Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 33 đến 36 (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 33 đến 36 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu:

-Nắm vững công thức tính diện tích hình thang (Từ đó suy ra công thức tính diện tích hình bình hành) từ công thức tính diện tích của tam giác.

 -Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài tập cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích hình thang, tiến đến tự tìm ra công thức tính diện tích hình bình hành.

-Rèn luyện thao tác đặc biệt hóa của tư duy logic.

II: Chuẩn bị:

HS: Phiếu học tập cá nhân.

GV: Chuẩn bị bảng phụ đã vẽ hình vẽ của ví dụ (hình vẽ 138, 139)

III. Tiến trình bài dạy

 

doc 11 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 33 đến 36 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – Tiết 33
NS: 9/1/2011
ND: 11/1/2011
§ 4 - DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
-Nắm vững công thức tính diện tích hình thang (Từ đó suy ra công thức tính diện tích hình bình hành) từ công thức tính diện tích của tam giác. 
	-Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học vào các bài tập cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng công thức tính diện tích tam giác để tự mình tìm kiếm công thức tính diện tích hình thang, tiến đến tự tìm ra công thức tính diện tích hình bình hành.
-Rèn luyện thao tác đặc biệt hóa của tư duy logic.
II: Chuẩn bị:
HS: Phiếu học tập cá nhân.
GV: Chuẩn bị bảng phụ đã vẽ hình vẽ của ví dụ (hình vẽ 138, 139)
III. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 6
phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài học mới
-GV cho :Tất cả HS làm bài trên phiếu học tập do GV chuẩn bị sẵn.(Xem hình vẽ và điền vào những chỗ còn trống)
GV: Thu một số bài, chấm, một số bài, kết luận vấn đề HS vừa tìm được. Ghi bảng công thức tính diện tích hình thang.
 12
phút
Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình thang
-GV:Từ bài toán kiểm tra bài cũ trên, đưa ra công thức tính diện tích hình thang.
-GV:Yêu cầu Hs phát biểu bằng lời công thức vừa tìm được.
-Hs phát biểu công thức bằng lời, với các cạnh là
AB = a, CD = b, AH = h
-Công thức:
12
phút
Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình bình hành
-GV? Nếu xem hình bình hành là một hình thang đặc biệt, điều đặc biệt đó là gì?
-GV? Dựa vào điều đó có thể suy ra công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích của hình thang không?
-HS:Hình bình hành là hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau.
-HS:Trong công thức tính diện tích của hình thang.
-HS: Nếu thay b = a ta có công thức:
S hình bình hành = a.h
 10
phút
Hoạt động 4: Ví dụ
Ví dụ: Cho hình chữ nhật POQR có hai kích thước là a, b 
a/ Hãy vẽ một tam giác có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật và diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật đó.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và chỉ ra cách vẽ?
GV: Hãy vẽ một hình bình hành có một cạnh là cạnh của hình chữ nhật và diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật đó. (Sau khi HS trả lời, GV cho HS xem SGK)
 5
phút
 Hoạt động 5: Củng cố
-GV: Hướng dẫn Hs làm bài tập 26
-
-GV: dặn học sinh về chuẩn bị bài học mới cho giờ học sau
Bài tập 26 SGK. 
ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD =23(cm)
Suy ra chiều cao
AD = 828: 23 = 36(cm)
 = (23 + 31). 36: 2 
 = 972(cm2)
-HS: Ghi nhớ dặn dò về nhà của giáo viên
Tuần 20 – Tiết 34
NS: 12/1/2011
ND: 14/1/2011
 § 5 - DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
- Nắm vững công thức tính diện tích hình thoi (Từ công thức tính diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc và từ công thức tính diện tích của hình bình hành).
-Rèn kỹ năng vận dụng công thức đã học vào các bài tập cụ thể . 
-HS tự rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập về vẽ hình.
II. Chuẩn bị: Giáo án , SGK.
GV: Chuẩn bị sẵn bài giải hoàn chỉnh bài tập 33 (SGK) trên một bảng phụ
III. Tiến trình bày dạy.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15
Phút
Hoạt động 1: Cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc
-GV:Cho HS làm trên phiếu học tập bài tập sau:
Cho hình vẽ.
-GV:Thu phiếu sửa sai nếu có, nêu kết quả của chứng minh đúng.
-GV:Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài toán vừa chứngminh được
-HS: -(Điền vào chỗ còn trống)
S ABCD= S.+ S.
Mà: S ABC =
Và S ADC =..
Suy ra S ABCD =.
-HS: Trình bày nhận xét của mình:
*
 Qua bài này, có thể tính được diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc, dựa vào độ dài của hai đường chéo đó.
10
phút
Hoạt động 2. Công thức tính diện tích hình thoi
-GV? Từ bài toán trên yêu cầu Hs tìm công thức tính diện tích của hình thoi?
-GV? Nhưng hình thoi còn là một hình bình hành, vậy em có suy nghĩ gìø thêm về công thức tính diện tích hình thoi?
-HS:Diện tích hình thoi bằng nửa tích độ dài hai đường chéo.
-HS: Diện tích hình thoi bằng tích độ dài một cạnh nhân với đường cao tương ứng.
-HS:Cách tính khác diện tích hình thoi
Hoạt động 3. Ví dụ
 15
Phút
-GV: Cho ABCD là hình thang cân, có 
AB = 50m, CD = 30m. E, F, N, M là trung điểm của các cành hình thang
a/ Tứ giác EFGM là hình gì? Vì sao?
b/ Tính diện tích hình EFGM
a) ta có ME // BD và 
GF // BD và 
 và 
Vậy ENGM là hình bình hành
-Tương tự ta có
 và 
Mặt khác ta có BD = AC
Vậy ENGM là hình thoi
b) MF là đường trung bình của hình thang, nên
EG là đường trung bình của hình thang, nên MF.EG = 800
Vậy diện tích hình thoi là
5’
Hoạt động 4: Củng cố
-GV: Cho hình thoi ABCD, hãy nêu cách vẽ một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình thoi đó, có một cạnh là đường chéo hình thoi đó.
-GV: Giải thích cách vẽ.
-Thu một số bài làm của HS, chấm, chiếu cho cảlớp xem, sửa sai. Cuối cùng trìng bày bài giải hoàn chỉnh do GV đã chuẩn bị sẵn.
-GV? Cho một hình thoi và một hình vuông có chu vi, hình nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?
-HS: Làm bài tập trên phiếu học tập cá nhân
-HS: Vẽ hình lên giấy nháp, suy nghĩ, trảlời:
-HS: Hai hình có cạnh có cùng độ dài, đường cao hình thoi bé hơn cạnh của nó.
Suy ra hình thoi có diện tích lớn hơn.
Tuần 21 –Tiết 35
NS: 16/1/2011
ND: 18/1/2011
	 LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu: 
Củng cố ôn tập lại cho học sinh một số công thức tính diện tích của đa giác.
Rèn kỹ năng tính toán và vẽ hình trong hình học.
II. Chuẩn Bị: Giáo án, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5
Phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu câu hỏi: 
HS 1: Nêu công thức tính diện tích hình bình hành?
 Áp dụng làm bài tập: 20 (SGK).
HS 2: Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
 Áp dụng làm bài tập: 32 (SGK).
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
-2 học sinh lên bảng.
Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
 35
Phút
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Cho hình vẽ:
Tính diện tích thang ABCD.
Bài 2: Cho hình vẽ:
Tính Diện Tích Thoi ABCD
Bài 3: Cho Cạnh Hình Vuông Có Cạnh Là 1. Trên Các Cạnh Ab, Ad Lấy Các Điểm P Và Q Sao Cho Chu Vi Tam Giác Apq Bằng 2. Chứng minh rằng góc PCQ= 450.
-HS: lên bảng giải:
Ta có : EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
 CD= 2.EF – AB= 2.7 – 5= 9 cm.
 SABCD= 14.3:2= 21 (cm2)
-HS: 1 Học Sinh Lên Bảng:
Vì O là trung điểm của AC.
 OA= OC= 4 cm.
Tam giác OBC là tam giác vuông.
 OB2= BC2 – OC2= 25- 16 = 9
OB= 3 cm.
SABCD= AC. BD= 6.8= 48 (cm2)
Ta có: Trên tia đỗi của tia AD lấy điểm E sao cho DE= BP. Ta thấy hai tam giác vuông CDE và CBP bằng nhau (c.g.c).
Suy ra: CE= CP và góc ECD= góc PCB.
Ta có: 
Chu vi tam giác APQ bằng:
2= AP+PQ+QA= AB+AD
 = AP+PB+AQ+QUANG ĐIỆN
PQ= PB+QD = DE+QD = QE.
Hai tam giác CQE và CQP có: 
EC= PC
5 Phút
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV: Nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi và dặn học sinh về nhà xem trước bài diện tích đa giác cho giờ học sau
-HS: Ghi nhớ một số hướng dẫn và dặn dò về nhà của giáo viên, chuẩn bị cho giờ học sau.
 -____________________________________________________________	
Tuần 22 – Tiết 36
NS: 19.1.2011
ND:21/1/2011
 § 6 - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I. Mục tiêu:
-Nắm chắc phương pháp để tính diện tích của một đa giác bất kỳ.
-Rèn kỹ năng quan sát, chọn phương pháp phân chia đa giác một cách hợp lý để việc tính toán thực hiện dễ dàng, hợp lý.
-Biết thực hiện việc vẽ, đo, tính toán một cách chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
HS: Giấy kẻ ô, thước thẳng có chia khoảng chính xác, cẩn thận.
GV: Những hình ảnh vẽ sẵn trên giấy kẻ ô. 
III. Tiến trình bàu dạy.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 10
Phút
Hoạt động 1: Cách tính diện tích đa giác
-GV: Cho một đa giác tuỳ ý, hãy nêu phương pháp có thể dùng để tính diện tích của đa giác đó với mức độ sai số cho phép? Cơ sở của phương pháp mà HS nêu?
-HS:Vẽ đa giác vào vở, suy nghĩ cách tính diện tích của đa giác đó bằng thực nghiệm.
-HS: Tính diện tích đa giác và các tam giác trong hình vẽ
 30
Phút
Hoạt động 2:Luyện tập
-GV: Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích phần còn lại của con đường. EBGF
-GV: Thực hiện các phép vẽ đo, cần thiết để tính diện tích của đa giác
- GV: Yêu cầu HS Làm theo nhóm học tập, mỗi nhóm là hai bàn học.
-GV:Yêu cầu 4 nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý kiến. Giáo viên nhận xét. Kết luận.
GV: Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích phần còn lại của con đường. EBGF
-Học sinh làm bài tập trong bảng phụ.
S EBFG= FG. CB = 50. 120
 = 6000 (m2) 
S ABCD = 150. 120
 = 150. 120
 = 18000 (M2) 
S còn lại = 18000- 6000
 = 2000(m2)
-HS: thực hiện theo nhóm.
-Mổi nhóm đại diện 1 em lên thực hiện
 5
phút
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
-GV: Hãy thực hiện phép đo (chính xác đến mm).
GV? Tính diện tích hình ABCDE (hình 152 SGK)
-GV: Làm từng HS phần đo, tính toán, ghi trên phiếu học tập, GV thu và chấm một số HS.
GV? Nếu diện tích của phần đã tính ở trên là hình của một đám đất đã vẽ với tỷ lệ xích 1/500000
-GV? Tìm diện tích thực của đám đất đó?
-GV: dặn học sinh về nhà xem trước nội dung chương III và ôn tập kiến thức cơ bản trong chương 2
-HS:Đo độ dài các đoạn thẳng AC, BG, AH, HK,KC, HE, KD.
-HS: Tính diện tích các hình SABC, SAHE, SHKDE, SKDC.
-HS: Tính tổng diện tích các hình trên.
-HS: Lưu ý một số hướng dẫn về nhà của giáo viên , chú ý chuẩn bị bài “ Định lý Talet trong tam giác cho giờ học sau.
Tuần: 18	Ngày Soạn:
	Tiết: 33	Ngày Dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu:
-Hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương II về đa giác lồi, đa giác đều.
-Nắm được các công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tam giác.
-Vận dụng được những kiến thức trên để rèn luyện kỹ năng tính toán, tìm phương pháp để phân chia một hình thành những hình có thể đo đạc, tính toán diện tích.
-Rèn luyện tư duy lô gíc, thao tác tổng hợp.
II. Chuẩn bị:
HS: Trả lời các câu hỏi và bài tập mà GV đã chuẩn bị ở tiết trước.
GV: Các bảng phụ để phục vụ cho nội dung ôn tập. 
III. Nội dung:
T/gian 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
1. Hệ thống, ôn tập kiến thức của chương II
-Vẽ sẳng các hình trong bảng phụ, kèm với hệ thống câu hỏi kèm theo:
-Những hình vẽ trên, những hình nào là đa giác lồi? Nêu lý do?
Phát biểu định nghĩa đa giác lồi? 
(Yêu cầu HS cả ớp theo dõi và trả lời.)
-Đa giác ABCD, EFGHK không phải đa giác lồi
-Phát biểu địng nghĩa đa giác lồi.
10’
2. Ôn tập, mở rộng kiến thức
-Phát phiếu học tập cho học sinh, điền vào những chỗ trống để có một câu đúng.
*Biết tổng số đo các góc trong một đa giác có n - cạnh là:
Â1 Â2+ + Aân = (n-2). 1800
Vậy nếu n=7 thì: 
-Đa giác đều là đa giác có:..........
*Biết số do mỗi góc trong một đa giác đều có n - cạnh là:
-Nếu một ngũ giác giác đều thì mỗi góc:...........
-Nếu một lục giác đều thì mỗi góc có số đo là. 
-Hs điền vào chỗ trống:
*Biết tổng số đo các góc trong một đa giác có n - cạnh là:
Â1 Â2+ + Aân = (n-2). 1800
Vậy nếu n=7 thì: (7 - 2). 1800 = 9000
-Đa giác đều là đa giác có: Tất cả các góc và các cạnh bằng nhau.
*Biết số do mỗi góc trong một đa giác đều có n - cạnh là:
-Nếu một ngũ giác giác đều thì mỗi góc: 
-Nếu một lục giác đều thì mỗi góc có số đo là: 
10’
3. Ôn tập củng cố các công thức tính diện tích
-Cho học sinh điền công thức tính diện tích vào những hình tương ứng. 
-Những hình này chuẩn bị sẳng trong bảng phụ
-Hs Trả lời những công thức tính diện tích mà GV yêu cầu.
15’
4. Luyện tập các bài tập có liên quan đến diện tích
-Cho HS làm việc theo nhóm.
 *Bài tập 41 SGK
-Tính diện tích DBE.
Tính?
(Kích thước ghi trên hình vẽ H, I, E lần lượt là trung điểm BC, HC, DC.)
*Bài tập 42 SGK 
a. Cho biết AC // BF. Hãy tìm trong hình vẽ tam giác có diện tích bằng diện tích của tứ giác ABCD.
b. Từ bài toán trên, suy ra phưng pháp vẽ thêm một đoạn thẳng có một đầu là một đỉnh của tứ giác, đầu kia nằm trên một cạnh của tứ giác sao cho chia tứ giác đó thành hai phần có diện tích bằng nhau (AB < CD).
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm hai bàn, trên phiếu học tập của nhóm
*Bài tập 41 SGK 
SDBE = 1/2
-Chia tứ giác EHIK thành hai tam giác đã biết đáy và chiều cao:
SHKE = 
SIKC 
Suy ra diện tích EHIK. Sau khi làm xong, mỗi nhóm nộp bài giải của nhóm mình cho GV.
*Bài tập 42:
a/ Vì có chung đáy AC và đường cao là đường cao của hình thang ABFC
Vậy 
b/ Gọi M là trung điểm của DF, AM chia tứ giác ABCD thành hai phần có cùng diện tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_tiet_33_den_36_ban_3_cot.doc