Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 17: Tổng ba góc của một tam giác (Tiết 1) - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 17: Tổng ba góc của một tam giác (Tiết 1) - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

1/. Mục tiêu :

 a/ Kiến thức : Học sinh nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.

 b/ Kĩ năng : Biết vận dụng định lí về tổng ba góc của một tam giác để tính số đo các góc của một tam giác.

 c/ Thái độ :

*Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào các bài toán.

*Phát huy trí lực của học sinh.

2/. Chuẩn bị :

 a/ Giáo viên : Thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ , bút viết bảng , một miếng bìa hình tam giác ( lớn ), kéo cắt giấy .

 b/ Học sinh : Thước thẳng , thước đo góc , bảng nhóm , bút viết bảng , một miếng bìa hình tam giác ( nhỏ ), kéo cắt giấy .

3/. Phương pháp dạy học :

*Đặt và giải quyết vấn đề

*Hỏi _đáp

*Hợp tác theo nhóm

4/. Tiến trình :

 4.1/ Ổn định tổ chức : Điểm danh

 4.2/ Kiểm tra bài cũ :

Giới thiệu sơ lược chương II và chuyển ý vào bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 17: Tổng ba góc của một tam giác (Tiết 1) - Nguyễn Thị Ngọc Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHƯƠNG II
a/ Kiến thức :
Học sinh được cung cấp một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tam giác bao gồm : Tính chất tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 , tính chất góc ngoài của tam giác , một số dạng tam giác đặc biệt : tam giác cân , tam giác đều , tam giác vuông , tam giác vuông cân , các trường hợp bằng nhau của hai tam giác , của hai tam giác vuông .
b/ Kĩ năng :
*Học sinh được rèn luyện các kĩ năng về đo đạt , gấp hình , vẽ hình , tính toán , biết vẽ tam giác theo các số đo cho trước , nhận dạng được các tam giác đặt biệt , nhận biết được hai tam giác bằng nhau .
*Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào tính toán và chứng minh đơn giản .
*Bước đầu biết trình bày một bài chứng minh hình học.
c/ Thái độ :
Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát , dự đoán , rèn luyện tính cẩn thận , chính xác , tập suy luận có căn cứ , vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán , thực hành và các tình huống thực tiễn.
Tiết PPCT:17 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC (Tiết 1)
Ngày dạy : 1/11/06
1/. Mục tiêu :
 a/ Kiến thức : Học sinh nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác. 
 b/ Kĩ năng : Biết vận dụng định lí về tổng ba góc của một tam giác để tính số đo các góc của một tam giác.
 c/ Thái độ : 
*Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào các bài toán.
*Phát huy trí lực của học sinh.
2/. Chuẩn bị :
 a/ Giáo viên : Thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ , bút viết bảng , một miếng bìa hình tam giác ( lớn ), kéo cắt giấy .
 b/ Học sinh : Thước thẳng , thước đo góc , bảng nhóm , bút viết bảng , một miếng bìa hình tam giác ( nhỏ ), kéo cắt giấy .
3/. Phương pháp dạy học :
*Đặt và giải quyết vấn đề
*Hỏi _đáp
*Hợp tác theo nhóm
4/. Tiến trình :
 4.1/ Ổn định tổ chức : Điểm danh
 4.2/ Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu sơ lược chương II và chuyển ý vào bài mới.
 4.3/ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*GV cho HS thực hiện ?1 SGK 
*Gọi 2HS lên bảng thực hiện , cả lớp làm trên vở .
*GV lấy thêm kết quả của một vài HS 
*Hỏi : Những em nào có chung nhận xét là “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800” ?
*Cho HS thực hiện ?2
*GV sử dụng tấm bìa lớn hình tam giác ; HS sử dụng tấm bìa hình tam giác đã chuẩn bị.
Lần lượt tiến hành từng thao tác như SGK
*Hãy nêu dự đoán về tổng ba góc của một tam giác?( Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800).
*GV : Bằng thực hành đo góc ta có dự đoán : Tổng ba góc của tam giác bằng 1800. Đó là một định lí rất quan trọng của hình học định lí SGK
*Chứng minh định lí : (GV hướng dẫn HS chứng minh định lí như SGK . Chú ý ?2 gợi ý cho ta vẽ đường thẳng qua A và song song với BC
*GV Vẽ tam giác ABC và gọi một HS lên viết giả thiết ; kết luận bằng kí hiệu
*Hướng dẫn :
+Vẽ ABC
+ Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC
+Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình ?
+Tổng ba góc của tam giác ABC bằng tổng ba góc nào trên hình ? và bằng bao nhiêu ?(1800)
*Gọi 1HS khác lên chứng minh định lí.
*Để cho gọn , ta gọi tổng số đo hai góc là tổng hai góc ; tổng số đo ba góc là tổng ba góc . Cũng như vậy đối với hiệu hai góc. 	
1/ Tổng ba góc của tam giác:
?1
Định lí : 
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
 GT ABC
^
^
^
 KL A + B + C = 1800
Chứng minh:
Qua A kẻ đường thẳng xy // BC 
Ta có :
 ( so le trong ) (1)
 ( so le trong ) (2)
Từ (1) và (2) =>
 4.4/. Củng cố và luyện tập :
Cho HS hoạt động nhóm làm bài 1( SGK trang107) trong 3 phút. 
*GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
Hình 1 
x = 1800 – ( 900 + 550) = 350
(định lí tổng ba góc của một tam giác )
Hình 2 
x = 1800- (300 + 400 ) = 1100
(định lí tổng ba góc của một tam giác )
Hình 3
2x = 1800 – 500 = 1300.
(định lí tổng ba góc của một tam giác )
Hình 4
( theo tính chất hai góc kề bù )
Hình 5
(Định lí tổng ba góc của một tam giác) 
(kề bù)
(Định lí tổng ba góc của một tam giác)
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
* Học thuộc và nắm vững định lí tổng ba góc trong tam giác.
* BTVN bài 2 tr 108 SGK và 1,2,9 SBT trang 98
* Xem trước mục 2;3 tr 107 SGK
5/. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_6_tiet_17_tong_ba_goc_cua_mot_tam_g.doc