm
Tiết: 62 
Bài 6. thể tích của hình lăng trụ đứng
I. Mục tiêu:
Nắm được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.
Được thực hành tính toán ngay trên lớp thể tích hình lăng trụ đứng.
II. Chuẩn bị:
 GV:Chuẩn bị mô hình hình lăng trụ tam giác .hình lăng trụ ngũ giác,bảng phụ
 HS :Xem trước bài ở nhà.Ôn lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Quan sát hình 106 SGK và so sánh:
- Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác và thể tích của hình hộp chữ nhật?
? Viết công thức tính diện tích tam giác?
+ Học sinh: Thực hiện.
? Tính thể tích hình hộp chữ nhật?
+ Học sinh: Thực hiện
? Tính thể tích lăng trụ tam giác?
? Từ đó tính thể tích lăng trụ đứng ngũ giác.
+ Học sinh: Tính tổng thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lăng trụ tam giác.
1. Công thức tính thể tích.
V = S . h
Trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao.
2. Ví dụ:
3.Luyện tập củng cố:
+ Làm bài tập 27, 28 SGK – Tr 113, 114
IV/ Hướng dẫn về nhà : 
+ Học lý thuyết theo SGK + vở ghi
 + Xem lại các bài tập đã giải, làm các bài tập: 29, 30 SGK trang 114
V-Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_60_den_63.doc