Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

- GV: treo tranh (bảng phụ)

-GV: Trong các hình trên mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD & DA.

Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một ĐT

- Ta có H1 là tứ giác, hình 2 không phải là tứ giác.

- GV: Chốt lại & ghi định nghĩa

- GV: giải thích: 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó đoạn đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ 4.

+ 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng.

+ Cách đọc tên tứ giác phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng như: ABCD, BCDA, ADBC

+Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác.

+ Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác.

-GV: Hãy lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạch của tứ giác ở H1 rồi quan sát

- H1(a) luôn có hiện tượng gì xảy ra ?

- H1(b) (c) có hiện tượng gì xảy ra ?

- GV: Bất cứ đương thẳng nào chứa 1 cạnh của hình H1(a) cũng không phân chia tứ giác thành 2 phần nằm ở 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó gọi là tứ giác lồi.

- GV đưa ra định nghĩa tư giác lồi trên bảng phụ

+ Trường hợp H1(b) & H1 (c) không phải là tứ giác lồi

- GV nhấn mạnh định nghĩa và chú ý SGK.

- Cho HS làm ?2.

- GV đưa ra các định nghĩa: Đỉnh kề, đối, cạnh kề, cạnh đối.

 

doc 84 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2011
Ngày giảng: 20/08/2011
Chương I: - TỨ GIÁC
Tiết 1: § 1. TỨ GIÁC
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- HS hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. Biết định lý về tổng các góc của một tứ giác
	2. Kỹ năng
	- HS vận dụng được định lý về tổng các góc của một tứ giác.
	3. Thái độ
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học
	1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng
	2. Học sinh: Thước thẳng, Sgk.
III. Tổ chức giờ học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động/mở bài(3’)
- GV: giới thiệu chương I.
Ở lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về tam giác, lên lớp 8 chúng ta sẽ học tiếp về tứ giác, đa giác. ở chương I này chúng ta đi tìm hiểu về các khái niệm, tính chất khái niệm, cách nhận biết nhận dạng hình với các nội dung (GV yêu cầu HS giở Sgk phằn phụ lục và đọc nội dung phần phụ lục của môn hình học)
- HS nghe GV giới thiệu và đọc nội dung của chương I phần hình học.
Hoạt động 1: Định nghĩa (20’)
- Mục tiêu: HS hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
- Đồ dùng: Bảng phụ
- GV: treo tranh (bảng phụ)
-GV: Trong các hình trên mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD & DA.
Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một ĐT
- Ta có H1 là tứ giác, hình 2 không phải là tứ giác. 
- GV: Chốt lại & ghi định nghĩa 
- GV: giải thích: 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó đoạn đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ 4.
+ 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng.
+ Cách đọc tên tứ giác phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng như: ABCD, BCDA, ADBC 
+Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác.
+ Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác.
-GV: Hãy lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạch của tứ giác ở H1 rồi quan sát
- H1(a) luôn có hiện tượng gì xảy ra ?
- H1(b) (c) có hiện tượng gì xảy ra ?
- GV: Bất cứ đương thẳng nào chứa 1 cạnh của hình H1(a) cũng không phân chia tứ giác thành 2 phần nằm ở 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó gọi là tứ giác lồi.
- GV đưa ra định nghĩa tư giác lồi trên bảng phụ
+ Trường hợp H1(b) & H1 (c) không phải là tứ giác lồi
- GV nhấn mạnh định nghĩa và chú ý SGK.
- Cho HS làm ?2.
- GV đưa ra các định nghĩa: Đỉnh kề, đối, cạnh kề, cạnh đối.
1. Định nghĩa
- HS: Quan sát hình & trả lời
- Các HS khác nhận xét
 H1(a) H2(b) 
 H1(c) H1(d)
* Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
* Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.
Định nghĩa tứ giác lồi
- HS làm theo yêu cầu của GV và trả lời
* Định nghĩa: (sgk)
* Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi
?2.
a) Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A
 Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D.
b) Đường chéo: AC, BD.
c) Hai cạnh kề nhau: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB.
Hai cạnh đối nhau: AB và CD, AD và BC.
d) Góc : 
Hai góc đối nhau:và ; và 
e) Điểm nằm trong tứ giác: M, P.
 Điểm nằm ngoài tứ giác: Q, N.
+ Hai đỉnh thuộc cùng một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau
+ hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau
+ Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau
+ Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau - Điểm nằm trong M, P điểm nằm ngoài N, Q
Hoạt động 2: 2. Tổng các góc của một tứ giác (7’)
- Mục tiêu: HS biết định lý về tổng các góc của một tứ giác
- Đồ dùng: Thước kẻ, thước đo góc.
GV y/c HS làm ?3
- Tổng các góc trong 1 D bằng bao nhiêu độ?
- Vậy tổng các góc trong 1 tứ giác có thể bằng bao nhiêu độ? Giải thích?
- GV: có thể cho HS dùng thêm thước đo góc để kiểm tra
- Nêu định lí về tổng các góc của 1 tứ giác dưới dạng GT, KL.
- Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác.
- GV: Nhấn mạnh, chốt lại định lý và giải thích ý nghĩa của định lý
2. Tổng các góc của một tứ giác
?3 
- 1800.
- Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 vì vẽ đường chéo AC có 2 D:
 DABC có: 
 D ADC có: 
Nên tứ giác ABCD có:
Hay : 
GT
Tứ giác ABCD.
KL
- Hai đường chéo của tứ giác cắt nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập (13’)
- Mục tiêu: HS hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. vận dụng được định lý về tổng các góc của một tứ giác.
- Đồ dùng: bảng phụ ghi nội dung bài tập
- GV: cho HS làm bài tập
Bài 1 . (Đề bài ghi ở bảng phụ)
- GV: Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn hoặc đều tù, hoặc đều vuông không?
3.Luyện tập 
HS trả lời miệng bài tập 1.
 Bài 1:
a) x = 3600 - (1100 + 1200 + 800) = 500.
b) x = 3600 - (900 + 900 + 900) = 900.
c) x = 1150.
d) x = 750.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (2’)
* Tổng kết:
(?) Phát biểu định lý về tổng các góc của tứ giác.
* Hướng dẫn học tập ở nhà
 - Học thuộc các định nghĩa, định lý trong bài.
- CM được định lý tổng các góc của một tứ giác.
- Làm bài tập 2, 3, 4, 5 ; 2, 9 .
	* Chú ý : T/c các đường phân giác của tam giác cân
* HD bài 4: Dùng com pa & thước thẳng chia khoảng cách vẽ tam giác có 1 cạnh là đường chéo trước rồi vẽ 2 cạch còn lại
- Đọc bài “có thể em chưa biết” giới thiệu về Tứ giác long xuyên tr68 Sgk.
Ngày soạn: 25/08/2011
Ngày giảng: 26/08/2011
Tiết 2: § 2. HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết đinh nghĩa hình thang, hình thang vuông
	- Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông.
	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông để giải các bài tập về tính toán và chứng minh giản đơn.
	3. Thái độ:
	- Rèn tư duy suy luận, sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Thước thẳng , bảng phụ, ê ke, thước đo góc. Bảng phụ.
	2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, ê ke.
III. Tổ chức giờ học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động/mở bài(5’)
HS1: ? Vẽ tứ giác lồi ABCD, chỉ ra các yếu tố của nó.
 HS2: 1) Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác và tìm x trong hình bên.
650
550
x
1150
 2) Cộng tổng các góc trong cùng phía và cho biết tứ giác trên có đặc điểm gì?
- Hai HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS1: vẽ tứ giác và chỉ ra các yếu tố của tứ giác.
- HS2: Phát biểu định lý và tìm x:
x = 360o – (115o + 65o + 55o)
 = 125o
Góc trong cùng phía đều có tổng bằng 180o. tứ giác trên có hai cạnh song song.
Hoạt động 1: 1 Định nghĩa (20’)
- Mục tiêu: Biết đinh nghĩa hình thang, Biết cách vẽ hình thang
- Đồ dùng: bảng phụ, thước kẻ, phấn màu
-GV bổ xung các đỉnh A, B, C, D vào tứ giác trên.
? Nêu nhận xét gì về vị trí 2 cạnh đối AB và CD của ¯ABCD.
 Gv giới thiệu đó là hình thang
? Vậy theo em thế nào là hình thang .
- Gv giới thiệu các yêu tố của hình thang
- Gv treo bảng phụ bài tập ?1 (hình 15ª, b, c lên bảng phụ)
- Cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
? Để nhận biết được đâu là hình thang ta làm như  thế nào.
? Muốn có nhận xét về 2 góc kề một cạnh bên của hình thang ta làm thế nào.
? Nêu cách vẽ một hình thang.
- GV chốt lại đ/n hình thang.
- GV treo bảng phụ bài tập ?2 
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong bài.
? Để c/m: AD = BC, AB = CD ta làm ntn
? Để c/m: DABC = DCDA (g.c.g)
 Nối A với C, c/m: 2 cặp góc so le trong bằng nhau.
? T.tự HS nêu cách chứng minh câu b
- Gv và HS dới lớp nhận xét, sửa sai
? Qua bài tập trên em có nhận xét gì
- GV: chốt lại kiến thức của phần 1.
A
B
cạnh đáy
cạnh
bên
D
H
C
cạnh
bên
cạnh đáy
1.Định nghĩa: Sgk
- HS: nêu ý hiểu của mình (định nghĩa)
- HS: vẽ hình và ghi các yếu tố vào hình vẽ
?1 Sgk/tr69
- HS: có cặp cạnh đối diện song song...
a/ Các ¯ ở hình a và hình b là hình thang, ¯ ở hình c không là hình thang.
b/ Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
 ?2 
a/ Kẻ đường chéo AC.
Do AD // BC ( slt)
Do ABCD là hình thang AB // CD ( slt)
Xét DABC và DCDA có: ;AC chung ; DABC = DCDA (g.c.g) AD = BC, AB = CD
HS chứng minh tương tự phần b.
Nhận xét (Sgk/tr70)
Hoạt động 2: 2. Hình thang vuông (7’)
- Mục tiêu: Biết định nghĩa hình vuông, Biết cách vẽ hình thang vuông.
- Đồ dùng: Thước kẻ
GV vẽ hình 18 trên bảng.
? Hình thang trên có đặc điểm gì đặc biệt Gv giới thiệu đó là hình thang vuông
? Thế nào gọi là hình thang vuông . 
? Vậy để chứng minh 1 tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì ? Hình thang vuông cần chứng minh điều gì. 
- GV: nhấn mạnh lại định nghĩa hình thang vuông để chôt lại vấn đề. 
A
B
D
C
2. Hình thang vuông
HS: .
* Định nghĩa: (Sgk/tr70)
- HS trả lời(đ/n SGK tr70)
- HS: - Chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song.
- Cần chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song và có một góc bằng 900.
Hoạt động 3: 3. Luyện tập (10’)
- Mục tiêu: Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông để giải các bài tập về tính toán và chứng minh giản đơn.
- Đồ dùng: Bảng phụ
- GV: đưa đề bài bài tập số 7 lên bảng phụ. Yêu cầu HS cả lớp làm sau đó gọi học sinh làm miệng tại chỗ
- GV: vừa kiểm tra vừa sửa sai luôn cho HS.
3. Luyện tập
Bài 7 (Sgk/tr71)
a) ABCD là hình thang đáy AB ; CD 
Þ AB // CD.
Þ x + 800 = 1800
 y + 400 = 1800 (2 góc trong cùng phía).
Þ x = 1000 ; y = 1400.
b) ABCD là hình thang đáy AB; CD 
Þ AB // CD
Þ y = 50o (2 góc slt)
Þ x = 70o (2 góc đồng vị)
c) ABCD là hình thang đáy AB; CD 
Þ AB // CD
Þ x + 900 = 1800
Þ x = 90o (2 góc trong cùng phía bù nhau)
Þ x + 650 = 1800
Þ x = 115o (2 góc trong cùng phía bù nhau)
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (3’)
	* Tổng kết: 
	- GV cho HS phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, nêu cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
	* Hướng dẫn học tập ở nhà:
	- Nắm vững các kiến thức cơ bản về hình thang và hình thang vuông. Xem lại các ví dụ và các bài tập đã làm ở lớp. Làm các BT 8, 9 (SGK tr71) và BT 11, 12, 13, 14, 16 (SBTtr 62). 
	- HD Bài 8 (SGK tr 71) : ABCD là hình thang AB//CD
kết hợp tìm được các góc của hình thang. Chuẩn bị tiết 3 " Hình thang cân "
Ngày soạn: 26/08/2011
Ngày giảng: 27/08/2011
Tiết 3: § 3. HÌNH THANG CÂN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Biết định nghĩa hình thang cân, biết các tính chất của hình thang cân, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Biết cách vẽ hình thang cân.
	2. Kỹ năng:
	- Biết vận dụng định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân để giải các bài tập về tính toán và chứng minh giản đơn.
	3. Thái độ:
	- Rèn tư duy suy luận, sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Thước thẳng , bảng phụ, ê ke, thước đo góc. Bảng phụ.
	2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, ê ke.
III. Tổ chức giờ học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động/mở bài(6’)
- GV nêu yêu cầu kiểm tra
- HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
 Nêu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song, hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau.
- HS2: Chữa bài tập 8 .
Hình thang ABCD (AB // CD.) ... p (13’)
- Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính diện tích tam giác
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng , compa, eke. Bảng phụ ghi hình 128; 129; 130.
HS làm bài 16 (Sgk/tr121).
+Bài 16. Cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời: 
 nhóm 1-2 : hình 128;
 nhóm 3-4: hình 129;
 nhóm 5 - 6 : hình 130.
-> Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. 
* GV nhấn mạnh cho HS thấy bài 16 có nhiều cách giải thích.
* KL: Sau khi HS làm xong GV soát lại bài toán. chốt lại kiến thức: Đối vơi một tam giác ta có thể áp dụng một trong hai công thức tính diện tích tam giác để tính.
GV tiếp tục cho HS làm bài tập số 18 Sgk/tr121
Gv chốt lại : Nếu 2 tam giác có các cạnh tỉ lệ và có cùng chiều cao tương ứng với cạnh đó thì diện tích chúng có cùng tỉ lệ như thế
Đặc biệt : Đườngtrung tuyến của tam giác chia tam giác đó thành 2 tam giác có diện tích bằng nhau
Bài 16: (Sgk/tr121). 
 * Hình 128, 129, 130: 
 Shcn = a.h 
 SD = a.h 
 Vậy: SD = Shcn
A
B
C
M
H
Bài 18 (Sgk/tr121).
GT
DABC, MB=MC
AH^BC
KL
SAMB = SAMC
Þ SAMB = SAMC
mà BM = MC (gt)
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (2’)
	* Tổng kết
	(?) Qua bài học hôm nay các em cần nắm được những kiến thức gì
- HS trả lời và ghi nhớ.
-GV chốt lại toàn bài.
* Hướng dẫn học tập ở nhà
- Nắm vững các kt về diện tích hình chữ nhật, diện tích tam giác .
- Vận dụng vào làm bài tập 18 đến 21 (SGK tr 122).
- HD bài 19 : Tính diện tích từng tam giác rồi so sánh.
- Tiết 29: "Luyện tập. "
Ngày soạn: 05/12/2011. 
Ngày giảng: 10/12/2011.
Tiết 30. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức
 	- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về diện tích tam giác.
	2. Kỹ năng
 	- HS áp dụng tương đối thành thạo các công thức đã học vào tính diện tích. Vẽ những hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác cho trước.
	3. Thái độ 
	- Kiên trì, cẩn thận vẽ hình và chứng minh bài toán hình. Có thái độ trung thực, tự giác hăng hái học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 	1. Giáo viên: Thước thẳng , compa, eke. Bảng phụ ghi hình 133; 135 .
 2. Học sinh: Ôn về kiến thức về diện tích tam giác , thước thẳng, compa, eke. 
III. Tổ chức giờ học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
* Khởi động/ mở bài
- Giáo viên nêu câu hỏi. 
HS1: ? Nêu công thức tính diện tích tam giác. Tính diện tích tam giác có cạnh là 3 cm và đường cao là 2 dm.
HS2: ? Làm bài tập 19 SGK tr 122. (Hình vẽ trên bảng phụ).
* HS nhận xét, GV đánh giá nhận xét và ĐVĐ vào bài mới.
2 HS trả lời trên bảng. 
HS1: SD = a.h 
 (Trong đó: a là... , h là......) 
 SD = a.h = . 3 . 20 = 30 (cm2) HS2: a) SD1 = SD3 = SD6 = 4 (ĐV dt) 
 b) Hai ∆ bằng nhau chưa chắc đã bằng nhau
Hoạt động 1: Luyện tập (35 phút) 
- Mục tiêu: HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về diện tích tam giác. HS áp dụng tương đối thành thạo các công thức đã học vào tính diện tích. Vẽ những hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác cho trước.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, compa, eke. Bảng phụ ghi hình 133; 135.
Bài 21: (Sgk /tr 122).
(?) Đề bài cho gì? Yêu cầu gì?.
(?) Qua giả thiết đã cho, em có nhận xét gì về dạng bài toán này?.
- HS: Tính diện tích các hình. 
(?) Để tính x trong hình ta làm ntn?.
(ABCD là hình chữ nhật. EH ^ AD, EH = 2, BC = 5 , SABCD = 3SAED ) 
 Ý 
(?) Tính SABCD ; SAED thay vào SABCD = 3SAED. 
(?) Hãy nêu cách tính SABCD và SAED.
HS : Tính x theo sơ đồ hướng dẫn, lên bảng trình bày 
* GV chốt lại kiến thức liên quan.
 Bài 22: (Sgk /tr 122).
Hình vẽ GV đưa lên bảng phụ.
(?) có gì chung ? 
- HS: .. cùng đáy PF...
(?) Vậy để SPIF = SPAF thì cần thoả mãn đ/k gì? Vị trí điểm I cần thảo mãn gì?
- HS: ... cùng đường cao...nên I thuộc đường thẳng b cách PF một khoảng bằng 4 đv.
(?) Có bao nhiêu điểm I như vậy.
GV hướng dẫn tương tự đối với các phần b và c -> HS lên bảng xác định điểm O và điểm N. 
 Bài 25: (Sgk /tr 123).
GV cho HS vẽ hình trên bảng.
- HS đọc đề bài 25. Sau đó vẽ hình trên bảng.
(?) Tính diện tích ∆ đều ABC ta làm ntn?
- HS: Kẻ đường cao AH.
(?) Tính AH ntn?
- HS: ..BH = Tính được AH = 
(?) Diện tích ∆ đều ABC cạnh a bằng bao nhiêu?
- HS: S = 
* KL: GV chốt lại công thức tính diện tích tam giác.
A
E
H
D
C
B
x
 2cm
x
 5 cm
Bài 21: (Sgk /tr 122).
- HS đọc đề bài và ghi gt - kl.
Giải:
- Ta có ABCD là hình chữ nhật
 Þ AD = BC = 5cm 
và AB = CD = x
- xét DAED có EH ^ AD(gt)
 Þ SAED = EH.AD
Thay số tính được SAED =.2.5= 5 (cm2 ) 
- Lại có SABCD = AB. BC = 5x ( cm2 ) 
 Mà SABCD = 3SAED (gt) 
 hay 5x = 3.5 Þ x = 3(cm).
Bài 22: (Sgk /tr 122).
A
P
F
I
a
b
N
O
c
Bài 25: (Sgk /tr 123).
- Gọi h là chiều cao của tam giác
A
B 
H
C
đều cạnh a, nên BH = 
- Theo định lý Pi ta go, ta có:
h2 = AH2 = a2 - = a h => h = AH = 
 Nên diện tích tam giác đều ABC cạnh a bằng:
 S = 
Tổng kêt và hướng dẫn học tập ở nhà (3 phút)
	* Tổng kết
	? Nhắc lại kiến thức áp dụng để giải chúng.
	 - HS trả lời và ghi nhớ....... 
	- GV nhắc lại các kiến thức đã áp dụng vào làm bài tập trong giờ.
	 * Hướng dẫn học tập ở nhà: 
	 - Nắm vững các kt về diện tích hình chữ nhật, diện tích tam giác .
	 - Vận dụng vào làm bài tập 25 đến 27 ( SBT tr 129). Bài 24 , 23 SGK tr 123.
	 - HD bài 24 SGK : Tính gần tương tự bài 25.
Ngày soạn: 17/12/2011
Ngày giảng: 21/12/2011
TIẾT 30, 31. KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: Kiểm tra việc nhận thức của học sinh về:
	1. Kiến thức: 
 	- Biết tính chất đường trung bình (tam giác, hình thang), các đ/n, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt (hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông). 
 	- Vận dụng được các hằng đẳng thức đáng nhớ. Rút gọn phân thức, các phép toán của phân thức. Giá trị của phân thức.
	2. Kỹ năng: 
	- HS rút gọn được biểu thức hữu tỉ chứa các phép toán của phân thức.Tìm thành thạo điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định. Phân tích được các đa thức thành nhân tử. Nhận dạng được các tứ giác đặc biệt. Tính được độ dài đoạn thẳng dựa vào tính chất đường trung bình. 
	3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực, tính tự giác, khả năng độc lập, tính cẩn thận, chính xác, khoa học. 
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: 1 đề kiểm tra / 1 HS.
	2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản của học kỳ I để làm tốt bài kiểm tra cuối kỳ. 
Ma trận:(TNKQ+TL)
 Cấp độ
Néi dung kiÕn thøc
Møc ®é nhËn thøc
Tæng
BiÕt
HiÓu
VËn dông cấp độ thấp
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. §­êng trung b×nh cña h×nh thang, tam gi¸c 
- Nhớ được t/c đường trung tuyến của tam giác vuông
- Vận dụng được ĐL đường trung bình của hình thang
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:. %
C2(c)
0,25
2.5%
C1(e)
0,25
2.5%
2C 
0,5 đ
5%
2. C¸c tø gi¸c ®Æc biÖt.... 
- Dấu hiệu nhận biết của hình thoi; hình bình hành; ĐN hình chữ nhật;
- Vận dụng được các dấu hiệu nhận biết; tính chất các tứ giác đặc biệt
Số câu:
Số điểm:.
Tỉ lệ:%
C1(d); C2(b); C2(a)
0,75đ
7,5%
C6(a,b)
 1đ; 1đ
20%
5C
2,75đ
27,5%
3. Ph©n tÝch ®a thøc thµh nh©n tö, h.®.thøc, c¸c p.tÝnh vÒ ®¬n, ®a thøc....
- Biết nhân đa thức
- Biết dùng hằng đẳng thức
- Biết phân tích đa thức thành nhân tử
- Biết nhân chia đơn, đa thức
- Hiểu và làm được các phép tính về đơn, đa thức
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ:.%
C1(a); C1(b)
0,5đ
5%
C3(a,b);C4(a,b)
1,0đ; 2,0đ
30%
C5(b)
1,0đ
10%
7C
4,5đ
45%
4. Gi¸ trÞ cña ph©n thøc. Rót gän ph©n thøc
- Biết phân thức xác định khi nào 
- Tính được giá trị của biểu thức
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .%
C1(c)
0,25đ
2.5%
C5(a,c)
2,0
20%
3C
2,75đ
27,5%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:%
7C (TN) + 5C(TL )
5,0đ
50%
3C(TL )
3,0đ
30%
2C(TL)
2,0đ
20%
17C âu
10 đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TOAN 8
(Thời gian 90 không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2điểm) 
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
a) Ta có ( a + b)2 bằng
 A. a2 + 2ab +b2 . B. a2 - 2ab +b2 C. a3 + 2ab +b3 D. a2 + ab +b2 
 b) Kết quả của phép nhân 3x ( 2x2 +3x + 1 ) là:
 A. 6x2 +9x + 3x B. 6x3+9x + 1 C. 6x3 +9x2 + 3x. D. 6x3 - 9x + 3x 
 c) Phân thức xác định khi :
 A. x = -3 B. x = 3 C. x = 0 D. .
 d) Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là: 
 A. hình thoi. B. hình chữ nhật C. hình vuông D. hình thang
 e) Cho hình vẽ sau, đoạn thẳng MK có độ dài là: 
 A. 22 cm B. 11 cm. 
 C. 11,5 cm D. 10 cm
Câu 2: Em hãy điền kí hiệu “x” vào ô trống thích hợp trong các câu sau: 
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
a
Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật.
b
Tứ giác có một cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
c
Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy.
Phần II: Tự luận (8 điểm) 
Câu 3: (1,0 đ) Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 
	a) 5x - 10xy b) 3x + 6y + x2 +2xy 
Cõu 4: (2,0đ) Thực hiện phép tính: 
	a) 5x2.( 3x2 - 7x + 2 ) b) (15x4 y - 6x3 y3 - 3x2y2) : 6x2y 
Câu 5: (3,0 đ) Cho biểu thức A = : 
 a) Tìm điều kiện của x để giá trị của A được xác định? 
 b) Rút gọn biểu thức A?
 c) Tính giá trị của A tại x = 4?
Câu 6: (2,0đ) Cho tam giác ABC, BD và CE là các đường trung tuyến ứng với cạnh AC và AB, BD và CE cắt nhau tại G. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của BG và CG.
	a) Chứng minh tứ giác EDKH là hình bình hành
b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác EDKH là hình chữ nhật?	
III. Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kỳ I 
Môn: Toán lớp 8
Năm học: 2011 – 2012
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2đ)
Câu
1
2
Đáp án
A
C
D
A
B
Đ
S
Đ
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II: Tự luận (7đ) 
Câu
Nội dung
Điểm
3
1đ
4
 2đ
1. a) 5x - 10xy = 5x. (1 - 2y)
 b) 3x + 6y + x2 +2xy
 = (3x +6y) + (x2+ 2xy) 
 = 3(x+2y) + x(x+2y)
 = (x + 2y) (3 + x) 
0,5
0,25
0,25
2. a) 5x2( 3x2 - 7x +2)
 = 15x4 - 35x3 + 10x2.
 b) (15x4y - 6x3y3 - 3x2y2) : 6x2y
1,0
0,5
0,5
5
3đ
a) Phân thức xác định 
b) Rút gọn biểu thức: 
 A = : 
c) Ta thấy x= 4 (TMĐKXĐ), thay vào A ta được: A = 3
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
6
2đ
Vẽ hình, ghi gt-kl đúng
a) Xét ∆ABC có: 
 AE=BE (gt)
 AD=CD (gt)
Do đó ED là đường trung bình của ABC. 
Suy ra: ED// BC và ED = (1)
* Chứng minh tương tự với GBC ta có:
 HK// BC và HK = (2)
 - Từ (1) và (2) suy ra ED//HK và ED = HK = .
 Vậy: Tứ giác EDKH là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau (dh3).
b) EDKH là hcn EK =HD mà EK=, HD= (t/c ĐTT của ) 
 CE = BD
 AB =AC 
 tam giác ABC cân đỉnh A
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
 Cộng:
10,0
* Lưu ý: HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
IV. Tổ chức giờ học
	1. Khởi động:
	- GV quán triệt nội quy giờ kiểm tra
	2. Kiểm tra: 
	GV phát đề cho HS
	3. Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà:
	* Tổng kết: 
	+ HS thu bài kiểm tra.	
	+ GV nhận xét giờ kiểm tra,
	* Hướng dẫn học tập ở nhà:
	- Xem và làm lại bài kiểm tra vào vở, giờ sau trả bài kiểm tra học kì

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 2011 - 2012.doc