Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I (Bản 2 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết).

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.

- Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, com pa

- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương, trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110. Thước thẳng, bảng nhóm, com pa.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.

3.Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 6.11.09
Ngày giảng:
Tiết 24. ôn tập chương I
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết).
- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, com pa
- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương, trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110. Thước thẳng, bảng nhóm, com pa.
iii. các phương pháp dạy học:
- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
3.Bài mới:	
Hoạt động 1.
1.Ôn tập lí thuyết
Giáo viên treo bảng phụ có sơ đồ câm biểu diễn các tứ giác, cho học sinh định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đó.
* Định nghĩa các loại tứ giác đã học.
* Tính chất các loại tứ giác đã học.
* Dấu hiệu nhận biết.
Hoạt động 2.
2. Bài tập.
- Vẽ hình, ghi GT, KL?
GT
Tứ giác ABCD: AE = EB, BF = FC
CG = GD, AH = HD
KL
Tìm điều kiện của AC và BD để :
a) EFGH là hình chữ nhật 
b) EFGH là hình thoi.
c) EFGH là hình vuông
- Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm, giáo viên gọi đại diện một nhóm đứng tại chỗ trả lời.
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
a) EFGH là hình chữ nhật
Hbh EFGH có một góc vuông ()
EFEH
Đã có EF//AC và EH//BD
ACBD
b) EFGH là hình thoi
Hbh EFGH có EF = EH
Đã có EF =AC, EH =BD
AC = BD
c) Hbh EFGH là hình vuông khi nào?
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết GT, KL?
GT
ABC,=900; trung tuyến AM 
AD = DB; E đối xứng với M qua D
BC = 4 (cm)
KL
a) E đối xứng với M qua AB
b) AEMC; AEBM là hình gì? vì sao?
c) Chu vi tứ giác AEBM = ?
d)ABC có đk gì thì AEBM là hình vg?
E đối xứng với M qua AB
AB là đg trg trực của EM
AB EM và ED = DM
DM là đường TB của ABC
E đối xứng với M qua D (gt)
- AEMC; AEBM là hình gì? vì sao?
- Chu vi hình thoi AEBM?
- ABC có đk gì thì AEBM là hình vg?
BT 88 (SGK - 111):
 Giải:
Xét ABC có EF là đường TB
 ; EF // AC (1)
Xét ADC có HG là đường TB 
 , HG // AC (2)
Từ (1), (2) EF = GH; EF // GH
 tứ giác EFGH là hình bình hành 
a) Hbh EFGH là hình chữ nhật khi nó có 1 góc vuông hay EFEH
Mà EF//AC và EH//BD do đó khi ACBD
thì EFEH 
Vậy khi ACBD thì EFGH là hình chữ nhật
b) Hbh EFGH là hình thoi khi EF = EH
Mà EF =AC, EH =BD
Do đó khi AC = BD thì EF=EH
Vậy khi AC = BD thì EFGH là hình thoi
c) Hbh EFGH là hình vuông khi EFEH và EF = EH
Theo phần a) và b) thì:
ACBD thì EFEH
AC=BD thì EF = EH
 Vậy ACBD và AC=BD thì Hbh EFGH
là hình vuông.
BT 89 (SGK - 111):
 Chứng minh
a) Vì E đx với M qua D => ED = DM (1)
Ta có: M, D là TĐ của BC, AB (gt)
=> DM là đường TB của ABC 
=> DM//AC mà => ABDM
 Hay AB EM (2)
Từ (1) và(2) =>AB là đg trg trực của EM
Hay E đối xứng với M qua AB (đpcm).
b) * Ta có: EM /AC, EM=AC (= 2DM) =>AEMC là hbh
* Tứ giác AEBM có 2 đ/c cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường => AEBM là hbh
Mà AEBM có ABEM => AEBM là hthoi
c) BC = 4 (cm) => BM = 2 (cm). Chu vi hình thoi AEBM bằng BM.4 = 2.4 = 8 (cm).
d) Hình thoi AEBM là hình vuông EM=AB AB = AC.
Vậy nếu tam giác ABC vuông có thêm điều kiện AB = AC (tam giác ABC vuông cân tại A) thì AEBM là hình vuông.
4.Củng cố:
Kết hợp trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn tập lại các kiến thức trong chương.
 - Xem lại các dạng bài tập trong chương.
 - Giờ sau kiểm tra một tiết.
rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_24_on_tap_chuong_i_ban_2_cot.doc