Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

-Kiến thức:Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.

-Kĩ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.

-Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài tập chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên:Compa; êke; bảng phụ.

-Học sinh:Compa; êke.

III.Tiến trình dạy học:

 1.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT:22	HÌNH VUÔNG.
I.Mục tiêu:
-Kiến thức:Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
-Kĩ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.
-Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài tập chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Compa; êke; bảng phụ.
-Học sinh:Compa; êke.
III.Tiến trình dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ:
	Vẽ hình chữ nhật, hình thoi.
	Các câu sau đúng hay sai?
Hình chữ nhật là hình bình hành.
Hình chữ nhật là hình thoi.
Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau.
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là các đường phân giác các góc của hình chữ nhật.
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi.
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Đặt vấn đề: Có tứ giác nào vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi ?
	GV giới thiệu bài học.
	2.Dạy học bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Nội dung.
1.Định nghĩa:
H:Tứ giác ABCD trên hình là hình vuông.Vậy hình vuông là tứ như thế nào ?
H:Tứ giác ABCD là hình vuông khi nào ?
H:Vậy hình vuông có phải là hình chữ nhật ? có phải là hình thoi ?
TT:Hình vuông vừa là hình chữ nhật,vừa là hình thoi và đương nhiên là hình bình hành.
2.Tính chất:
H:Theo em hình vuông có những tính chất gì ?
H:Đường chéo hình vuông có những tính chất gì ?tại sao?
(dựa vào tính chất của hình nào ?)
Củng cố:Bài 79 a trang 108
3.Dấu hiệu nhận biết:
H:Hình chữ nhật có thêm điều kiện gì thì trở thành hình vuông?
H:Hình thoi có thêm điều kiện gì để là hình vuông?
Giáo viên cho học sinh đọc các dấu hiệu nhận biết hình vuông
TT:Các tính chất trên các em về nhà chứng minh 
H:Một tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi có là hình vuông không?
Giáo viên cho học sinh đọc nhận xét sgk
Củng cố cho học sinh làm ? 2 
Bài 81 sgk trang 108
HS phát biểu định nghĩa
 và
AB=BC=CD=DA
HS trả lời ..
TL:Hình vuông có các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
TL:
HS lên bảng tính
AC=
TL
TL: Có
Đọc
TL:a; c; d là hình vuông
1.Định nghĩa:SGK.
Tứ giác ABCD là hình vuông khi:
 và
AB =BC =CD =DA
Nhận xét:
-Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau
-Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng nhau.
-Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
2.Tính chất:
Hình vuông có tất cả cáctính chất hình chữ nhật, hình thoi.
? 1
Hai đường chéo của hình vuông:
-Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
-Bằng nhau
-Vuông góc với nhau.
-Là đường phân giác các góc của hình vuông.
3.Dấu hiệu nhận biết:
1)HCN có hai cạnh kề bằng nhau.
2)HCN có hai đường chéo vuông góc
3)HCN có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông 
4)Hình thoi có một góc vuông
5)Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Bài 81 trang 108:
Tứ giác AEDF có:
Do đó AEDF là hình chữ nhật.
Có AD là phân giác của 
Vậy AEDF là hình vuông.
4.Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Bài tập về nhà:79b , 80, 82 trang 108 sgk
- Hướng dẫn bài 82:
	Chứng minh EFGH là hình thoi(EF=FG=GH=HE)
	Có là hình vuông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_22_hinh_vuong_chuan_kien_thu.doc