Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Kiểm tra chương I

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Kiểm tra chương I

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức chương I của học sinh.

- Kĩ năng: Kiểm tra kỹ năng vẽ hình chứng minh, tính toán, trình bày lời giải.

- Thái độ: Rèn tính độc lập tự giác làm bài.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Đề bài phô tô đến từng học sinh.

- Học sinh: Ôn tập kiến thức trong chương.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Kiểm tra chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn: 12.11.09
Ngày giảng:
Tiết 25. KiểM tra chương I
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức chương I của học sinh.
- Kĩ năng: Kiểm tra kỹ năng vẽ hình chứng minh, tính toán, trình bày lời giải.
- Thái độ: Rèn tính độc lập tự giác làm bài.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Đề bài phô tô đến từng học sinh.
- Học sinh: Ôn tập kiến thức trong chương.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Không.
3.Bài mới:	
Đề bài
I.Phần 1:Trắc nghiệm (4 điểm): 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):
Câu 1: Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai đường chéo bằng nhau là:
 A. Hình thang cân B. Hình chữ nhật
 C. Hình vuông D. Hình bình hành
Câu 2: Đường chéo của một hình vuông bằng 4cm. Cạnh của hình vuông đó bằng:
 A. cm	B.cm	C.2cm	D.8cm
Câu 3: Một hình vuông có cạnh bằng 5cm. Đường chéo của hình vuông đó bằng:
 A. 10cm	B. 2,5cm	C.9cm	D. cm
Câu 4: Không có hình bình hành nào có số đo hai góc là:
 	A. 300 và 1500	B. 400 và 500	
C. 600 và 12000	D. 550 và 1250
Câu 5: Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật khi:
A. ACBD 	B. AC// BD 
C. AC = BD	D. AC// BD và AC=BD
Câu 6: Cho hình thang ABCD (AB // CD), E, F lần lượt là trung điểm của AD và BC. Cho biết AB = 8 cm, CD = 20 cm. Khi đó EF bằng:
 A. 12cm	B. 6cm	C.14cm	D. 28 cm
Câu 7: Điền từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào chỗ để được câu trả lời đúng:
a)Tổng bốn góc của một tứ giác bằng 
b)Tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau là .
c)Một tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì tứ giác đó là .
d) Hình chữ nhật có hai đường chéo  là hình vuông.
II.Phần 2: Tự luận (6 điểm):
Câu 8: Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 8 cm, BC = 6 cm. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
Chứng minh rằng tứ giác EFGH là hình thoi.
Tính độ dài cạnh của hình thoi EFGH.
Câu 9: Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM. Kẻ MD và ME vuông góc với AB và AC.
Chứng minh tứ giác ADME là hình chữ nhật.
Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì thì ADME là hình vuông?
4.Củng cố: Thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra
- Đọc trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
đáp án và thang điểm:
I.Phần 1:Trắc nghiệm (4 điểm): 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
D
B
C
C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7: Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm.
3600.	b) hình thoi.	c) hình vuông.	d) vuông góc.
II.Phần 2: Tự luận (6 điểm):
Câu 8 (3,5 điểm):Vẽ hình, viết GT, KL đúng được 0,5 điểm.
GT
Hcn ABCD, AB = 8 cm, BC = 6 cm.
E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
KL
EFGH là hình thoi
EF = ?
A
B
C
F
G
D
H
E
Giải:
a) (1,5 đ) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 8 cm, AD = BC = 6 cm. Vì E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA (GT) nên ta có: 
AE = EB = GC = GD = 4cm; AH = HD = BF = FC = 3cm.
Dễ thấy các tam giác AHE, DHG, CFG, BFE bằng nhau từng đôi một (c.g.c). 
Vậy HE = HG = FG = FE (các cạnh tương ứng).
Tứ giác EFGH có 4 cạnh bằng nhau nên là hình thoi (theo định nghĩa).
b) (1 đ)áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông EFB ta có:
=> EF = 5 cm.
Câu 9 (2,5 điểm): Vẽ hình, viết GT, KL đúng được 0,5 điểm.
GT
ABC (), trung tuyến AM.
MDAB, MEAC.
KL
a)ADME là hình chữ nhật
b)Tìm điều kiện của ABC để ADME là hình vuông?
B
D
A
E
C
M
Giải:
(1 đ) Tứ giác ADME có :
(ABC vuông tại A); ( MDAB); ( MEAC) nên là hình chữ nhật (theo dấu hiệu 1).
(1 đ) Muốn hình chữ nhật ADME là hình vuông ta phải có AM là đường phân giác góc A, mà AM là đường trung tuyến của tam giác ABC. Vậy tam giác ABC phải là tam giác cân tại A.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_25_kiem_tra_chuong_i.doc