Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Năm học 2012-2013

Hoạt động 1: Vào bài

GV: liên hệ qua bài kiểm tra miệng để học hình thấy đưỡc thế nào hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng

Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:

GV chỉ vào hình vẽ giới thiệu: Trong hình trên A là điểm đối xứng của B qua d và ngược lại.

GV: vậy khi nào điểm A và điểm B gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d?

HS: khi d là đường trung trực của đạon thẳng AB

GV: vậy hai điểm thế nào thì gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d?

GV: nếu điểm A nằm trên đường thẳng d thì theo em điểm B nằm ở đâu?

HS: điểm B nằm trên đường thẳng b và trùng với A

Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu phần quy ước ở SGK.

Hoạt động 3: Hai hình đối xứng

Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ?2

GV: theo em thì A, C và B có quan hệ thế nào với nhau?

HS: thẳng hàng

Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước thẳng để kiểm tra

GV: hai đoạn thẳng AB và AB đối xứng nhau qua đường thẳng d.

GV: vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d?

- Học sinh phát biểu định nghĩa.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6	Tiết 10	ĐỐI XỨNG TRỤC
Tuần dạy: 5
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
+ Biết được khái niệm “đối xứng trục” 
+ Biết thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một trục
+ Biết thế nào là một trục đối xứng của một hình, thế nào là một hình có trục đối xứng
+ Biết trục đối xứng của hình thang cân
Kỹ năng: 	
+ HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng.
+ Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một trục, nhận biết được hình có trục đối xứng đơn giản trong toán học và trong thực tế.
1.3 Thái độ:	Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình, nhanh nhẹn và cẩn thận .
2. TRỌNG TÂM
	Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hình có trục đối xứng
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: thước thẳng, êke bảng phụ hình ?4
3.2 HS: SGK, thước thẳng, compa, ôn định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng
4. TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 8A2	
Kiểm tra miệng
 Câu hỏi: Hãy vẽ đoan thẳng AB bằng 4 cm và vẽ đường trung trực của đoạn thẳng này (8đ)
Khi d là đường trung trực của AB thì A và B có quan hệ thế nào qua đường thẳng d? (2đ)
Trả lời:
d là đường trung trực của AB ta nói A đối xứng với B qua d
Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ 
HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
GV: liên hệ qua bài kiểm tra miệng để học hình thấy đưỡc thế nào hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng
Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
GV chỉ vào hình vẽ giới thiệu: Trong hình trên A là điểm đối xứng của B qua d và ngược lại.
GV: vậy khi nào điểm A và điểm B gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d?
HS: khi d là đường trung trực của đạon thẳng AB
GV: vậy hai điểm thế nào thì gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d?
GV: nếu điểm A nằm trên đường thẳng d thì theo em điểm B nằm ở đâu?
HS: điểm B nằm trên đường thẳng b và trùng với A
Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu phần quy ước ở SGK.
Hoạt động 3: Hai hình đối xứng 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ?2
GV: theo em thì A’, C’ và B’ có quan hệ thế nào với nhau?
HS: thẳng hàng
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước thẳng để kiểm tra
GV: hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
GV: vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d?
- Học sinh phát biểu định nghĩa.
- GV: đường thẳng d gọi là trục đối xứng
- GV giới thiệu về hai đoạn thẳng, hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác, hai hình H và H’ đối xứng qua trục đối xứng d.
- Giáo viên nêu chú ý.
Hoạt động 4: Hình có trục đối xứng
 GV cho HS thực hiện ?3
GV: Hình đối xứng với cạnh AB qua AH là cạnh nào?
 GV: đối xứng với cạnh AC qua AH là cạnh nào?
GV: đối xứng với B qua AH là đỉnh nào? 
HS: C
GV: đối xứng với C qua AH là đỉnh nào?
- HS: B
- GV: vậy đối xứng với BC qua AH là đoạn thẳng nào?
- GV: ta nói AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC vì các điểm đối xứng của tam giác ABC đều nằm trên tam giác ABC
- GV: vậy khi nào đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H?
- Học sinh phát biểu định nghĩa.
GV cho HS thực hiện ?4/86/sgk
- Chữ cái in A có 1 trục đối xứng.
- Tam giác đều ABC có 3 trục đối xứng.
- Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng.
GV đưa tấm bìa hình thang cân ABCD (AB // CD)hỏi: hình thang cân có trục đối xứng không? là đường nào?
- GV: hình thang cân có trục đối xứng không?
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
?1.
A đối xứng với B qua d
Hai điểm được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d, nếu d là dường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Quy ước: Nếu B thuộc d thì điểm đối xứng B qua d chính là B (B trùng với B’).
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
?2.
Định nghĩa:
Hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại
Đường thẳng d là trục đối xứng của hai hình đó.
Chú ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3-Hình có trục đối xứng:
?3.
- Hình đối xứng với cạnh AB qua đường cao AH là cạnh AC.
- Hình đối xứng với cạnh AC qua đường cao AH là cạnh AB.
- Hình đối xứng của cạnh BC qua AH là đoạn CB 
Định nghĩa:
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H
?4.
- Chữ cái A có 1 trục đối xứng
- Tam giác đều có ba trục đối xứng
- Đường tròn có vô số trục đối xứng.
Định lý: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.	
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
Bài 36/ 87SGK
Bài 36/ 87SGK
	a) Vì B đối xứng với A qua Ox nên OB = OA
	Vì C đối xứng với A qua Oy nên OC = OA
	Vậy: OB = OC
	b)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này:
+Nắm vững thật chắc các định nghĩa hai điểm đối xứng, trục đối xứng.
+Nhận biết trục đối xứng của các hình.
+Xem lại nội dung vở ghi.
+ Làm bài tập 36, 38, sgk.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Chuẩn bị tiết sau luyện tập
+Mang thước êke, compa.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khắc phục 	

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh t10.doc