Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập (Bản 3 cột)

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng Thái độ

Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức trong chương. Cụ thể:

Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Rèn luyện và khắc sâu cho học sinh kỷ năng:

Vận dung các kiến thức về các tứ giác để giải các bài tập:

-Dạng tính toán

-Nhận biết hình

-Chứng minh hình học

-Tìm điều kiện của hình *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng hợp

*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

-Tính linh hoạt

-Tính độc lập

*Mặt khác làm cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 23: Luyện tập (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
23
Ngày: 25/11/04
LUYỆN TẬP
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Thái độ
Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức trong chương. Cụ thể:
Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Rèn luyện và khắc sâu cho học sinh kỷ năng:
Vận dung các kiến thức về các tứ giác để giải các bài tập:
-Dạng tính toán
-Nhận biết hình
-Chứng minh hình học
-Tìm điều kiện của hình 
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập
*Mặt khác làm cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh.	
 	B. Phương pháp: Luyện tập
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên
Học sinh
-Bảng phụ vẽ sơ đồ nhận biết các loại tứ giác(SGV/152)
-SGK + Thước + Compa
-Ôn tập các kiến thức đã học trong chương
-Dụng cụ học tập: Thước, compa, giấy nháp
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định lớp: (1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Ôn tập : (30')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
15'
HĐ1:Hệ thống kiến thức 
GV: Treo sơ đồ nhận biết các loại tứ giác và yêu cầu học sinh phát biểu thành lời theo chỉ dẫn của chiều mũi tên và sự chỉ định của thầy
Ví dụ: Khi GV chỉ vào hình thang: Học sinh phải phát biểu được: Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song.
HS: Học sinh phát biểu đúng
Sơ đồ trên bảng phụ
5'
HĐ2: Bài tập 87 sgk/111
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
HS: a) ..các hình bình hành
HS: b)các hình bình hành
HS: c) các hình vuông
GV: Nhận xét
 Hình thang - Hình bình hành 
Hình chữ nhật Hình vuông
 Hình thoi 
15'
HĐ3:Bài tập 89 sgk/111 
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình nêu gt, kl
HS: Vẽ hình, nêu gt, kl như phần nội dung
GV: E đối xứng với M qua AB khi nào ?
HS: AB là đường trung trực của ME
GV: ME có quan hệ gì với AC?
HS: DB = DA(1) và MB = MC nên DM//AC hay EM//AC
GV: Từ đó suy ra AB có quan hệ gì với EM ?
HS: AB^AC mà EM//AC nên AB^EM(2)
GV: Từ (1) và (2) suy ra: AB là đường trung trực của EM hay điểm E đối xứng với M qua AB
GV: Tứ giác EBMA là hình gì?
HS: Tứ giác EBMA có AB vuông góc với nhau tại trung điểm D của chúng. Nên EBMA là hình thoi.
GV: Tứ giác AEMC là hình gì?
HS: EM//AC và AE//MC nên AEMC là hình bình hành
GV:Chu vi AEBM bằng bao nhiêu nếu BC = 4cm?
HS: Chu vi AEBM = 4. .BC = 4. .4 = 8 cm
GV: Tam giác ABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông ?
HS1: AEBM là hình vuông nếu EM = AB. Suy ra tam giác ABC vuông cân tại A
HS2: AEBM là hình vuông nếu BM^AM. Suy ra AM vừa là đường trung tuyến, đường cao nên tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A
GV: Nhận xét
Bài 89sgk/111
Giả thiết
DABC vuông tại A
MB = MC
DA = DB
E là điểm đối xứng với M qua D
Kết luận
a) E là điểm đối xứng với M qua AB
b) AEBM, AEMC là hình gì ?
c) Cho BC = 4cm. Hỏi chu vi AEBM là bao nhiêu ?
d) DABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông ?
B
D
C
A
M
E
	IV. Củng cố:(5')
	GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 88,90 sgk/111
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà(4')
	1. Trả lời: các câu hỏi phần ôn tập
	2. Làm bài tập: 
Cho tam giác ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) Tứ giác AMCK à hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác AKMB là hình gì?Vì sao ?
c) Tìm điều kiện của DABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
3.Tiết sau kiểm tr 45'

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_23_luyen_tap_ban_3_cot.doc