Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 59

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 59

I-mục tiêu

-Nhận biết được hai đường thẳng song song trong không gian.hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.

-Thông qua các hình ảnh cụ thể ,HS nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.

-Tìm được trong thực tế các ví dụ về hai đường thẳng song song,đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song .

II-Chuẩn bị

 GV:Mô hình hình hộp,tranh vẽ ,bảng phụ,thước kẻ .

 HS :Ôn tập cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật,thước kẻ,bút chì.

III-Tiến trình dạy học

Hoạt động 1.Kiểm tra

 

doc 10 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 55 đến 59", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV – hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
A – hình lăng trụ đứng
Tiết: 55 Bài 1. Hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
Nắm được khái niệm hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Nắm được khái niệm đường thẳng, mặt phẳng trong không gian
Nắm được các khái niệm về cạnh và đỉnh của hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
 GV: Mô hình hình hộp chữ nhật và một số mô hình khác.Bảnh phụ có hình vẽ.
 HS:Xem trước bài ở nhà 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động1.Kiểm tra -Đặt vấn đề.
Hoạt động của học sinh
hoạt động của giáo viên
GV đưa ra một số mô hình hình hộp như hình hộp chữ nhật, hình lập phương.để HS quan sát.
GV có thể đặt câu hỏi:ở tiểu học
chúng ta đã được làm quen với một số hình hộp vậy em nào có thể gọi tên các hình ở trên?
GV giới thiệu mục tiêu của chương IV:
Tìm hiểu về hình lăng trụ đứng,chóp đều.Thông qua đó ta hiẻu được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian.
HS quan sát hình vẽ.
HS nghe GV giới thiệu 
Hoạt động2.Hình hộp chữ nhật
GV đưa ra hình hộp chữ nhật để HS quan sát và đặt câu hỏi:
Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt,các mặt là những hình gì?
Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh mấy cạnh?
GV yêu cầu một HS lên bảng chỉ rõ các đỉnh ,các cạnh,các mặt của hình hộp chữ nhật.
GV giới thiệu các yếu tố mặt đối diện, mặt đáy,mặt bên của HHCN 
GV đưa tiếp hình lập phương để HS quan sát và hỏi:
Hình lập phương có 6mặt là những hình gì?
Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không?
Quan sát hình hộp chữ nhật
Trả lời câu hỏi của GV
-HS hình hộp chữ nhật có sáu mặt mỗi mặt là những hình chữ nhật
-Hình hộp chữ nhật có 8đỉnh 12 cạnh.
HS hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
Vì hình vuông cũng là hình chữ nhạt vậy HLP cũng là HHCN
Hoạt động 3.Mặt phẳng và đường thẳng
GV vẽ và hướng dẫn HS vẽ HHCN
ABCD.A'B'C'D' trên bảng kẻ ô vuông.
Các bước:
 +Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh của hình bình hành ABCD.
 +Vẽ hình chữ nhật AA'D'D.
 +VẽCC'// và bằng DD'.Nối C'D'
 +Vẽ các nét khuất BB',A'B',B'C'
GV yêu cầu HS thực hiện ?3 SGK
GV giới thiệu các khái niệm điểm,
đoạn thẳng,một phần mặt phẳng như SGK
Lưu ý HS: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía,mặt phẳng traie rộng về mọi phía.
Hãy tìm hình ảnh của mặt phẳng ,đường thẳng
HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn vẽ hình
HS quan sát hình vẽ trả lời:
 +Các mặt của hình hộp chữ nhật là ABCD,A'B'C'D',ABB'A',BCC'B'
 +Các đỉnh của hình hộp chữ nhật là A,B,C,D,A',B',C',D'
 +Các cạnh của hình hộp chữ nhật là AB,BC,CD,DA,AA',BB'..
HS xác định hai đáy của hình hộp chữ nhật và chỉ rõ chiều cao tương ứng. 
HS chỉ ra các ví dụ về đường thẳng mặt phẳng trong không gian.
Hoạt động4.Luyện tập
Cho HS làm BT1 tr96 SGK
HS trả lời miệng BT 96
Các cạnh bằng nhau là:
AB=MN=QP=DC
BC=NP=
IV-Hướng dẫn về nhà. Làm BT số 3,4tr97 SGK.BT 135 tr104-105 SBT
V-Rút kinh nghiệm.
Tiết 56 Hình hộp chữ nhật
I-mục tiêu
-Nhận biết được hai đường thẳng song song trong không gian.hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
-Thông qua các hình ảnh cụ thể ,HS nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
-Tìm được trong thực tế các ví dụ về hai đường thẳng song song,đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song .
II-Chuẩn bị 
 GV:Mô hình hình hộp,tranh vẽ ,bảng phụ,thước kẻ .
 HS :Ôn tập cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật,thước kẻ,bút chì.
III-Tiến trình dạy học
Hoạt động 1.Kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đưa hình vẽ lên bảng :
Hình hộp chữ nhật trên có mấymặt,mấy
đỉnh ,mấy cạnh,ở hình trên chiều cao làđoạn thẳng nào?
AA' và BB' có cùng nằm trên cùng một mặt phẳng hay không?có điểm chung không?
AA' và AB có cùng nằm trên cùng một mặt phẳng hay không?Có điểm chung không?
HS quan sát hình
Kể tên các đỉnh ,các mặt các cạnh.
Theo yêu cầu của GV
Hoạt động2. Đường thẳng trong không gian
Hình hộp chữ nhật trên có AA' và BB' được gọi là hai đường thẳng song song trong không gian.
Vậy như thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian?
Hãy chỉ ra trên hình các cặp đường thẳng // khác 
GV hai đường thẳng CC' và AB được gọi là hai đường thẳng chéo nhau.
Vậy thế nào là hai đường thẳng chéo nhau? 
Với hai đường thẳng a,bphân biệt trong không gian có thể xảy ra những vị trí tương đối nào? 
HS :Hai đường thẳng song song trong không gian là hai đường thẳng:
 +cùng nằm trong một mặt phẳng
 +không có điểm chung 
HS:Hai đường thẳng chéo nhau là hai đường thẳng không có điểm chung nhưng chúng không song song vì không cùng nằm trên một mặt phẳng. 
HS có thể xảy ra ba trường hợp:
 +a//b
 +a cắt b
 +a chéo b
Hoạt động3. Đường thẳng song song với mặt phẳng.Hai mặt phẳng song song
-Hãy quan sát đường thẳng A'B' và mặt phẳng ABCD và trả lời câu hỏi:
 +A'B' có song song với AB không?AB nằm trên mặt phẳng nào?
 +A'B' có nằm trong mặt phẳng ABCD không? 
-GV đường thẳng A'B' được gọi là đường thẳng song song với mặt phẳng ABCD 
-Hãy tìm trên hình các đường thẳng song song với mặt phẳng A'B'C'D'
-Hãy tìm các ví dụ thực tế về đường thẳng song song với mặt phẳng.
-GV hãy nêu nhận xét về vị trí tương đốicủa các cặp đường thẳng AB và A'B'; CD vàC'D'
AB và CD nằm trên mặt phẳng nào?
A'B' và C'D' nằm trên mặt phẳng nào?
-GV mặt phẳng chứa cặp đường thẳng AB, CD và mặt phẳng chứa cặp đường thẳng A'B',C'D' là hai mặt phẳng song song nhau
Hãy chỉ ra các mặt phẳng song song nhau trong hình.
-GV hãy tìm các ví dụ thực tế về hai mp song song nhau.
-GV mpABCD và mp DCC'D' được gọi là hai mặt phẳng cắt nhau.
Quan sát trả lời câu hỏi của GV
 A'B'//AB,AB nằm trong mặt phẳng
ABCD
 A'B' không nằm trong mặt phẳng ABCD.
HS là các đường thẳng AB,BC,CD,DA
HS lấy ví dụ thực tế
HS :
 +AB//A'B',CD//C'D' 
 +AB và CD nằm trong mp ABCD
 +A'B' và C'D' nằm trong mp A'B'C'D'
HS mp DCC'D'//mp ABB'A'.
HS 
Ví dụ :Trần nhà và sàn nhà
Hoạt động4.Củng cố
GV đưa hình vẽ để học sinh nêu các yếu tố đường thẳng song songnhau,mặt phẳng song song nhau,đường thẳng song song với mặt phẳng . ..
Cho HS làm BT 7 SGK 
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS cá nhân làm BT 7 
IV-Hướng dẫn về nhà. Làm BT 6,8 tr 100 SGK.Làm BT 7-12 SBT
V-Rút kinh nghiệm.
.
Tiết 57. Thể tích hình hộp chữ nhật
I-Mục tiêu:
-Bằng hình ảnh cụ thể cho HS nắm được các dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ,hai mặt phẳng vuông góc nhau.
-Hiểu được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhạt.
-Biết vận dụng công thức vào tính toán .
II-Chuẩn bị:
 GV: Mô hình hình hộp.Bảng phụ có bài toán.Thước thẳng phấn màu.
 HS : Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.Thước kẻ ,bút chì 
III-Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1.Kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đưa ra hình vẽ rồi đặt yêu cầu kiểm tra:
-HS1:Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có các vị trí tương đối nào?
 Lấy ví dụ minh hoạ trên hình vẽ
-HS2: Dẫn chứng cụ thể trên hình hộp chữ nhật để chứng tỏ các mệnh đề sau là sai:
 +Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cũng cắt đường thẳng kia.
 +Hai đường thẳng song song khi chúng không có điểm chung.
HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra của GV
HS1: -Cắt nhau 
 -Vuông góc nhau 
 -Chéo nhau
Hoạt động2.Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.Hai mặt phẳng vuông góc.
-GV hình ảnh ở trang 101SGK là hình ảnh của đường thẳng vuông góc với mặt phẳng(cọc nhảy vuông góc với mặt đất)
-GV đưa hình vẽ lên bảng để HS quan sát:
-GV hãy nhận xét về quan hệ của CC'vàD'C' ;CC' vàC'B' 
-GV đường thẳng CC' được gọi là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 9A'B'C'D')
-Thế nào là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng?
Tương tự như trên ta có đường thẳng CC' mp (ABCD).
-Vậy hai mặtn phẳng (ABCD) và (A'B'C'D') cùng vuông góc với đường thẳng CC' ta nói mặt phẳng (ABCD) mp(A'B'C'D')
-Vậy thế nào là hai mặt phẳng vuông góc?
-Hãy chỉ ra các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ,mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ở hình trên.
-Hãy nêu các ví dụ thực tế về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng , mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng.
GV yêu cầu HS làm ?2 SGK
GCV nhận xét cho điểm 
HS quan sát hình vẽ 
HS : CC'D'C' ; CC' C'B'
-HS : Đường thẳng vuông góc với một mặt khi nó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng đó.
-HS : Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi chúng cùng vuông góc với một đường thẳng
-HS trả lời tạichỗ yêu cầu của GV 
-HS thảo luận nêu các ví dụ thực tế
chẳng hạn "đường thẳng" góc nhà vuông góc với "mặt phẳng' sàn nhà
-HS làm ?2 
Hoạt động3.Thể tích của hình hộp chữ nhật.
Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật 
GV kiểm tra : em hiểu thế nào là ba kích thước của hình hộp chữ nhật
GV thể tích hình hộp chữ nhật còn được tình bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
HS tự tìm hiểu SGK rút ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là:
V= abc trong đó a,b,c là các kích thước của hình hộp chữ nhật.
Ba kích thước của hình hộp chữ nhật là chiều dài,chiều rộng ,chiều cao của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động4.Luyện tập.
-Thế nào là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng?
-Vậy thế nào là hai mặt phẳng vuông góc?
HS trả lời câu hỏi
IV-Hướng dẫn về nhà. Học thuộc các tính chất đã học.Làm BT10-17SGK
V-Rút kinh nghiệm.
..
Tiết 58. Thể tích hình hộp chữ nhật
I-Mục tiêu:
-Hiểu được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhạt.
-Biết vận dụng công thức vào tính toán .
II-Chuẩn bị:
 GV: Mô hình hình hộp.Bảng phụ có bài toán.Thước thẳng phấn màu.
 HS : Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.Thước kẻ ,bút chì 
III-Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1.Kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 cho hình vẽ
-Đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng ABCD?
 -Hãy kể tên hai mặt phẳng vuông góc với nhau ,hai mặt phẳng song song nhau. 
Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật,công thức tính thể tích hình lập phương.
 Hãy tính thể tích hình hộp chữ nhật với các kích thước như hình vẽ :
HS1: Kể tên các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ABCD
HS2: kể tên hai mặt phẳng vuông góc với nhau ,hai mặt phẳng song song nhau. 
HS3: Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương
HS3: 
V= BB’.BC.AB=2.5.8=80cm3 
Hoạt động2.Luyện tập.
Bài tập 11 SGK tr104
GV cho hai học sinh lên bảng làm bài mỗi học sinh làm một phần 
GV lưu ý HS tránh sai lầm:
 (do sử dụng sai T/C dãy tỉ số bằng nhau).
GV nhận xét cho điểm HS
Chữa bài tập 12 tr104 SGK
(GVđưa đề bài và hình vẽ lên bảngphụ)
Nêu công thức sử dụng chung và riêng
GV nhận xét cho điểm
Bài 15 tr 105 SGK.
(GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ)
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ:
 a)Thùng nước chưa thả gạch
 b)Thùng nước đã thả gạch
Khi chưa thả gạch ,nước trong thùng cách miệng thùng bao nhiêu dm?
 Nước dâng lên là do đâu?
 So với khi chưa thả gạch thể tích nước + gạch là bao nhiêu?
Em có tính được chiều cao của phần thể tích tăng thêm kia không? Muốn tính được em phải làm gì?
HS trình bày
a)Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật là a,b,c (cm) .ĐK: a,b,c>0
Có : a=3k , b=4k, c=5k
 V=a.b.c=480
 3k.4k.5k=480
 60k3=480
k3=8 hay k=2
Vậy a=6(cm) ; b=8(cm);c=10(cm)
b)Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau ,vậy diện tích mỗi mặt là 
 486:6=81(cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương là :
 a==9
Thể tích của hình lập phương là:
V=a3=93=729(cm2)
 HS điền số thích hợp vào ô trống.
AB
6
13
14
25
BC
15
16
23
34
CD
42
40
62
DA
40
45
75
75
Công thức:
AD2=AB2+BC2+CD2
AD=
 CD=
 BC=
 AB=
Một HS đọc đề toán 
HS quan sát hình vẽ,trả lời câu hỏi
 Khi chưa thả gạch nước cách miệng thùng là:7- 4=3(dm)
 Khi thả gạch thể tích tăng thêm đúng bằng thể tích của 25 viên gạch:
2.1.0,5.25=25(dm3)
 Diện tích đáy: 7.7=49(cm2)
Chiều cao nước dâng lên là :
 25:49=0,51(dm)
Vậy nước còn cách miệng thùng là
 7- 0,51 – 4 = 2,49(dm)
IV-Hướng dẫn về nhà. Học thuộc các tính chất đã học.Làm BT10-17SGK
V-Rút kinh nghiệm.
..
Tiết 59. Luyện tập
I-Mục tiêu:
-Rèn luyện khả năng nhận biết các đường thẳng song song với mặt phẳng ,đường thẳng vuông góc với mặt phẳng,hai mặt phẳng song song,hai mặt phẳng vuông góc
-Củng cố các công thức tính diện tích,thể tích ,đường chéo trong HHCN
II-Chuẩn bị .
 GV: Bảng phụ ghi bài tập.Thước thẳng ,phấn màu
 HS : ôn các dấu hiệu ,tính chất đã học ở bài trước,xem trước các bài tập ở nhà.
III-Hoạt động dạy học
Hoạt động1.Kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho HHCN ABCD A'B'C'D'
-Đường thẳngDD' vuông góc với những mặt phẳng nào?
-Mặt phẳng CC'B'B vuông góc với những mặt phẳng nào?
-Kể tên các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng AA'D'D
Thực hiện yêu cầu của GV
DD' vuông góc với các mặt phẳng (ABCD) và (A'B'C'D')
Hoạt động 2: Luyện tập
BT 13 SGK
Viết biểu thức tính diện tích theo các cạnh của hình hộp
Điền số thích hợp vào ô trống.
BT 14 SGK 
120 thùng nước tương ứng với thể tích nước là bao nhiêu?
Viết biểu thức tính chiều rộng của bể.
 Thể tích của 60 thùng nước là bao nhiêu?
 Sau hai lần đổ thể tích nước trong thùng là bao nhiêu,từ đó hãy cho biết thể tích của thùng?
BT 18 SGK
Để bò đươc từ A đến C’ Con kiến bò theo đường nào là ngắn nhất?
 Chiều dài đường ngắn nhất đó là bao nhiêu?
HS1:
 V= AB .AD . AA’
HS2: Điền vào ô trống(Đáp án đúng là các số in đậm)
Chiều dài
22
18
15
20
Chiều rộng
14
5
11
13
Chiều cao
5
6
8
8
Diện tích một đáy
308
90
165
260
Thể tích
1540
540
1320
2080
HS gíải:
 a) Thể tích của 120 thùng nước là:
 120.20 = 2400 dm3= 2,4 m3
 Chiều rộng của bể là:
 2,4:(2.0,8)= 1,5 (m)
 b) Thể tích của nước đổ thêm là:
 60.20 = 1200 dm3= 1,2 m3
Thể tích của thùng là:
 2,4 m3 + 1,2 m3 = 3,6 m3
Chiều cao thùng là:
 3,6: (2.1,5)= 1,2 (m)
HS:
 a)Đường ngắn nhất là :
 AC + CC’ hoặc AA’ +A’C’
 độ dài hai quảng đường trên là như nhau.
b) Giả sử kiến di theo đường 
AC + CC’
 Ta có CC’=2cm(đường cao hh)
 AC = 
Vậy quãng đường kiến đi là 2+5 =9cm
IV-Hướng dẫn về nhà. Xem lại các bài tập vừa làm.Làm các BT còn lại.
V-Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_55_den_59.doc