Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều

Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều

I/MỤC TIÊU

 - Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.

 - Thái độ: cẩn thận, chính xác, chủ động tiếp thu kiến thức.

II/ CHUẨN BỊ

 - Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.

III/ NỘI DUNG TIẾT DẠY:

1/ Tổ chức:

2/ Kiểm tra:

Hoạt động 1: Nêu định nghĩa tam giác, tứ giác, tứ giác lồi?

3/ Bài mới:

 

doc 33 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Khối 8 - Chương II: Đa giác. Đa giác đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng: 
Tiết 26: đa giác - đa giác đều
I/mục tiêu
	- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
	- Thái độ: cẩn thận, chính xác, chủ động tiếp thu kiến thức.
II/ chuẩn bị 
	- Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ. 
III/ nội dung tiết dạy:
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
Hoạt động 1: Nêu định nghĩa tam giác, tứ giác, tứ giác lồi?
3/ Bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: 1. Khái niệm về đa giác
GV: Ôn lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 112 đến 117 SGK
 - Nêu nhận xét gì về H114 và H117 ? Kể tên các đỉnh? các cạnh?
GV: Nhận xét trả lời của HS và nêu khái niệm đa giác.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu ?1
GV: Nêu các đa giác ở hình 115, 116, 117 là đa giác lồi.
Vậy thế nào là đa giác lôi ?
GV: Gọi HS đọc khái niệm đa giác lồi SGK
GV: Tại sao các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
GV: Nêu chú ý SGK
 - Từ nay, khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi.
GV: Treo bảng phụ hình 119 SGK
Quan sát hình vẽ rồi điền vào chỗ trống trong các câu sau?
GV: Gọi tên đỉnh, cạnh, đường chéo, góc của một đa giác.
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi 1 (SGK - Tr 114)
 - Hình 118 không là đa giác vì có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.
HS: Đọc nội dung định nghĩa đa giác lồi
Định nghĩa: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
HS: Trả lời câu hỏi 2 (SGK - Tr 114)
HS: Trả lời câu hỏi 3 (SGK - Tr 114)
Hoạt động 3: 2. Đa giác đều
GV: Treo bảng phụ hình 120, yêu cầu HS quan sát rồi phát biểu định nghĩa khái niệm đa giác đều.
GV: Gọi HS đọc nội dung định nghĩa.
GV: Hãy vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của mỗi hình ở hình 120 
HS: Phát biểu khái niệm đa giác đều.
HS: Đọc nội dung định nghĩa.
Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau.
HS: Lên bảng vẽ.
Hoạt động 4: củng cố
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 SGK
GV: Nhận xét và cho điểm
GV: Treo bảng phụ bài tập 4 và gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống
HS: Lên bảng vẽ lục giác lồi
HS: Lên bảng lam bài tập 4 SGK
5/ Hướng dẫn:
	- Vận dụng BT 7,8,9 (BT - Tr 128)
	- Vận dụng giải BT 27 -30 (SBD -Tr 172)
Soạn:
Giảng: 	Tiết 27:
diện tích hình chữ nhật
I/ mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
- Kỹ năng: Học sinh rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác
II/ chuẩn bị:
	Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
Thế nào là đa giác lồi, đa giác đều?
Giải BT 8 (SBT - Tr 122)
 3. Bài mới:
Hoạt động 2:Khái niệm diện tích đa giác 
GV giới thiệu khái niệm diện tích đa giác như hình 116 SGK.
GV yêu cầu học sinh thực hiện ?1
GV treo hình 117 lên bảng phụ.
GV ta nói diện tích hình a bằng diện tích hình b.
GV: thế hình a có bằng hình b không?
GV nêu câu hỏi phần b; c
GV Vậy diện tích đa giác là gì?
GV mỗi đa giác có mấy diện tích?
GV thông báo các tính chất của diện tích đa giác qua bảng phụ.
Yêu cầu học sinh đọc lại 3 tính chất này.
GV: Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì có bằng nhau không?
GV lấy ví dụ giải thích kết luận trên.
GV hình vuông có cạnh là 10m thì có diện tích là bao nhiêu?
GV giới thiệu ký hiệu diện tích đa giác.
+ Diện tích đa giác ABCDE thường ký hiệu là: hoặc là S (nếu không sợ nhầm lẫn).
HS lắng nghe.
HS quan sát và trả lời:
a. Hình a có diện tích là 9 ô vuông. Hình b cũng có diện tích là 9 ô vuông.
Hình a không bằng hình b vì chúng không thể trúng khít lên nhau.
b. Hình d có diện tích là 8 ô vuông, hình c có diện tích là 2 ô vuông. Vậy diện tích hình d gấp 4 lần diện tích hình c.
c. Hình c có diện tích là 2 ô vuông, hình e có diện tích là 8 ô vuông. Vậy diện tích hình c bằng 1/4 diện tích hình e.
HS: Diện tích đa giác là số đo của phần mặt phẳng bị giới hạn bởi đa giác đó.
Mỗi đa giác có 1 diện tích xác định, diện tích đa giác là 1 số dương.
HS: Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì chưa chắc đã bằng nhau.
HS: Hình vuông có cạnh là 10m thì có diện tích là:
 10 . 10 = 100 (m2) = 1(a)
Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình chữ nhật
GV: Em hãy nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật đã biết?
GV: Chiều dài và chiều rộng của hcn chính là 2 kích thước của hcn đó.
GV: ta thừa nhận định lý sau.
S = a.b
GV: tính S hcn biết a=1,2m và b = 0,4m.
HS: Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng.
HS đọc định lý SGK.
S = 1,2.0,4 = 0,48(m2)
Hoạt động 4: Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác
GV: từ công thức tính S hcn hãy suy ra công thức tính diện tích hình vuông?
GV: hãy tính S hình vuông có cạnh là 3m.
GV: Cho hình chữ nhật ABCD. Nối Avới C. Hãy tính diện tích tam giác ABC biết AB = a; BC = b.
Vậy S tam giác vuông được tính ntn?
GV chốt lại kết luận và hình vẽ trong khung SGK.
HS: Công thức tính S hình vuông.
S = a2
S = 32 = 9 (m2)
HS: Ta có 
 SABC = SCDA (T/c 1 diện tích đa giác)
SABCD = SABC + SCDA (T/c 2 diện tích đa giác)
 SABCD = 2SABC
 SABC = 
HS: S tam giác vuông bằng nửa tích 2 cạnh góc vuông.
HS nhắc lại công thức tính S hình vuông và tam giác vuông.
Hoạt động 5: Luyện tập
Bài 6 SGK:
a) GV ghi tóm tắt lên bảng.
a’=2a; b’=b S’ = a’b’= 2ab.
b) a’=3a, b’=3b S’ = a’b’ = 3a.3b = 9ab
c) a’=4a; b’=1/4b S’ =4a.1/4b = ab
Bài: Cho hcn ABCD như hình vẽ.
a. Tính đường chéo hcn?
b. Tính SABC = ?
a. S = ab S vừa tỉ lệ thuận với chiều dài, vừa tỉ lệ thuận với chiều rộng.
Chiều dài tăng 2 lần mà chiều rộng không đổi thì S hcn tăng 2 lần.
b. Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần thì S hcn tăng 9 lần.
c. Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần thì S hcn không đổi.
HS:
a. AC=BD = 5(m) Theo định lý Pitago.
b. SABC = 
4. Củng cố
	- Nhắc lại tính chất diện tích đa giác
	- Công thức tính S hcn, hình vuông, tam giác vuông
5. Hướng dẫn
	- Vận dụng BT 8 -15 (SGK - Tr 124-125)
	- Vận dụng Giải BT 31 - 32 (SBD - Tr 177).
Soạn:
Giảng: 	 Tiết 28: 
luyện tập
I/ mục tiêu:
	- Kiến thức: Củng cố công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông thông qua 1 số bài tập tính toán.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải vận dụng công thức tính diện tích các hình đã học để tính diện tích các hình trong bài tập.
	- Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II/ chuẩn bị:
	Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật? áp dụng vào tam giác vuông, hình vuông?
 3. Bài mới:
Hoạt động 2: Bài 7 SGK 
GV: để xét xem gian phòng có đạt mức chuẩn về ánh sáng hay không ta cần tính gì?
+ Tính S các cửa.
+ Tính S nền nhà
+ Lập tỉ số giữa diện tích các cửa và diện tích nền nhà.
Vậy gian phòng trên có đạt mức chuẩn về ánh sáng không?
HS: ta tính diện tích các cửa và diện tích nền nhà rồi lập tỉ số giữa 2 diện tích đó.
+ Diện tích các cửa là:
 1.1,6 + 1,2,2 = 4 (m2)
+ Diện tích nền nhà là:
 4,2.5,4 = 22,68 (m2)
Tỉ số giữa diện tích các cửa và diện tích nền nhà là:
Vậy gian phòng trên không đạt mức chuẩn về ánh sáng.
Hoạt động 3: Bài 10 SGK
GV treo bảng phụ bài 10.
Tam giác vuông ABC có độ dài cạnh huyền là a, độ dài 2 cạnh góc vuông là b và c.
Hãy so sánh tổng diện tích 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông và diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền.
HS quan sát và thực hiện.
Tổng diện tích 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông là b2 + c2
Diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền là a2.
Theo đ/l Pitago ta có:
a2 = b2 + c2
Vậy tổng diện tích 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông bằng diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền.
Hoạt động 4: Bài 13 SGK
GV vẽ hình lên bảng.
GV gợi ý: so sánh SABC và SCDA 
Tương tự còn suy ra được những tam giác nào có diện tích bằng nhau?
Vậy tại sao SEFBK = SEGDH 
Ta có 
 SABC = SCDA (T/c 1 diện tích đa giác)
Tương tự:
SEKC = SCGE (T/c 1 diện tích đa giác)
 SABC – SAFE - SEKC = SCDA – SEHA - SCGE
Hay SEFBK = SEGDH
Hoạt động 5: Bài 15 SGK
GV yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở.
a) Tính chu vi và diện tích hcn?
Tìm một số hcn có S nhỏ hơn nhưng có chu vi lớn hơn hcn ABCD?
b) Tìm hình vuông có chu vi bằng chu vi hcn ABCD.
- So sanh S hcn và S hình vuông có cùng chu vi?
HS:
a) SABCD= 5.3 = 15(cm2)
Chu vi hcn ABCD = (5+3).2 = 16(cm)
- Có thể tìm 1 số hcn có S nhỏ hơn nhưng có chu vi lớn hơn hcn ABCD là:
+ Kích thước các cạnh là 1cm và 9cm
+ Kích thước các cạnh là 1cm và 10cm ...
b. Chu vi hình vuông là 4a( với a là cạnh của hình vuông). Để chu vi hình vuông bằng chu vi hcn thì:
4a=16 a=4 (cm)
+ S hcn là 15(cm2).
+ S hình vuông có cùng chu vi là 42 = 16 (cm2)
 Shcn < Shình vuông
	4. Củng cố:
	Ta thấy trong các hcn có cùng chu vi với hình vuông thì S hcn luôn nhỏ hơn S hình vuông. Hãy chứng minh nhận xét đó.
	GV hướng dẫn:
	Thật vậy: Gọi 2 kích thước của hcn là a và b (a>b>0).
	 Shcn = ab.
	Cạnh hình vuông có cùng chu vi với hình chữ nhật là 
	 Shv = ()2
	Xét hiệu: ()2 – ab = 
	Vậy trong hcn có cùng chu vi với hình vuông thì S hcn luôn nhỏ hơn S hình vuông.
5. Hướng dẫn:
- Học bài 
	- Vận dụng giải Bt 21 - 24 (SBT - Tr 127-130).
Soạn:
Giảng: 	Tiết 29:
diện tích tam giác
I/ mục tiêu:
	- Học sinh nắm vững công thức tính diện tích tam giác.
	- Học sinh biết chứng minh về định lý tam giác một cách chặt chẽ gồm 3 trường hợp và biết trình bày gọn ghẽ chứng minh đó.
	- HS vẽ được hcn hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của một tam giác cho trước.
	- Rèn luyện kỹ năng giải toán về tính diện tích cho học sinh.
II/ chuẩn bị:
	- Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ, kéo cắt giấy, giấy bìa. 
III/ nội dung tiết dạy:
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
3/ Giải bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
Giải BT 13 (SGK - Tr 119) 
Chứng minh SABC = .a.h (a là cạnh bất kỳ và h là đường cao tương ứng)
Hoạt động 2: Định lý:
GV: Nêu nội dung định lí , gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi GT+KL của định lí
S = .a.h
(a là một cạnh của tam giác, h là chiều cao tương ứng)
GV: Hướng dẫn HS c/m
C/m với 3 trường hợp
GV gợi ý cách c/m từng trường hợp.
GV: Qua bài toán trên em nào nêu định lý về tính diện tích của một tam giác?
HS: Lên bảng ... bài 35.
HS lên bảng:
Cách 1: Sht = ah = d1d2 
Xét có: AD = DC và 
 đều.
AH=
SABCD = DC.AH = 6. = 18 (cm2)
Cách 2: Chứng minh như trên có đều.AC=6(cm).
Đường cao DO = 
SABCD = AC.DB 
= .6.6.= 18 (cm2)
Hoạt động 3: Bài 42 SBT
GV: Trong những hình thoi có chu vi bằng nhau, hãy tìm hình thoi có diện tích lớn nhất?
GV: Hướng dẫn.
Trong hình thoi ABCD trên thì S tính như thế nào?
S=AD.BH
Hãy so sánh DH và AB?
Hãy so sánh SABCD và AB2?
Vậy trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình nào có diện tích lớn nhất?
Ta có: SABCD = AD.BH
Trong tam giác vuông ABH thì BH<=AB (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên)
Nên SABCD <= AD.AB.; mà AB = AD 
Vậy SABCD <= AB2.
SABCD có giá trị lớn nhất bằng AB2 khi ABCD là hình vuông.
Vậy trong các hình thoi có chu vi bằng nhau thì hình vuông có diện tích lớn nhất
Hoạt động 4: Bài 46 SBT
GV: Hai đường chéo của hình thoi có độ dài là 16cm và 12 cm.
a. Tính diện tích hình thoi.
b. Tính độ dài cạnh hình thoi
c. Tính đường cao hình thoi
GV treo bảng phụ hình vẽ.
HS làm bài theo nhóm.
Mỗi nhóm trình bày một phần.
HS quan sát và làm bài theo nhóm.
Đại diện 3 nhóm lên trình bày từng phần.
a. SABCD = d1d2 = 16.12 = 96 (cm2)
b. Trong tam giác vuong ABO, ta có:
AB = 
c. Giả sử AH là đường cao hình thoi kẻ từ đỉnh B xuống cạnh AD.
Ta có: SABCD = BH.AD
BH = = 
4- Củng cố: 
	- Nêu công thức tính diện tích hình thoi? 
	- Trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình nào có hiện tích lớn nhất?
 5- Hướng dẫn: 
- Bài 44. áp dụng định lý Pitago vào tam giác vuông ABI. Khi đó tính được
IB. Tính SABCD?
	- Học bài và làm bài tập 44; 45 SBT.	
Soạn:	
Giảng:
Tiết 35 : diện tích đa giác
I.mục tiêu:
	- Kiến thức: Học sinh nắm vững được cách tính diện tích các đa giác đơn giản, đực biệt là các cánh tính diện tích của tam giác và hình thang
	- Kỹ năng: Học sinh biết chia một cách hợp lý đa giác cần tìm diện tích thành nhiều đa giác đơn giản. Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết.
	- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II.Phươngtiện :
	GV: Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.
	HS: Đồ dùng học tập, dụng cụ đo vẽ.
III.nội dung tiết dạy:
 1 -Tổ chức: 
 2- Kiểm tra:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giải bài tập 44 SBT.
Giải BT 44 (SBT - Tr 131) 
3- Bài mới:
HS lên bảng giải bài 44.
áp dụng Pitago cho tam giác vuông ABI. Ta có: IB = 
SABCD = AC.BD = .6.8 = 24 (cm2)
Hoạt động 2: Cách tính diện tích đa giác
GV: Quan sát hình 148 và hình 149 (SGK) rồi nêu các cách phân chia đa giác để tính diện tích ?
GV: Nêu cách tính diện tích đa giác: Tuỳ từng đa giác mà chia thành những đa giác đã có công thức tính diện tích.
HS: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm ví dụ SGK
GV: Cho HS đọc ví dụ SGK
- Chia đa giác ABCDEGHI thành những hình nào ?
- Công thức tính diện tích từng hình ?
- Vận dụng công thức để tính?
HS: Đọc nghiên cứu ví dụ SGK.
- Chia đa giác ABCDEGHI thành ba hình, hình thang vuông CDEG, hình chữ nhật ABGH, hình tam giác AHI.
 SCDEG = (cm2)
 SABGH = AB.BG = 21 (cm2)
 SAHI = = 10,5 (cm2)
4- Củng cố: 
Hoạt động 4: Giải BT 37 (SGK - Tr 130)
	- Chia đa giác ABCDE thành tam giác ABC, hia tam giác vuông AHE, DKC và hình thang vuông HKDE.
	- Ta phải đo BG, AC, Ah, HK, KC, EH, KD
	- Tính diện tích từng hình
Hoạt động 5: Giải BT 38 (SGK - Tr 130) 
Con đường hình bình hành EBGF có: SEBGF = 50.120 = 6000 (m2)
Đám đất hình chữ nhật ABCD có: SABCD = 150.120 = 18000 (m2)
 5- Hướng dẫn:
	- Vận dụng BT 49 (SBT - Tr 131)
	- Vận dụng giải BT 56 - 58 (MSVĐPT - Tr 20).
Tiết 32: ôn tập học kỳ I
I/ mục tiêu tiết học:
	- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải toán
	- Rèn kỹ năng giải toán cho HS
II/ chuẩn bị tiết học:
- Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giải BT 35 (SGK - Tr 129) 
Hoạt động 2: Giải BT 36 (SGK - Tr 129) 
3/ Giải bài mới:
Hoạt động 3: Giải BT 51 (BT - Tr 133) 
Hoạt động 4: Giải BT 52 (BT - Tr 133) 
Hoạt động 5: Giải BT 53 (BT - Tr 133) 
4/ Luyện tập:
Hoạt động 6: Giải BT 44 (SBT - Tr 132) 
Hoạt động 7: Giải BT 45 (SBT - Tr 132)
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	Hoạt động 8: Giải BT 160 (BT - Tr 77) 
Hoạt động 9: Giải BT 161 (BT - Tr 77) 
Hoạt động 10: Giải BT 168 (BT - Tr 77) 
- Vận dụng BT 38 - 41 (SBT 132)
	- Vận dụng giải BT 10 - 15 (SNC - Tr 68)
............................................................................................................
Tiết 33 + 39: kiểm tra hki (hình+đại)
I/ mục tiêu tiết học:
	- Kiểm tra được các kiến thức cơ bản của HS
	- Kiểm tra được kỹ năng giải BT cho HS
II/ chuẩn bị tiết học:
- Sách giáo khoa, thước kẻ, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài kiểm tra)
3/ Giải bài mới:
(Kiểm tra theo đề khảo sát chất lượng HKI)
4/ Nhận xét:
	- Thu bài và nhận xét việc làm bài của HS
	- Tuyên dương những em có ý thức tốt, phê bình các em có ý thức chưa tốt.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Về nhà làm lại bài tập kiểm tra
........................................................................................................
học kỳ II
.......................................................................................................
Tiết 35: ôn tập chương ii
I.mục tiêu: 
	* Các kiến thức cần ôn tập
	- Định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều
	- Các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình thoi. 
II.Phươngtiện : 
- Sách giáo khoa, thước có chia bảng, sách tham khảo, ê ke, bảng phụ.
III.nội dung tiết dạy trên lớp: 
 1-Tổ chức lớp học: 8C: 8G : 
 2- Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị của HS
	 3- Bài mới 
Hoạt động 1: * Lý thuyết
	- Nêu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều ?
Hoạt động 2: Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình thoi ? (GV treo bảng phụ vẽ hình câu hỏi 3 SGK-Tr132)
Hoạt động 3 Trả lời câu hỏi 1 (SGK - Tr 131) 
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi 2 (SGK - Tr 132) 
 	 Trả lời câu hỏi 3 (SGK - Tr 132)
Hoạt động 5: Giải BT 41 (SGK - Tr 132) 
	- Phân tích tứ giác EHIK thành hai tam giác đã biết đáy và chiều cao.
Hoạt động 6: Giải BT 42 (SBT - Tr 132)
	- Ta thấy SADF = SABCD 
Hoạt động 7: Giải BT 43 (SGK - Tr 133) 
	- Hai tam giác AOE và BOF bằng nhau, suy ra SOEBF = SABCD 
4- Củng cố: 
Hoạt động 6: Giải BT 45 (SBT - Tr 133) 
SABCD = AB.AH = AD.AK = 6.AH = 4.AK
Một đường cao có độ dài 5 cm, thì đó là AK vì AK<AB (5<6), không thể là AH vì AH<4
Vậy 6.AH = 4.5 = 20 hay AH = cm
Hoạt động 7: Giải BT 46 (SGK - Tr 133) 
5- Hướng dẫn HS giải các bài tập ở nhà
- Vận dụng BT 51 - 56 (SBT Tr 132)
	- Vận dụng BT 62 - 69 (MSVĐPT - Tr 20-21)
..........................................................................................................................
Tiết 36: kiểm tra chương ii
I.mục tiêu tiết học:
	- Giúp giáo viên KT được các kiến thức cơ bản trong chương đối với HS
	- Kiểm tra kỹ năng giải BT của HS
II.chuẩn bị tiết học:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ
III.nội dung tiết dạy trên lớp:
 1- Tổ chức lớp học:
2-Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài kiểm tra viết)
3 -Giải bài mới:
A. Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn chỉ một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước kết quả đúng.
1. Hình chữ nhật ABCD có AB = 5 cm, AD = 3 cm
a, Diện tích hình chữ nhật là:
	A. 8 cm2 	B. 15 cm2 	C. 0,15 cm2 	D. Giá trị khác
b, Đường chéo của hình chữ nhật là:
	A. 5 cm	B. 4 cm	C. cm	D. 3 cm
2. Cho một hình vuông và một hình thoi có cùng chu vi. Khi đó:
	A. Diện tích hình thoi lớn hơn diện tích hình vuông.
	B. Diện tích hình thoi nhỏ hơn diện tích hình vuông.
	C. Diện tích hình thoi bằng hơn diện tích hình vuông.
	D. Diện tích hình thoi nhỏ hơn hoặc bằng diện tích hình vuông.
3. Độ dài hai đường chéo của một hình thoi bằng 8 cm và 10 cm.
a, Diện tích hình thoi là:
	A. 80 cm2 	B. 20 cm2 	C. 40 cm2 	D. 60 cm2 
b, Độ dài cạnh hình thoi là:
	A. 6 cm	B. cm	C. cm	D. 3 cm
4. Cho tam giác MNP, biết gócM = 900 ;MP = 3 cm ; NP = 5 cm. 
Diện tích tam giác MNP bằng:
	A. 15 cm2 	B. 20 cm2 	C. 6 cm2 	D. 12 cm2 
5. Ba đường trung tuyến của tam giác chia tam giác đó thành 6 tam giác có diện tích bằng nhau.
	A. Đúng	B. Sai
B. phần tự luận:
Câu6: 
Tính diện tích của hình thang vuông biết hai đáy có độ dài là 6 cm; 9 cm và góc tạo bởi cạnh bên và đáy lớn có số đo là 450.
Câu7: 
Cho hình thang cân ABCD (AB//CD). E là trung điểm của AB. I, K, M lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA. Tính diện tích của tứ giác EIKM và ABCD biết EK = 4 m; IM = 6 m.
4 Nhận xét:
	-Thu bài KT
	- Nhận xét bài KT
5- Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	- Vận dụng BT 160 - 164 (SBT - Tr 77-78)
 	 - Vận dụng BT 63 - 66 (MSVĐPT)
......................................................................................................
Soạn : 
Giảng : 
Tiết 32 : trả bài kiểm tra học kì i(hình học)
I.Mục tiêu tiết học: 
HS được chữa bài kiểm tra học kì I (phần hình học)
Rèn HS có kĩ năng thành thạo trong việc giải bài tập.
Rèn HS tính cẩn thận và chính xác trong quá trình biến đổi.
II.Chuẩn bị tiết học:
- Sgk + bảng Phụ + bảng nhóm + thước kẻ 
III.Nội dung tiết dạy trên lớp : 
1/ Tổ chức lớp học 
2/ Trả bài kiểm tra
3/ Chữa bài kiểm tra
A. Phần trắc nghiệm
4. Ghép mỗi ý (1), (2), (3) với một trong các ý (4), (5), (6), (7) để được một khẳng định đúng. 
(1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng bằng 3 cm
(4) là tia phân giác của góc xOy
(2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định
(5) là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3 cm
(3) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3 cm
(6) là đường tròn tâm A bán kính 3 cm
(7) là đường trung trực của đoạn thẳng AB
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA.
Tứ giác MNPA là hình gì? vì sao?
Tam giác ABC cần có điều kiện gì đẻ tứ giác MNPA là hình vuông.
B) Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm(3 điểm)
Câu 4:
ghép với (6)
ghép với (7)
ghép với (5)
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Phần II: Tự luận
Câu 3: (2 điểm)
Vẽ hình đúng	(0,5)
Tứ giác MNPA là hình chữ nhật 	(0,5 đ)
Vì M là trung điểm của AB tại M
 Tương tự NP // AB tại P 
Tứ giác MNPA có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật	 (0,5 đ)
Để tứ giác MNPA là hình vuông vuông cân ở A. 	(0,5 đ	
 4/ Thu bài kiểm tra
Nhận xét kết quả làm bài của HS
Chỉ ra các sai sót mà HS mắc phải, nêu cách khắc phục
5/ Hướng dẫn về nhà
Tiếp tục ôn tập và làm các bài tập chưa hoàn thành.
Chuẩn bị SGK và đồ dùng học tập chuẩn bị cho HKII

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_khoi_8_chuong_ii_da_giac_da_giac_deu.doc