I . Mục tiêu : Qua bài học này HS cần đạt được :
- Khi nào thì đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, khi nào thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
- Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương.
- Ap dụng được các kiến thức đó vào việc thực hiện các bài tập của bài.
- Liên hệ được với thực tế các hình ảnh và tính được các thể tích trên thực tế.
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Thầy : Giáo án điện tử, SGK, các dụng cụ thước và compa, các mô hình thực tế về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Tro : SGK, các dụng cụ học tập.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A . Hoạt động 1 : Ổn định lớp .
B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
HS1 : Trong không gian khi nào đường thẳng song song với nhau, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song với nhau?
HS2 : Hãy trả lời cho bài tập 8 trang 100 SGK?
C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới :
Tuần 31 Tiết 57 : THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. Ngày soạn : 14/03/2008 I . Mục tiêu : Qua bài học này HS cần đạt được : Khi nào thì đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, khi nào thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương. Aùp dụng được các kiến thức đó vào việc thực hiện các bài tập của bài. Liên hệ được với thực tế các hình ảnh và tính được các thể tích trên thực tế. II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Thầy : Giáo án điện tử, SGK, các dụng cụ thước và compa, các mô hình thực tế về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Trò : SGK, các dụng cụ học tập. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : A . Hoạt động 1 : Ổn định lớp . B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ : HS1 : Trong không gian khi nào đường thẳng song song với nhau, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song với nhau? HS2 : Hãy trả lời cho bài tập 8 trang 100 SGK? C . Hoạt động 3 : Dạy bài mới : ĐVĐ : Trong thực tế hàng ngày ta có những hình hộp chữ nhật hoặc các hình hộp lập phương để biết được có thể đựng được bao nhiêu thì ta phải biết được gì của các hình đó? Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào? Hai mặt phẳng vuông góc nhau khi nào? Vậy trong tiết học này ta nghiên cứu đến vấn đề đó chính là thể tích. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 . Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc nhau: GV : Có rất nhiều những hình ảnh về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chẳng hạn như hình ảnh về sân tập nhảy cao tại các trường học, hoặc các cột nhà vuông góc với sàn nhà. Vậy làm sao để nhận biết chúng vuông góc với nhau? Hãy quan sát hình 84 và làm ?1. Vậy đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào? Hãy tìm trên hình 84 các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD)? GV : Từ thời xưa con người đã biết dùng dây dọi để kiểm tra tính vuông góc. Hình thức đó là thả dây từ một độ cao đến mặt phẳng cần thiết để xác định. ? Hãy làm ?2? ? Hãy làm ?3? Vậy hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi nào? GV : Chốt lại. Trong hình 86 có 6 lớp hình lập phương đơn vị mỗi lớp gồm có 15.30 hình lập phương đơn vị. Mỗi hình lập phương đơn vị có thể tích 3 cm3. Vậy hình hộp chữ nhật có thể tích bao nhiêu? ? Hãy tính chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật rồi tính tích của các chiều đo được và so sánh kết quả với kết quả ban đầu? ? Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật được tính như thế nào? GV : Chốt lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. ? Trong hình lập phương các cạnh của nó thế nào? ? Nếu áp dụng công thức thể tích hình hộp chữ nhật vào hình lập phương thì ta có công thức nào? 1 . Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc nhau: AA’ vuông góc với mặt phẳng ABCD ta viết : AA’ ^ mp(ABCD). Hình 84 HS : Thực hiện. HS : Thực hiện . Hình 86. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật : V = a.b.h Trong đó : a, b, h lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật. Thể tích hình lập phương: V = a3 ( a là cạnh của hình lập phương) D . Hoạt động 4 : Củng cố luyện tập tại lớp : ? Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào? Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi nào? HS : ? Nêu lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích của hình lập phương? HS : ? Hãy làm bài tập 10, 12, 13 trang 103, 104 SGK? HS : GV : Chốt lại nội dung. E . Hoạt động 5 : Hướng dẩn học ở nhà : Học các nội dung của bài theo vỡ ghi và SGK. Làm các bài tập : 11, 14, 15, 16 trang 104, 105 SGK. Xem lại toàn bộ các kiến thức của bài học trong chương IV để tiết sau tiến hành luyện tập. IV . Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: