Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- HS củng cố được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.

- Vận dụng định lí về đường thẳng song song để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.

2.Kĩ năng

- Vẽ hình, chứng minh , nhận biết một đườn thẳng song song với đường thẳng cho trước.

- Làm được các bài tập liên quan.

3.Thái độ

- Cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình và chứng minh hình học.

- Có ý thức áp dụng kiến thức bài học vào thực tế.

II.Đồ dùng dạy học

1.Giáo viên

- Thước kẻ, phấn màu, một số dạng bài tập.

- Hình vẽ 67 - SGK.

- Bảng phụ ghi bài tập sau :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Tiết 19: Luyện tập (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18 / 10 / 2009
Ngày giảng : AB 21 / 10 / 2009
Tiết 19: Luyện tập
I.Mục tiêu 
1.Kiến thức 
- HS củng cố được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
- Vận dụng định lí về đường thẳng song song để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
2.Kĩ năng
- Vẽ hình, chứng minh , nhận biết một đườn thẳng song song với đường thẳng cho trước.
- Làm được các bài tập liên quan.
3.Thái độ
- Cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình và chứng minh hình học.
- Có ý thức áp dụng kiến thức bài học vào thực tế.
II.Đồ dùng dạy học 
1.Giáo viên 
- Thước kẻ, phấn màu, một số dạng bài tập.
- Hình vẽ 67 - SGK.
- Bảng phụ ghi bài tập sau : 
Điền vào chỗ trống :
a.Tập hợp các điểm cách điểm A một khoảng 3cm là đường tròn tâm A.....
b.Tập hợp các điểm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB là .....
c.Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm là .....
2.Học sinh 
 Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
III.Phương pháp 
 Phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập - thực hành.
IV.Tổ chức giờ học
Khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu : - khôi phục lại được kiến thức về “ Đường thẳng song song với 
 đường thẳng cho trước ’’
 - Định hướng được nội dung cần nghiên cứu trong bài học.
Đồ dùng : Bảng phụ như mục II phần chuẩn bị
Cách tiến hành : Sử dụng kỹ thuật động não yêu cầu làm bài tập trên bảng phụ.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giải nhanh bài tập 67 - SGK ( 7 phút )
Mục tiêu : - Củng cố kiến thức về đường thẳng song song với đường thẳng 
 cho trước.Vận dụng định lí về đường thẳng song song để chứng 
 minh các đoạn thẳng bằng nhau.
Đồ dùng : Hình vẽ 67 - SGK
Cách tiến hành :
- Giáo viên gọi hs lên bảng làm bài tập 67 sgk trang 102.
(Giáo viên cần lưu ý học sinh tiến hành giải bài tập này bằng cả hai cách : Dùng tính chất đường trung binh của tam giác, của hình thang và dùng định lý về đường thẳng song song cách đều )
- Gvgọi hs khác nhận xét 
- GV chốt lại kiến thức 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 67 trang 102
- HS nhận xét 
- HS chú ý
Bài 67: trang 102.
Giải
Cách 1: Dùng tính chất đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang.
Cách 2: Vẽ đường thẳng d đi qua A và song song với EB. Ta có AC = CD = DE nên các đường thẳng song song d, CC', DD', EB là song song cách đều. Theo định lí về các đường thẳng song song cách đều: 
AC' = C'D' = D'B 
Hoạt động 2: Giải bài tập khó ( 15 phút )
Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức bài học vào giải bài tập liên quan.
Cách tiến hành 
* Lớp nghiên cứu đề bài ?.
- Gọi 1 h/s lên bảng vẽ hình ghi giả thiết - kết luận
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận cho bài toán
Bài 70: sgk trang 103
 = 90 
 GT A oy ; 0A = 2 
 B 0x ; CA = CB
KL C di chuyển ?
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm làm bài tập 70 sgk trang 142
- GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ trìnhbày của nhóm mình 
- GV gọi hs nhận xét các bảng phụ 
- GV chốt lại kiến thức đúng 
- HS thảo luận nhóm làm bài tập 70 sgk trang 70.
- HS treo bảng phụ của nhóm mình lên bảng 
- HS nhận xét
Kẻ CH Ox, chứng minh rằng CH = 1cm. 
Điểm C di chuyển trên tia Em song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng 1 cm.
Hoạt động 3: Giải bài dạng mới ( 15 phút )
Mục tiêu :Vận dụng được kiến thức bài học vào giải bài tập liên quan.
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 hs lên bảng vẽ hình 
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 71 sgk trang 103.
a) Để chứng minh 3 điểm A, O, M thẳng hàng ? ta chứng minh điều gì ?. 
b) Khi M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường nào ?. 
? Tìm các yếu tố cố định ,không đổi 
?. M di động trên BC , BC cố định .
?. Muốn tìm O di động trên đường nào ?. chỉ rõ XĐ thêm yếu tố nào ?. 
?. Bằng cách nào XĐ y/tố không đổi 
?. c) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài nhỏ nhất ?. 
?Tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước, đường thẳng song song cách đều 
- HS lên bảng vẽ hình cho bài tập 71 
- Ta chứng minh O là trung điểm đường chéo AM của hình chữ nhật AEMD.
- A , B , C cố định , AH không đổi .
- Không đổi .
- Kẻ OK BC ,
- M trùng với H
Hoạt động ngôn ngữ trả lời.
Bài 71: sgk trang 103.
a) AEMD là hình chữ nhật, O là trung điểm của đường chéo DE nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM. Vậy A, O, M thẳng hàng.
b) Kẻ AH BC điểm O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của ABC Có thể chứng minh bằng 2 cách như bài 70.
c) Điểm M ở vị trí điểm H (M trùng H) Thì AM có đọ dài nhỏ nhất. 
V.Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà.
 Tổng kết : -Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
 -Đánh giá thái độ, tinh thần học tập của học sinh
 Hướng dẫn học tập ở nhà : -Về nhà học kỹ các định nghĩa,định lý
 -Làm lại các bài tập đã chữa
 -Làm các bài tập : 72 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_tiet_19_luyen_tap_ban_3_cot.doc